Áp dụng công nghệ thích hợp trên cơ sở ưu tiên các tiến bộ khoa học,

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sinh hoạt tại xã Mỹ Yên - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 61)

kỹ thuật và công nghệ mới trong cấp nước

- Xây dựng hệ cấp nước tập trung quy mô nhỏ ở những vùng dân cư tập trung trong điều kiện kỹ thuật cho phép và mở rộng tối đa cấp nước đến hộ gia đình.

Theo đánh giá của trung tâm phát triển công nghệ cao, hệ thống cấp nước tập trung quy mô nhỏ có các ưu điểm nổi bật: Nó mang lại cho người dân nguồn nước có chất lượng cao và tiện nghi sử dụng. Có hiệu quả đầu tư cao hơn nhiều lần so với việc mỗi gia đình tự lo nguồn nước, bể lọc và bể chứa. Tiết kiệm được diện tích sử dụng đặt, chống suy thoái ô nhiễm nước ngầm. Vốn đầu tư ban đầu cho một công trình không lớn nên để huy động được các vốn đầu tư từ ngân sách địa phương, hỗ trợ của nhà nước và phần lớn nhất, quan trọng nhất là đóng góp của nhân dân. Việc xây dựng, vận hành và quản lý hệ thống cấp nước tập trung quy mô nhỏ không phức tạp, hoàn toàn do địa phương tự đảm nhiệm (chỉ cần sự hỗ trợ về công nghệ của cơ quan chuyên trách).

- Những tập trung của mô hình cấp nước tập trung quy mô nhỏ bao gồm: quy mô, nguồn vốn, công nghệ kỹ thuật và tổ chức quản lý.

+ Quy mô nhỏ: Cấp nước cho mỗi thôn, xóm hay một cụm dân cư khoảng dưới 300 dân.

+ Nguồn vốn: Để xây dựng và duy trì hoạt động của công trình vốn được huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau. Chi phí cho việc thiết kế, xây

dựng và lắp đặt hệ thống cấp nước được lấy từ ngân sách nhà nước (trong đó có cả viện trợ của các tổ chức quốc tế). Vốn trong nhân dân được huy động trong việc hoạt động bảo dưỡng hệ thống và việc xây dựng, lắp đặt phương tiện cấp nước đến từng gia đình. Tiền nước được dùng để trang trải cho toàn bộ chi phí vận hành hệ thống.

+ Về công nghệ kỹ thuật: Do mỗi vùng nông thôn có điều kiện tự nhiên - xã hội riêng nên các hệ thống cấp nước cộng đồng thiết kế phù hợp với điều kiện từng địa phương. Nhưng nhìn chung, sự hoạt động của các hệ thống cấp nước tương đối giống nhau bao gồm quá trình khai thác, xử lý và phân phối. Nguồn cung cấp là nước ngầm được khai thac bằng máy bơm, qua hệ thống xử lý gồm giàn mưa, bể lọc, bể lắng, bể chứa và được phân phối theo đường ống đến từng gia đình.

+ Trách nhiệm quản lý hệ thống: Thuộc về UBND địa phương và cộng đồng nhân dân. Địa phương cử cán bộ duy trì hoạt động, bảo dưỡng hệ thống và quản lý tài chính, UBND địa phương có trách nhiệm theo dõi, giám sát, thu ngân sách.

Hiện nay số lượng các trạm cấp nước tập trung ở nông thôn trên cả nước chưa nhiều và cũng mới được đưa vào sử dụng trong mấy năm gần đây. Tuy vậy chọn một hình thức quản lý để duy trì chúng hoạt động một cách có hiệu quả và bền vững là điều được quan tâm. Trên thực tế hiện đã có các mô hình quản lý: xí nghiệp công ích (do chính quyền địa phương quản lý toàn diện), xí nghiệp cổ phần (một phần vốn xây dựng do cá nhân đóng góp nên việc quản lý trạm cấp nước do hội đồng quản đảm nhiệm).

- Những đặc trưng của mô hình cấp nước tập trung quy mô nhỏ bao gồm: quy mô, nguồn vốn, công nghệ kỹ thuật và tổ chức quản lý.

+ Quy mô nhỏ: Cấp nước cho mỗi thôn, mỗi xóm hay một cụm dân cư khoảng dưới 2000 dân.

+ Nguồn vốn: Để xây dựng và duy trì hoạt động của công trình vốn được huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau. Chi phí cho việc thiết kế, xây dựng và lắp đặt hệ thống cấp nước được lấy từ ngân sách nhà nước (trong đó có cả viện trợ của các tổ chức quốc tế). Vốn trong nhân dân và được huy động trong việc hoạt động bảo dưỡng hệ thống và việc xây dựng, lắp đặt phương tiện cấp nước đến từng gia đình. Tiền nước được dùng để trang trải cho toàn bộ chi phí vận hành hệ thống.

Về công nghệ kỹ thuật: Do mỗi vùng nông thôn có điều kiện tự nhiên - xã hội riêng nên các hệ thống cấp nước cộng đồng được thiết kế phù hợp với điều kiện từng địa phương. Nhưng nhìn chung, sự hoạt động của các hệ thống cấp nước tương đối giống nhau, bao gồm quá trình khai thác, xử lý và phân phối. Nguồn cung cấp là nước ngầm được khai thác bằng máy bơm, qua hệ thống giàn mưa, bể lọc, bể lắng, bể chứa và được phân phối theo đường ống đến từng hộ gia đình.

