2.7.4.1. Tích cực
Về bộ máy quản lý ở nước ta bộ y tế đã thiết lập một màng lưới từ trung ương đến cấp huyện, cấp xã, nhằm kiểm tra, giám sát chất lượng nước ăn uống.
Tại Trung Ương công việc này do cục y tế dự phòng (YTDP) Việt Nam đảm nhiệm các viện chuyên ngành thuộc hệ YTDP, viện Pastuer Nha Trang, viện y tế cộng đồng thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ về mặt chuyên môn. Ngoài nhiệm vụ phối hợp triển khai và tiến hành các công trình nghiên cứu đánh giá các tác động của môi trường (trong đó có môi trường nước) ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng với hệ thống balo được trang bị khá hiện đại các viện này có khả năng thực hiện và phát triển hỗ trợ kỹ thuật xét nghiệm cao về nước cho các trung tâm YTDP và các cơ quan khác khi có yêu cầu.
Tại cấp tỉnh trung tâm YTDP có phòng xét nghiệm thục hiện giám sát chất lượng nguồn nước cấp tập trung trên địa bàn tỉnh. Định lấy mẫu và tiến hành xét nghiệm hoặc tham gia thẩm định, xết duyệt các dự án cung cấp nước sạch của địa phương. Tại cấp huyện đội YTDP của trung tâm y tế huyện thực hiện công tác giám sát và kiểm tra chất lượng nước ăn uống và sinh hoạt trên địa bàn huyện và triển khai đến các xã trong huyện (UBND xã Mỹ Yên, 2013) [17].
Về hệ thống pháp lý, nhà nước cũng như các bộ, nghành đã ban hành nhiều văn bản pháp quy quy định về việc quản lý, bảo vệ tài nguyên nước như luật về tài nguyên nước (2012), luật bảo vệ môi trường (2005), luật đất đai (2003), luật khoáng sản (2010), tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống (2009), tiêu chuẩn nước sạch (2009) ngoài ra còn một số tiêu chuẩn nghành quy định đối với một số chỉ tiêu chất lượng nước ăn uống bề mặt, nước thải…như tiêu chuẩn của bộ xây dựng, bộ khoa học và công nghệ.
Đặc biệt trong luật bảo vệ sức khỏe nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 30/06/1989 có chương II - Vệ sinh trong sinh hoạt và lao động vệ sinh công cộng và phòng chống dịch bệnh tại điều 8 quy định.
- Các cơ quan, xí nghiệp cấp nước phải đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh nước dùng trong sinh hoạt của nhân dân.
- Nghiêm cấm các tổ chức nhà nước, tập thể, tư nhân và mọi công dân vệ sinh làm ô nhiễm các nguồn nước dùng trong sinh hoạt của nhân dân.
- Điều lệ vệ sinh ban hành theo nghị định của Hội đồng Bộ trưởng (1991) cũng có các chương quy định chi tiết về vệ sinh nước và các quy định vệ sinh liên quan đến bảo vệ nguồn nước như vệ sinh trong xây dựng, vệ sinh trong sản xuất, bảo quản vận chuyển và sử dụng hóa chất, vệ sinh các chất thải trong công nghiệp và trong sinh hoạt, vệ sinh công cộng.
2.7.4.2. Hạn chế trong công tác quản lý
Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến ô nhiễm môi trường nước như sự gia tăng dân số, mặt trái của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơ sở hạ tầng yếu kém, lạc hậu, nhận thức của người dân về vấn đề môi trường chưa cao … đáng chú ý là sự bất cập trong hoạt động quản lý, bảo vệ môi trường. Nhận thức của nhiều cấp chính quyền, cơ quan quản lý, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm về nhiệm vụ bảo vệ môi trường chưa sâu sắc và đầy đủ. Chưa thấy rõ ô nhiễm môi trường nước là loại ô nhiễm gây nguy hiểm trực tiếp, hằng ngày và khó khắc phục đối với đời sống con người cũng như sự phát triển bền vững của đất nước. Các quy định về quản lý và bảo vệ môi trường nước còn thiếu (chẳng hạn chưa có các quy định và quy trình phục vụ kỹ thuật phục cho công tác quản lý và bảo vệ nguồn nước). Cơ chế phân công và phối hợp giữa các cơ quan, các ngành và địa phương chưa đồng bộ, còn chồng chéo, chưa quy định trách nhiệm rõ ràng. Chưa có chiến lược, kế hoạch khai thác, sử dụng bảo vệ tài nguyên nước theo lưu vực và các vùng
lãnh thổ lớn. Chưa có các quy định hợp lý trong việc đóng góp tài chính, thu không đủ chi cho việc bảo vệ môi trường (Lê Văn Khoa, 2003) [4].
