Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sinh hoạt tại xã Mỹ Yên - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 39)

- Thu thập các số liệu, tài liệu về Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội

của xã Mỹ Yên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

- Thu thập các số liệu, tài liệu có liên quan đến vấn đề nước sinh hoạt. - Thu thập thông tin và kế thừa có chọn lọc các số liệu về Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội.

- Thu thập thông tin có liên quan đến đề tài qua sách báo, internet…

3.4.2 Phương pháp phng vn

- Phỏng vấn người dân về chất lượng nước sinh hoạt

+ Phỏng vấn người dân xã Mỹ Yên bằng bộ câu hỏi chuẩn bị sẵn.

+ Đối tượng phỏng vấn: Người dân (50 hộ gia đình thuộc 8 xóm, bao gồm các xóm: La Hồng, Làng Lớn, Đồng Cháy, Xóm Chùa, Xóm Cao, Đồng Khâm, Kỳ Linh, Trại Cọ không phân biệt nghề nghiệp, tuổi tác, giới tính, trình độ).

3.4.3. Phương pháp kho sát thc tế

- Quan sát màu sắc nước, mùi vị,... Màu sắc của nước được quan sát trực tiếp bằng mắt thường và đánh giá bằng cảm quan.

3.4.4. Phương pháp ly mu và phân tích trong phòng thí nghim

Lấy mẫu: Tiến hành lấy mẫu theo quy định của TCVN 6663-11: 2011 -

Chất lượng nước. Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm

- Thu thập mẫu nước giếng điển hình tại một số địa điểm của xã Mỹ Yên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

- Chuẩn bị dụng cụ: Đựng mẫu trong chai nhựa có nắp đậy kín. Chai nhựa được rửa bằng chất tẩy rửa, tráng bằng nước sạch, tráng bằng cồn 90o sau đó tráng lại bằng nước cất.

- Tiến hành lấy mẫu:

+ Tháo hết các ống dẫn và vật liệu nhựa, cao su khỏi ống dẫn sao cho khoảng cách từ mạch nước ngầm đến vị trí miệng ống lấy nước là ngắn nhất.

+ Dùng khăn giấy lau sạch miệng ống lấy nước.

+ Bật bơm giếng cho nước chảy bỏ từ 3 - 5 phút để loại bỏ phần nước lưu trữ ở đường ống.

+ Quan sát các yếu tố màu nước, tốc độ chảy đến khi diễn biến khá đều đặn thì bắt đầu hứng chai lấy mẫu vào dòng chảy từ đầu vòi để tránh sai số trong quá trình lấy mẫu. Lấy đầy mẫu từ từ để tránh xuất hiện bọt khí trong bình chứa.

+ Đối với mẫu lấy để phân tích hóa lý thì cho nước vào đầy chai và đậy nắp kín. Đối với mẫu để phân tích vi sinh thì lấy gần đầy chai (chừa một khoảng không khí) và đậy nắp kín.

- Bảo quản mẫu: Bảo quản mẫu trong túi đen, nhanh chóng chuyển về phòng phân tích.

Phân tích mẫu: Vận chuyển mẫu đến phòng thí nghiệm trường Đại học

Nông Lâm Thái Nguyên để phân tích.

Tiến hành lấy 3 mẫu phân tích 6 chỉ tiêu gồm: Mùi vị, PH, BOD5, COD, TDS, DO.

- Thông số mùi, vị: Xác định theo phương pháp cảm quan - Thông số pH, DO, TDS: Xác định trên máy đo đa chỉ tiêu - Thông số COD: Xác định theo TCVN 6491:1999

3.4.5. Phương pháp tng hp so sánh, đối chiếu vi QCVN

Từ các số liệu thứ cấp cùng với số liệu đo đạc, khảo sát thực tế, kết quả phân tích trong phòng thí nghiệm so sánh với Quy chuẩn Việt Nam để đưa ra các giải pháp cung cấp nước sạch cho địa phương.

Phân tích các mẫu nước sinh hoạt bằng các thiết bị cần thiết và so sánh với QCVN 02:2009/BYT“Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt”.

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn xã Mỹ Yên – huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên

4.1.1. Điu kin t nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Mỹ Yên - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên là một xã nằm ở phía tây nam huyện Đại Từ cách trung tâm huyện 11km, có vị trí địa lý như sau:

- Phía Đông giáp xã Văn Yên và xã Lục Ba - Phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc

- Phía Nam giáp xã Văn Yên và tỉnh Vĩnh Phúc - Phía Bắc giáp xã Khôi Kỳ và xã Bình Thuận

Diện tích tự nhiên: Tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã là 3.392,6 ha bao gồm các loại đất sau:

- Đất nông nghiệp 2.958,59ha; - Đất phi nông nghiệp 202,31ha; - Đất chưa sử dụng 181,26ha; - Đất ở nông thôn 50,44ha;

4.1.1.2. Địa hình địa mạo

- Địa hình xã Mỹ Yên tương đối phức tạp, thuộc vùng núi nằm dưới chân dãy núi Tam Đảo, phần lớn diện tích là đồi núi, riêng diện tích đất thuộc Vườn Quốc gia tam Đảo là 1.782,5ha, chiếm 52,5% tổng diện tích đất tự nhiên.

