Phương pháp đánh giá tính kháng rầy

Một phần của tài liệu lọc dòng thuần từ giống lúa halos 76theo hướng phẩm chất tốt (Trang 31)

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên. Các nghiệm thức gồm có TN1 là giống chuẩn nhiễm, giống BN2 là giống chuẩn kháng, và 8 dòng Halos 7-6 đã được chọn.

Các bước tiến hành thí nghiệm: Bước 1: Chuẩn bị giống lúa:

Sử dụng giống lúa chuẩn kháng: BN2, giống chuẩn nhiễm: TN1 làm đối chứng và các giống lúa cần thử tính rầy.

Bước 2: Chuẩn bị lúa cho rầy ăn:

Lúa Tài Nguyên mùa ( có thể sử dụng giống Jasmine 85) 10 ngày tuổi bón phân với công thức 200 N để cây lúa phát triển nhanh và tốt, khi lúa từ 20-25 ngày tuổi có thể dùng cho rầy ăn.

Bước 3: Nuôi rầy:

Rầy nâu các trưởng thành (bụng phình to) được bắt về nuôi trong lồng lưới để rầy đẻ trứng và nở thành rầy cám 1-2 tuổi, đồng thời với lúa ở giai đoạn 2 lá mầm cao khoảng 3 cm.

Bước 4: Bố trí thí nghiệm:

Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên.

Giống thử nghiệm được ngâm ủ đồng thời với thời điểm rầy đẻ trứng.

Sau khi giống vừa mọc mầm thì tiến hành cấy vào khay mạ 50x50x5 cm mỗi hàng 15 hạt cách nhau 2 cm, hàng cách hàng 4 cm, có bố trí giống chuẩn kháng và chuẩn nhiễm.

Khi mạ được 2 lá mầm tiến hành thả rầy đồng tuổi 1-2 với mật số 4-6 con/cây. Theo dõi và lấy chỉ tiêu khi giống chuẩn nhiễm cháy rụi ở cấp 9 theo thang đánh giá của IRRI.

Bảng 2.7 Đánh giá khả năng kháng rầy theo IRRI (1996).

Cấp bệnh Đánh giá Biểu hiện

0 Rất kháng Không thiệt hại 1 Kháng Thiệt hại nhẹ

3 Hơi kháng Lá thứ 1 và thứ 2 của hầu hết các cây bị vàng 1 phần 5 Hơi nhiễm Cây vàng, phân nữa số cây héo hoặc chết

7 Nhiễm Hơn phân nữa số cây chết, còn lại còi cọc nặng 9 Rất nhiễm Tất cả mọi cây đều chết

Một phần của tài liệu lọc dòng thuần từ giống lúa halos 76theo hướng phẩm chất tốt (Trang 31)