Nhân vật nữ từ góc nhìn giới

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong truyện ngắn trần thùy mai (Trang 62)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3 Nhân vật nữ từ góc nhìn giới

2.3.1 Nhân vật nữ với ý thức phái tính

Phái tính trong văn học là một phạm trù khá quen thuộc trong thời gian gần đây. Có thể hiểu một cách đơn giản, phái tính chính là giới tính, nhưng trong nghiên cứu, hai khái niệm này không đồng nhất. Giới tính được quy định bởi đặc điểm tâm sinh lý và tác động xã hội còn phái tính là ý thức về giới tính của con người. Ngày nay, khái niệm phái tính được nói đến chủ yếu

trong các phong trào nữ quyền. Đó là khát vọng giải phóng phụ nữ, khẳng định quyền bình đẳng nam – nữ trong đời sống xã hội. Khi xây dựng nhân vật nữ, mỗi nhà văn thường ý thức rõ điều này, vì vậy dù đậm nhạt khác nhau, nhân vật thường thể hiện ý thức phái tính trong mỗi lời nói, cử chỉ, hành động và tính cách.

Trần Thùy Mai là một nhà văn nữ, bản thân chị lại có những vấp ngã trong đời sống hôn nhân gia đình, chị thấu hiểu sâu sắc số phận những người phụ nữ. Nhân vật trung tâm trong tác phẩm của chị là người phụ nữ: “Thường

tôi chỉ viết khi nhân vật nữ trung tâm của truyện được hình thành trong tâm trí tôi, với nét đặc thù tính cách của cô ta” [16]. Khi viết về nhân vật nữ, Trần Thùy Mai thường chú ý đến sự bền vững, chung thủy và khả năng thấu hiểu (khác với người đàn ông thường chú ý đến sự khám phá và sở hữu). Đồng thời khi xây dựng nhân vật nữ, Trần Thùy Mai còn chú trọng đến nhu cầu được thấu hiểu của người phụ nữ. Người phụ nữ không sợ khổ, không sợ chết nhưng họ chỉ sợ người đàn ông mà mình yêu không hiểu mình. Nhân vật nữ của Trần Thùy Mai hầu hết là cô đơn, thậm chí ngay cả trong hạnh phúc họ cũng không có được sự đồng điệu từ người đàn ông của đời mình. Và khi khẳng định thiên tính nữ, Trần Thùy Mai đã không đi theo chiều hướng khẳng định cá tính và bản lĩnh của người phụ nữ mà chị tập trung khai thác những phẩm chất đẹp đẽ nhất, từ ngoại hình, đời sống tình cảm, cung cách ứng xử đến những khát khao bản năng, những ý thức vốn có, muôn thuở của người phụ nữ.

Phụ nữ mang những đặc quyền mà tạo hóa ban cho về mặt hình thức cũng như tính cách tâm hồn để thể hiện và lưu giữ những đặc trưng rất riêng của phái mình. Không chỉ vậy, những người phụ nữ ấy còn in đậm những cung cách, những vẻ đẹp tinh thần của vùng văn hóa mà họ gắn bó. Trần Thùy Mai là người phụ nữ gốc Huế, chị lớn lên, sinh sống và gắn bó mật thiết

với mảnh đất này. Vì vậy, trong các truyện ngắn của chị rất nhiều nhân vật nữ mang vẻ đẹp hình thức và tâm hồn đậm chất cố đô. Chị khắc hoạ đậm nét những người phụ nữ luôn có ý thức giữ gìn nét đẹp của truyền thống văn hoá Huế, và cũng qua đó, chị thể hiện tình yêu thiết tha những nét đẹp của miền đất mà mình gắn bó. Đó là bà Lài trong Dòng suối cạn nguồn với những câu hò Huế nuôi dưỡng tình yêu suốt một thời tuổi trẻ. Đó là Trang trong Khói trên sông Hương khước từ tình yêu để “âm thầm cháy một mình” với những

bài ca Huế, bởi Trang biết mình “không là gì cả nếu rời dòng sông và tiếng

hát”. Đó là Tiểu Phượng trong Huyền thoại về chim Phượng với “cái cử chỉ

vuốt tóc mềm mại... cử chỉ muôn đời của những cô gái Huế”, với mong muốn

giới thiệu với du khách những cái đẹp của xứ Huế, nhất là cái đẹp ở “phần

hồn” của đền đài lăng tẩm. Phượng yêu thích và say mê giới thiệu về cái đẹp

bởi cô “tin rằng khi nhìn một cái gì đẹp, người ta sẽ mới hơn, tốt hơn”. Bà Lài, Trang và Phượng mang những vẻ đẹp của mảnh đất cố đô, và chính họ đã giúp người ta tìm lại được chất Huế khi tưởng như cả đất trời và con người xứ Huế đã đổi thay đến mất hết cả vóc dáng lẫn linh hồn.