4.1.1.3. Khí hậu

- Có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 4 dến tháng 10, khí hậu nóng ẩm và mưa nhiều; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3, gió Đông bắc chiếm ưu thế, lượng mưa ít, thời tiết khô hanh. Đặc trưng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thể hiện qua các chỉ số: nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 22,90C; Lượng mưa phân bố không đồng đều có chênh lệch lớn giữa mùa mưa và mùa khô. Về mùa mưa cường độ mưa lớn, chiếm gần 80% tổng lượng mưa trong năm.

4.1.1.4 Thủy văn

- Toàn xã có hai hệ thống suối chính bắt nguồn từ dãy Tam Đảo chảy qua địa bàn theo hướng Tây - Đông với tổng chiều dài 15km, đây là nguồn nước chính phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của người dân địa phương.

- Diện tích nước mặt chuyên dùng là 122,1ha đang được khai thác và sử dụng có hiệu quả với mục đích chính là tích nước và kết hợp chăn nuôi thủy sản.

- Diện tích nuôi trông thủy sản của các hộ hiện có 9,0ha, chủ yếu là ao, đầm nhỏ được chăn nuôi các theo hình thức quảng canh.

4.1.2. Điu kin kinh tế xã hi

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế

Theo xu thế đổi mới, nền kinh tế xã Mỹ Yên đang phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2010 - 2013 là 6,12% năm. Gía trị GDP của xã năm 2010 đạt 7,2 tỷ đồng; năm 2011 đạt 7,6 tỷ đồng; năm 2012 đạt 8 tỷ đồng, năm 2013 đạt 8,2 tỷ đồng.

4.1.2.2. Cơ cấu kinh tế

Đã có sự chuyển dịch nhưng tốc độ còn chậm, kinh tế nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao trong nền kinh tế. Kinh tế công nghiệp còn quá nhỏ, hoạt động kinh tế dịch vụ ở mức khiêm tốn.

- Ngành công nghiệp xây dựng năm 2009:15% - Ngành dịch vụ năm 2009 là 20%

- Nông,lâm nghiệp năm 2009 là 65%

4.1.2.3. Thực trạng phát triển các nghành

- Về sản xuất nông nghiêp, lâm nghiệp

Sản xuất nông lâm nghiệp đã phát triển khá trong giai đoạn 2010 – 2013 việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất được quan tâm chú trọng. Trong giai đoạn 2010 – 2013 tốc độ tăng trưởng đạt 2,6% năm.

Công tác thủy lợi được quan tâm đầu tư sửa chữa, nâng cấp và xây dựng mới các công trình đảm bảo nước tưới ổn định, từ đó nâng hệ số sử dụng đất gieo trồng năm 2010 là 1.5 lần lên năm 2013 là 1.7 lần. tổng sản lượng thực quy ra thóc đã tăng từ 2000 tấn năm 2010 lên 3.255 tấn năm 2013, bình quân lương thực đầu người từ 250kg năm 2010 lên 315 kg năm 2013.

+ Sản xuất lâm nghiệp đang từng bước phát triển, ngoài các dự án đầu tư của nhà nước, nhân dân trong xã cũng rất tích cực đầu tư để phát triển trồng rừng , bảo vệ và thực hiện có hiệu quả.

+ Rừng đặc dụng: Diện tích hiện trạng là 1.782,5ha, do vườn quốc gia Tam Đảo quản lý.

+ Rừng sản xuất: Diện tích hiện trạng 166,8ha, do các hộ gia đình, cá nhân quản lý và sử dụng.

Trong đó diện tích cây keo, lim là chủ yếu là loại cây có sản phẩm hàng hóa lớn làm nguyên liệu, công tác quản lý khoanh nuôi, bảo vệ rừng có nhiều cố gắng nâng tỷ lệ che phủ rừng từ 25% năm 2010 lên 37% năm 2013.