2.7.5. Giải pháp trong tương lai
Trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa chính phủ Việt Nam và UNICEF (2006 - 2010), chương trình Nước sạch, Môi trường và vệ sinh môi trường đặc biệt chú trọng vào các hoạt động sau đây:
Thông tin, tuyên truyền và tham gia: UNICEF hỗ trợ chính phủ rút ra các bài học và kinh nghiệm thông qua các công tác nghiên cứu/đánh giá, ghi chép thành văn bản và triển khai thí điểm các mô hình nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động dự án và gia tăng trong quá trình thực hiện cũng như xây dựng Chiến Lược Quốc Gia về Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn và chương trình mục tiêu quốc gia về cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn lần thứ II của Chính phủ. UNICEF còn khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong việc lập kế hoạch xây dựng, thực hiện và quản lý các cơ sở cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn qua các hoạt động truyền thống.
Khuyến khích vệ sinh môi trường và nếp sống vệ sinh: Vấn đề vệ sinh môi trường và nếp sống vệ sinh phải được quan tâm giải quyết khẩn cấp. Nhiều cơ quan trong nước và quốc tế. Trong đó có UNICEF, đã kêu gọi xây dựng một kế hoạch hành động quốc gia riêng về vệ sinh. Kế hoạch đó sẽ thu hút sự quan tâm rộng rãi, góp phần huy động thêm nguồn lực trong lĩnh vực vệ sinh môi trường và nếp sống vệ sinh qua đó giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu phát triển của Việt Nam (VDG) và các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG) trong lĩnh vực này. Ngoài ra, UNICEF còn hỗ trợ đề ra các phương thức tuyên truyền về vệ sinh môi trường và nếp sống vệ sinh có hiệu quả chi phí và hướng vào cộng đồng.
Xây dựng mô hình: UNICEF hỗ trợ xây dựng và nhân rộng các mô hình tăng cường tiếp cận với nước sạch, nâng cấp các phương tiện vệ sinh
môi trường và đẩy mạnh công tác giáo dục về nếp sống vệ sinh cho các gia đình nông thôn nghèo nhất và các dân tộc thiểu số bị thiệt thòi. UNICEF còn hỗ trợ Chính phủ cung cấp các phương tiện nước sạch và vệ sinh môi trường thân thiện với trẻ em cho các nhà trẻ và trường học.
Chất lượng nước và giảm thiểu tình trạng nhiễm thạch tín: UNICEF hỗ trợ chính phủ tiến hành các nghiên cứu và điêu tra về tình trạng nhiễm tạch tín và ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe con người. UNICEF tiếp tục giữ vai trò chỉ đạo về các hoạt động thuộc lĩnh vực này, trong đó có việc xây dựng và nhân rộng mô hình giảm thiểu nguy cơ nhiễm thạch tín xây dựng công tác theo dõi chất lượng nước ở cấp cộng đồng trên cơ sở áp dụng rộng rãi bộ kiểm tra chất lượng nước thuận tiện chi việc sử dụng, đồng thời tăng cường các hoạt động phối hợp trong khuôn khổ kế hoạch hành động quốc gia giảm thiểu nguy cơ nhiễm thạch tín.
Theo dõi và đánh giá: Dựa trên hệ thống theo dõi nguyên tắc lập bản đồ (WATER mapper) của riêng mình, UNICEF tiếp tục giữ vai trò chỉ đạo trong việc hỗ trợ xây dựng hệ thống theo dõi, đánh giá quốc gia về cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn để theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch tổng thể về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn cũng như các chỉ số về MDG/VDG trong lĩnh vực nước sạch và vệ sinh môi trường.