Ngoài ra, Trần Thùy Mai còn làm nổi bật bật nét đẹp của các nhân vật nữ thông qua lối sống và cung cách ứng xử. Người phụ nữ ở mảnh đất kinh đô xưa có lối cư xử dù trải qua bao thăng trầm biến đổi vẫn giữ được những điều căn cốt, có những chuẩn mực không bao giờ thay đổi. Đó có thể là lối ứng xử nề nếp gia phong, cho dù tầng lớp bình dân hay quý tộc cũng luôn có ý thức giữ gìn và phát huy. Cho dù là công chúa lá ngọc cành vàng như Thể Cúc trước khi bước chân về nhà chồng cũng được cha mẹ dặn dò: “Lấy chồng thì

phải theo chồng, chồng đi hang rắn hang rồng cũng theo”; “con gái lớn thì phải xuất giá… Mẹ dặn con đã đi lấy chồng thì phải trọn đạo vợ. Bổn phận làm dâu thì trước hết phải thờ cha mẹ chồng cho trọn vẹn”. Đó còn là mối

Chuyện cũ ở quê nhà, người con trai đã cảm nhận được đạo hiếu mà mẹ mình

đã dành cho bà nội “Tôi nhớ có lần bà tôi nói gì đấy, mẹ tôi bảo: Mạ đừng

nghĩ tào lao. Ba mấy đứa là con mạ thì tui cũng là con mạ… Người ta bảo: nàng dâu nuôi mẹ thế gian mấy người, nhưng mẹ tôi đã tần tảo theo con đò nuôi đủ bà và cháu chúng tôi”. Cho đến thời hiện đại, trong nhiều truyện

ngắn nói về mối quan hệ gia đình, Trần Thùy Mai cũng không đi chệch ra khỏi lối cư xử đã ăn sâu vào nếp nghĩ, nếp sống của những người con gái Huế. Tiêu biểu là cô giáo Hạnh cung phụng, lo từ bữa ăn, giấc ngủ cho chồng

(Trăng nơi đáy giếng), đơn cử như việc “xách tô ra đầu ngõ mua bún cho chồng. Những hôm mưa lâm thâm, cái dáng gầy của cô co ro, tay cô cầm chiếc nón cố che cho tô bún, chứ chẳng nhớ che đầu”.

Như vậy, người phụ nữ Huế mang phong vị Huế đậm đà ở từng nét tính cách, luôn trầm lắng mà sâu sắc. Dường như với những thiên tính nữ, tạo hóa đã giao trách nhiệm và cũng dành đặc quyền riêng cho phụ nữ để họ minh chứng cho những điều tốt đẹp của cộng đồng.

Trần Thùy Mai còn làm nổi bật bật nét đẹp của các nhân vật nữ thông qua lối sống và cung cách ứng xử. Nhân vật của chị thể hiện thiên tính nữ khá cụ thể và chính điều này đã làm nên “gương mặt đàn bà” cho hầu khắp các nhân vật nữ của chị. Thiên chức làm vợ, làm mẹ đòi hỏi người phụ nữ biết quan tâm và coi trọng cái thường nhật, giữ gìn và hi sinh hết thảy cho những người thân yêu. Nhân vật người bà (Chuyện cũ ở quê nhà) đã bao dung và thấu hiểu, đã dành tình yêu thương cho đứa con dâu trót lầm lỡ và đứa cháu gái ngoài huyết thống. Người phụ nữ của Trần Thùy Mai rất chân thành, say đắm, không vụ lợi, thậm chí quên mình. Họ không chỉ dành tất cả tâm hồn, sức lực mà còn dành cả mạng sống cho tình yêu. Cô Hạnh trong Trăng nơi đáy giếng được miêu tả với cảm hứng mãnh liệt về thân phận người phụ với

sóc chồng, người chồng mà cô yêu thương và tôn thờ như một thần tượng, như vị Thánh sống. Đối với chồng, có lẽ chỉ hai từ có thể dùng cho Hạnh đó là: quên mình. Hạnh quên mình trong cuộc sống hằng ngày, cung phụng Phương - chồng cô, để ý đến từng chi tiết nhỏ nhặt miễn sao làm vui lòng chồng. Cuối cùng, khi tình yêu không còn, hạnh phúc thì đã mất từ lâu, bất hạnh, khổ đau là thế nhưng Hạnh không hề oán thù Phương và Thắm, những kẻ phản bội niềm tin và tình yêu của mình, những kẻ gây ra bất hạnh cho mình. Hạnh vẫn bao dung và độ lượng như thiên tính muôn đời của người đàn bà.