+ Trách nhiệm quản lý hệ thống: thuộc về UBND địa phương và cộng đông nhân dân. Địa phương cử cán bộ duy trì hoạt động, bảo dưỡng hệ thống và quản lý tài chính, UBND địa phương có trách nhiệm theo dõi, giám sát, thu ngân sách.

Hiện nay số lượng các trạm cấp nước tập trung ở nông thôn trên cả nước chưa nhiều và cũng mới được đưa vào sử dụng mấy năm gần đây. Tuy vậy, chọn một hình thức quản lý để duy trì chúng hoạt động một cách có hiệu quả và bền vững là điều được quan tâm. Trên thực tế hiện đã có các mô hình quản lý: xí nghiệp công ích (do chính quyền địa phương quản lý toàn diện), xí nghiệp cổ phần (một phần vốn xây dựng do cá nhân đóng góp nên việc quản lý trạm cấp nước do Hội đồng quản trị đảm nhiệm), xí nghiệp tư doanh (vốn do các cá nhân bỏ ra toàn bộ và họ nắm quyền quản lý).

- Cấp nước phân tán: Như giếng khoan, giếng đào, bể nước mưa áp dụng vùng dân cư thưa, đảm bảo sử dụng lâu dài, không gây ô nhiễm nguồn nước.

4.4.4. Công tác qun lý

- Phối hợp giữa huyện với Trung tâm nước sinh hoạt và VSMT nông thôn và Chương trình cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường (VSMT) nông thôn được nhà nước quan tâm đưa vào là một trong 7 Chương trình mục tiêu quốc gia. Do vậy, công tác quản lý nói chung, và quản lý trên địa bàn huyện Đại Từ cũng như xã Mỹ Yên nói riêng cần phải tuân thủ thực hiện nghiêm ngặt quy định của chương trình mục tiêu quốc gia, điều lệ xây dựng cơ bản. Đồng thời với cấp xã như xã Mỹ Yên cần phải thực hiện một số công tác quản lý như sau:

- Xã phối hợp với chủ đầu tư (Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn) và UBND xã có công trình để kiểm tra, giám sát các hạng mục công trình cấp nước mới nhằm đảm bảo công trình đúng thiết kế kỹ thuật, đúng khối lượng. Có như vậy công trình mới đảm bảo chất lượng và bền vững.

Do đó trước khi xây dựng phải có ban điều hành quản lý dự án (xã - trung tâm Y tế dự phòng huyện, xã có công trình để kiểm tra thường xuyên chất lượng nước.

- Thống nhất và quản lý giá thu tiền nước nhằm thực hiện sự công bằng trong nhân dân và tạo nguồn kinh phí xây dựng công trình khác.

- Có biện pháp xử lý nghiêm những cá nhân, tổ chức liên quan phá hoại công trình làm ô nhiễm nguồn nước.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Trên cơ sở điều tra khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt xã Mỹ Yên - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên, tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Về điều kiện tự nhiên: Xã Mỹ Yên thuộc địa hình vùng núi, diện tích đất đai tương đối thuận lợi để phát triển nông nghiệp, đa dạng toàn diện, đây là yếu tố quan trọng để phát triển nền kinh tế đồi, rừng.

2. Về kinh tế - xã hội: Trong những năm gần đây xã Mỹ Yên đã có bước phát triển mạnh. Các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và thương mại - dịch vụ có tốc độ tăng trưởng nhanh. Trạm y tế xã đáp ứng tốt các nhu cầu phòng và khám chữa bệnh của nhân dân trong xã. Hiện nay đời sống của người dân trên địa bàn ngày càng được nâng cao thì vấn đề về sử dụng nước của người dân là không thể thiếu. Vấn đề cần được quan tâm giải quyết ở đây là vấn đề về nước sinh hoạt của người dân.

3. Hiện nay người dân trong xã sử dụng các loại hình cấp nước như bể lọc nước, ngoài ra còn có loại hình nước giếng, nước suối, nước máy.

4. Mẫu nước được lấy phân tích là nước giếng, nước suối, nước máy. Qua phân tích cho thấy các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên có hàm lượng COD của nước giếng vượt QCVN 1,8 lần và hàm lượng COD của nước suối vượt QCVN 2,1 lần.

5. Qua phân tích các chỉ tiêu trên cho thấy nước máy đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép, đảm bảo cho việc sử dụng của người dân trong xã.

6. Điều tra, tổng hợp. Cụ thể, điều tra 50 phiếu hỏi ý kiến người dân về hiện trạng môi trường nước. Phiếu điều tra này giúp nhận định được một số yếu tố mang tính chất cảm quan: về hiện trạng chất lượng nước, các mùi, vị

của nguồn nước mà người dân đang sử dụng. Từ đó đánh giá được hiện trạng nước sinh hoạt trên địa bàn xã và đưa ra một số giải pháp cung cấp nước sạch.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sinh hoạt tại xã Mỹ Yên - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 61)