Chuẩn bị sẵn sàng đối với các thiên tai: UNICEF tiếp tục và tăng cường hơn nữa các hoạt động lồng ghép vấn đề an toàn trẻ em bằng cách cung cấp các kiến thức và các dịch vụ cho các cơ quan/các cấp địa phương và các đối tác tham gia chính.
Các mối quan hệ đối tác
Bên cạnh việc hợp tác với các cơ quan quốc tế, chương tình nước sạch, môi trường và vệ sinh của UNICEF tại Việt Nam còn phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trung ương của Việt Nam như Bộ y tế, Bộ Nông Nghiệp và phát
triển nông thôn, Bộ giáo dục và đào tạo, Bộ Tài nguyên và Môi trường, trung tâm cấp nước và môi trường nông thôn tại các tỉnh, cơ quan y tế dự phòng cấp tỉnh cũng như các tổ chức quần chúng như Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân và đoàn thanh niên.
UNICEF cũng là một thành viên tham gia tích cực trong nhóm đối tác về cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng như trong nhóm công tác WATSAN (Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn, 2006) [1].
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng
Đối tượng chính của đề tài là hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại xã Mỹ Yên - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên
- Phạm vi
Những vấn đề liên quan đến môi trường nước sinh hoạt tại xã Mỹ Yên - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm: Nghiên cứu tại xã Mỹ Yên - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên
- Thời gian tiến hành: Từ ngày 20/01 đến 30/04/2014
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.2. Tình hình sử dụng nước sinh hoạt xã Mỹ Yên - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên
3.3.3. Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại xã Mỹ Yên - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên
- Nước giếng - Nước suối - Nước máy
3.3.4 Một số giải pháp cung cấp nước sạch tại xã Mỹ Yên - huyện Đại Từ - tỉnh Thái nguyên. tỉnh Thái nguyên.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập các số liệu, tài liệu về Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội
của xã Mỹ Yên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
- Thu thập các số liệu, tài liệu có liên quan đến vấn đề nước sinh hoạt. - Thu thập thông tin và kế thừa có chọn lọc các số liệu về Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội.
- Thu thập thông tin có liên quan đến đề tài qua sách báo, internet…
3.4.2 Phương pháp phỏng vấn
- Phỏng vấn người dân về chất lượng nước sinh hoạt
+ Phỏng vấn người dân xã Mỹ Yên bằng bộ câu hỏi chuẩn bị sẵn.
+ Đối tượng phỏng vấn: Người dân (50 hộ gia đình thuộc 8 xóm, bao gồm các xóm: La Hồng, Làng Lớn, Đồng Cháy, Xóm Chùa, Xóm Cao, Đồng Khâm, Kỳ Linh, Trại Cọ không phân biệt nghề nghiệp, tuổi tác, giới tính, trình độ).
3.4.3. Phương pháp khảo sát thực tế
- Quan sát màu sắc nước, mùi vị,... Màu sắc của nước được quan sát trực tiếp bằng mắt thường và đánh giá bằng cảm quan.
3.4.4. Phương pháp lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm
Lấy mẫu: Tiến hành lấy mẫu theo quy định của TCVN 6663-11: 2011 -
Chất lượng nước. Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm
- Thu thập mẫu nước giếng điển hình tại một số địa điểm của xã Mỹ Yên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
- Chuẩn bị dụng cụ: Đựng mẫu trong chai nhựa có nắp đậy kín. Chai nhựa được rửa bằng chất tẩy rửa, tráng bằng nước sạch, tráng bằng cồn 90o sau đó tráng lại bằng nước cất.
- Tiến hành lấy mẫu:
+ Tháo hết các ống dẫn và vật liệu nhựa, cao su khỏi ống dẫn sao cho khoảng cách từ mạch nước ngầm đến vị trí miệng ống lấy nước là ngắn nhất.
+ Dùng khăn giấy lau sạch miệng ống lấy nước.
+ Bật bơm giếng cho nước chảy bỏ từ 3 - 5 phút để loại bỏ phần nước lưu trữ ở đường ống.