Na trong Người bán linh hồn cũng đem mọi thiên tính tốt đẹp để “phục dịch” tình yêu. Na nguyện hi sinh tất cả cho tình yêu mà cô dành cho Tuấn. Cũng như Hạnh trong Trăng nơi đáy giếng, Na yêu Tuấn và xem Tuấn như thần tượng của mình. Na đã yêu và hi sinh hết thảy vì người mình yêu – lặng lẽ, âm thầm và cũng đớn đau, se sắt. Tương tự, Tí trong Lên phố là một người con gái đã hi sinh hết mình cho tình yêu nhưng chính nàng lại chịu một nỗi đau do sự hết mình ấy mang lại. Aphin trong Nước thề, Lan trong Thương nhớ hoàng lan, Lili trong Giấc mơ trên đỉnh Ngựa Trắng, Khánh nữ tu trong Ngôi đền sống… là những người phụ nữ đầy bản năng trong sự hi sinh vô bờ

bến. Đó còn là Ando Chie (Nơi có những cây tùng xanh biếc) - người phụ nữ Nhật ân cần, giàu tình yêu thương dành cho Cường Để - vị hoàng đích tôn đời thứ 5 của vua Gia Long phải sống lưu vong trên đất Nhật. Nàng đã hi sinh cuộc đời mình, đã nhẫn nại chăm sóc, đã thầm lặng yêu thương, đã hiểu và đồng cảm, đã làm một người vợ vô điều kiện của một người đàn ông xa lạ. Họ còn là những người phụ nữ âm thầm, lặng lẽ nuôi con một mình như người đàn bà trong Trò chơi cấm, như cô tình nhân trong Bức tranh cuối cùng.

Những người phụ nữ muôn đời, dù xưa dù nay đều mang trong mình bản năng, thiên tính đàn bà, họ giàu lòng nhân ái, vị tha và có đức hi sinh cao cả.

Họ sống với sự tự nguyện hi sinh, không hề đòi hỏi được đền đáp. Dẫu sự hi sinh của họ có khi là vô nghĩa giữa cuộc sống xô bồ, phồn tạp này.

Trong truyện ngắn Trần Thùy Mai, người phụ nữ không chỉ làm tròn đạo làm vợ làm mẹ, không chỉ sống với trách nhiệm và bổn phận của mình, mà nhân vật nữ của chị luôn ấp ủ những khát vọng mãnh liệt, những khát vọng bản năng trần thế nhất, khát vọng sống và yêu thương, khát vọng hạnh phúc tới tận cùng, thậm chí bất chấp và nổi loạn. Người đọc không thể không ấn tượng về hình ảnh cô bé Quỳnh Thơ trong Lửa hoàng cung với khát vọng khám phá về giới đàn ông. Thế giới đàn bà trong cung chỉ đóng khung trong một không gian nhỏ hẹp, một người con gái thông minh và tò mò như Quỳnh Thơ không lúc nào buông tha câu hỏi: “Đàn ông là thế nào?”. Hàng ngày cô chỉ thấy những người đồng phái, vì vậy mong muốn tìm hiểu về những người khác giới của cô càng trở nên cháy bỏng. Cô đã đổ bệnh vì ước muốn nhìn thấy một người đàn ông, vì những suy nghĩ thế nào là một người đàn ông? Và từ khát khao đó, cô đã dám làm một việc kinh thiên động địa: Cô công chúa mười bốn tuổi đã tự vén bức màn lên và nhìn thẳng vào Thái y đến xem mạch. Kết quả, cô đã “được” nhìn thấy một người đàn ông với hình ảnh“một ông già khô quắt, râu tóc bạc phơ, cái miệng khắc nghiệt, hai gò má

nhăn nheo lấm tấm vết đồi mồi” [36; 27]. Còn hậu quả, cô bị đẩy vào lãnh

cung. Hình ảnh một người đàn ông sau bức màn đọng lại trong tâm trí cô, “đau đớn và thấm thía nhất”. Người đàn ông thứ hai mà cô nhìn thấy - một tráng sĩ cưỡi con ngựa trắng đã làm xúc động khát vọng tìm hiểu về thế giới trong cô bấy lâu nay. Nhân vật Quỳnh Thơ với sự “nổi loạn” đã thể hiện khát vọng tự do, khát vọng thoát ra ngoài cuộc sống tù túng, chật hẹp, nhàm chán và lặng lẽ. Khát vọng ấy không chỉ cần được khẳng định trong đời sống hiện đại mà còn xứng đáng được tôn trọng, đề cao ngay cả trong quá khứ. Niềm tin của cư dân rằng Quỳnh Thơ và tráng sĩ sống hạnh phúc ở một nơi nào

đấy tràn trề ánh lửa mà Trần Thuỳ Mai nói đến ở cuối truyện cũng chính là niềm tin của tác giả với con người hiện đại: nếu sống với lí tưởng và khát vọng của chính mình thì sớm muộn gì con người cũng sẽ có được hạnh phúc. Trong đời sống hiện đại, quan niệm sống khác xưa, quan niệm về tình yêu và hôn nhân cũng khác. Na trong Trinh nữ đã quyết định tình yêu không dựa trên cơ sở của dư luận cộng đồng mà cô chỉ dựa vào những thôi thúc của bản năng một người phụ nữ: “Me tôi, chị Niết tôi, mỗi hành động, việc làm đều phải cân nhắc xem người xung quanh có chấp nhận không. Còn tôi, tôi ở đây, sống một đời sống khác, hành vi của tôi là nhằm giải tỏa những ám ảnh của chính bản thân tôi, là để phá vỡ những lực nén của cuộc sống quanh tôi” [40; 124]. Na quyết định có con và nuôi con một mình, mặc kệ dư luận, mặc

kệ sự phản đối của gia đình. Cứng cỏi và đầy bản năng, nàng đã sống, đã yêu và không hề ân hận.

Người phụ nữ luôn khao khát yêu thương, mong chờ hạnh phúc, họ sống mạnh dạn và thẳng thắn. Mi (Gió thiên đường) đã yêu, yêu không cưỡng lại được dù cô ý thức rõ sẽ chẳng đi tới đâu, Mi bất chấp lời khuyên của cha để được sống trong tình yêu với Hiếu. Mi là đại diện cho những cô gái trẻ của thời hiện đại, dám yêu và tin vào chính mình khi đến với tình yêu. Trong Mi có cả chút ngông cuồng, nông nổi của tuổi hai mươi luôn muốn chiến thắng, không chấp nhận thất bại khi đối diện với những thử thách trong tình yêu. Cô đã chấp nhận yêu trong đau khổ còn hơn là không yêu, như lời cha cô tổng kết: “Trong tình yêu, hạnh phúc thật ngọt ngào mà khổ đau cũng đầy thi vị.

Chỉ có sự trống rỗng, chán chường của kẻ không yêu mới thật sự là khủng khiếp”.

Còn Nguyệt trong Quỷ trong trăng lại dám đi theo những khao khát,

dám rũ bỏ hiện tại để hướng tới vùng đất mới lạ. Nguyệt – người đàn bà có nhiều tì vết nhưng có khao khát vươn tới, vượt qua giới hạn thông thường.

Những khát khao ấy vốn bị vùi nén đằng sau một cuộc sống khá bình lặng nhưng Nguyệt đã mong chờ điều gì đó, đã muốn vùng lên, thoát ra khỏi sức nặng khủng khiếp đang đè lên ngực. Và sự bứt phá cuối cùng là Nguyệt đã bỏ trốn cùng Thìn đến một nơi xa. Cuộc bứt phá này rất có thể là “bỏ một anh thi

sĩ chân đất, lại theo một anh chân đất thi sĩ. Bỏ một xứ hắt hiu, lại đến một nơi hiu hắt”. Nhưng điều quan trọng, Nguyệt đã ra đi vì không chịu nổi “sức nặng của một vùng đời hoang vắng luôn chờ bão tới”. Có thể nhận thấy, phía

sau một cuộc đời tưởng như bình lặng, phía sau một con người tưởng như an phận và bằng lòng vẫn là một tâm hồn luôn thổn thức với những khát khao và trăn trở kiếm tìm hạnh phúc. Nguyệt đã sẵn sàng đánh đổi gia đình với người chồng hiền lành và hai cô con gái ngoan để đi theo một người đàn ông khác tới một vùng đất khác.

Lan (Tàu ngầm xuyên đại dương) sẵn sàng bỏ bê công việc cúng lễ của chiều cuối năm để đi gặp người đàn ông mà cô đã phải lòng. Cô có sợ hãi, có ăn năn “tổ tiên sẽ trách phạt tôi, quỷ thần sẽ quở mắng tôi nhưng khi nào anh

trở lại, tôi sẽ lại ngoan ngoãn để anh làm ấm tâm hồn tôi, làm ấm thịt da tôi…” [43; 15]. Cô đã mạnh dạn đi theo tiếng gọi của trái tim, trái tim cô

rung động và cháy bỏng khi bên anh. Khao khát ấy quá mãnh liệt, thậm chí mù quáng, dù khi “những hẹn hò từ nay khép lại…” thì người phụ nữ ấy vẫn nghẹn ngào khăng khăng một nỗi niềm “…một tuần nữa, một tháng, một năm

hay mười năm nữa, em vẫn đợi, được đi bên anh, được nghe anh nói là đủ…” [43; 16]. Trái tim người phụ nữ vẫn khao khát cháy bỏng như vậy, vẫn muốn

thoát ra khỏi những nhàm chán, tẻ nhạt của cuộc sống.

Ngoài ra, để nhấn mạnh khát vọng sống, khát vọng yêu thương của

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong truyện ngắn trần thùy mai (Trang 62)