+ Quan sát các yếu tố màu nước, tốc độ chảy đến khi diễn biến khá đều đặn thì bắt đầu hứng chai lấy mẫu vào dòng chảy từ đầu vòi để tránh sai số trong quá trình lấy mẫu. Lấy đầy mẫu từ từ để tránh xuất hiện bọt khí trong bình chứa.
+ Đối với mẫu lấy để phân tích hóa lý thì cho nước vào đầy chai và đậy nắp kín. Đối với mẫu để phân tích vi sinh thì lấy gần đầy chai (chừa một khoảng không khí) và đậy nắp kín.
- Bảo quản mẫu: Bảo quản mẫu trong túi đen, nhanh chóng chuyển về phòng phân tích.
Phân tích mẫu: Vận chuyển mẫu đến phòng thí nghiệm trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên để phân tích.
Tiến hành lấy 3 mẫu phân tích 6 chỉ tiêu gồm: Mùi vị, PH, BOD5, COD, TDS, DO.
- Thông số mùi, vị: Xác định theo phương pháp cảm quan - Thông số pH, DO, TDS: Xác định trên máy đo đa chỉ tiêu - Thông số COD: Xác định theo TCVN 6491:1999
3.4.5. Phương pháp tổng hợp so sánh, đối chiếu với QCVN
Từ các số liệu thứ cấp cùng với số liệu đo đạc, khảo sát thực tế, kết quả phân tích trong phòng thí nghiệm so sánh với Quy chuẩn Việt Nam để đưa ra các giải pháp cung cấp nước sạch cho địa phương.
Phân tích các mẫu nước sinh hoạt bằng các thiết bị cần thiết và so sánh với QCVN 02:2009/BYT“Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt”.
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn xã Mỹ Yên – huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Mỹ Yên - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên là một xã nằm ở phía tây nam huyện Đại Từ cách trung tâm huyện 11km, có vị trí địa lý như sau:
- Phía Đông giáp xã Văn Yên và xã Lục Ba - Phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc
- Phía Nam giáp xã Văn Yên và tỉnh Vĩnh Phúc - Phía Bắc giáp xã Khôi Kỳ và xã Bình Thuận
Diện tích tự nhiên: Tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã là 3.392,6 ha bao gồm các loại đất sau:
- Đất nông nghiệp 2.958,59ha; - Đất phi nông nghiệp 202,31ha; - Đất chưa sử dụng 181,26ha; - Đất ở nông thôn 50,44ha;
4.1.1.2. Địa hình địa mạo
- Địa hình xã Mỹ Yên tương đối phức tạp, thuộc vùng núi nằm dưới chân dãy núi Tam Đảo, phần lớn diện tích là đồi núi, riêng diện tích đất thuộc Vườn Quốc gia tam Đảo là 1.782,5ha, chiếm 52,5% tổng diện tích đất tự nhiên.
4.1.1.3. Khí hậu
- Có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 4 dến tháng 10, khí hậu nóng ẩm và mưa nhiều; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3, gió Đông bắc chiếm ưu thế, lượng mưa ít, thời tiết khô hanh. Đặc trưng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thể hiện qua các chỉ số: nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 22,90C; Lượng mưa phân bố không đồng đều có chênh lệch lớn giữa mùa mưa và mùa khô. Về mùa mưa cường độ mưa lớn, chiếm gần 80% tổng lượng mưa trong năm.
4.1.1.4 Thủy văn
- Toàn xã có hai hệ thống suối chính bắt nguồn từ dãy Tam Đảo chảy qua địa bàn theo hướng Tây - Đông với tổng chiều dài 15km, đây là nguồn nước chính phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của người dân địa phương.
- Diện tích nước mặt chuyên dùng là 122,1ha đang được khai thác và sử dụng có hiệu quả với mục đích chính là tích nước và kết hợp chăn nuôi thủy sản.
- Diện tích nuôi trông thủy sản của các hộ hiện có 9,0ha, chủ yếu là ao, đầm nhỏ được chăn nuôi các theo hình thức quảng canh.
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế
Theo xu thế đổi mới, nền kinh tế xã Mỹ Yên đang phát triển, tốc độ