Đánh giá chung: Xã Mỹ Yên có diện tích dất rừng tương đối lớn bằng 57,4% so với tổng diện tích đất tự nhiên, là nguồn dự tữ và cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp, bên cạnh đó còn một lợi thế để phát triển nghành du lịch sinh thái cũng như giảm thiểu việc ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, phần lớn diện tích là rừng đặc dụng do vườn Quốc gia Tam Đảo quản

lý, chỉ có một phần diện tích nhỏ là 166,8 ha là đất rừng sản xuất do các hộ gia đình, các nhân quản lý và sử dụng.

- Phát triển ngành công nghiệp và xây dựng cơ bản:

Trong cơ cấu kinh tế của xã chiếm tỷ trọng thấp. Những năm gần đây đã có bước phát triển khá, giá trị nghành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp bình quân hàng năm tăng đều, công nghiệp chế biến nông, lâm sản hàng hóa như chè, gỗ, có tốc độ phát triển cao, sản xuất nguyên vật liệu xây dựng được duy trì môt số sản phẩm chủ yếu đến năm 2013 sản xuất đạt như (chè búp khô 150 tấn).

- Hoạt động nghành dịch vụ - thương mại

Các đơn vị quốc doanh, ngoài quốc doanh đã chú ý đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Trong giai đoạn 2010 - 2013 nghành thương mại - dịch vụ có sự phát triển. giao lưu trao đổi hàng hóa trên địa bàn được đảm bảo, cung ứng các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhân dân được kịp thời. Nhìn chung, lĩnh vực thương mại - dịch vụ cũng đã phát triển chợ đã được họp thường xuyên tại trung tâm cụm xã.

- Công tác tài chính, ngân hàng

Thu ngân sách trên địa bàn đã có nhiều cố gắng, thực hiện tốt các quy định của nhà nước thu đúng, thu đủ các nguồn thu, hàng năm đều phấn đấu thu vượt từ 5 - 10% chỉ tiêu huyện giao. Do nguồn thu ít cho ngân sách nên địa bàn mới áp ứng được khoảng 5 - 10% tổng chi, chủ yếu là do ngân sách cấp trên hỗ trợ.

Ở huyện đã tạo điều kiện cho các hộ dân ở xã vay vốn, và bảo toàn vốn… góp phần tích cực hoạt động cho các hộ nghèo vay vốn để kinh doanh, sản xuất góp phần xóa đói giảm nghèo trên địa bàn.

4.1.2.4. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

- Dân số

+ Theo số liệu điều tra dân số của xã là 6.183 người, trong đó nữ là 3.215 người. Tỷ lệ dân số giảm dần từ 1,35% năm 2010 xuống còn 1,21%năm 2013. Thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

+ Tổng số hộ của xã là 1.458 hộ - Lao động và việc làm

Theo số liệu điều tra tổng số lao động trong độ tuổi của xã là 4.538 người chiếm khoảng 73,4 tổng dân số, trong đó nữ 2.255 người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo so với tổng số lao động: lao động (1532 lao động).

Cơ cấu lao động:

+ Nông, lâm, ngư, nghiệp 85% + Thương mại, dịch vụ 4,5% + Lao động khác 10,5%

Tỷ lệ lao động có việc làm ổn định thường xuyên trên 90%. - Thu nhập và mức sống

Bình quân thu nhập đầu người năm 2010 là 2.7 triệu đồng, năm 2011 là 3,2 triệu đồng, năm 2012 là 3,7 triệu đồng, năm 2013 là 4,2 triệu đồng. Mức thu nhập của người dân rất thấp nên mức sống của người dân chưa cao. Tình trạng hộ nghèo còn chiếm tỷ lệ cao.

4.1.2.5. Văn hóa xã hội

Xã Mỹ Yên trong thời gian qua đã thực hiện tốt các hoạt động văn hóa văn nghệ, tổ chức tốt việc tuyên truyền. Các hoạt động thể thao quần chúng tiếp tục phát triển hiện nay xã đã có sân chơi thể thao.

- Hệ thống trường học ở xã có 3 trường: 1 trường mẫu giáo, 1 trường tiểu học, 1 trường trung học cơ sở. Các trường đã được xây dựng hoàn chỉnh, sạch đẹp, đảm bảo cho việc học tập và vui chơi cho học sinh.

- Về y tế: xã có trạm y tế, đã được xây dựng và chất lượng đảm bảo, cán bộ nhân viên làm việc rất tận tình, chu đáo, đáp ứng được công tác khám và chữa bệnh cho nhân dân.

4.2. Tình hình sử dụng nước sinh hoạt tại xã Mỹ Yên

4.2.1. Tình hình cung cp nước sinh hot nông thôn

Trước năm 2012 hầu hết nhân dân trong xã Mỹ Yên sử dụng nguồn nước trong sinh hoạt và ăn uống hàng ngày với hình thức chủ yếu từ giếng khơi, nước suối, nước máy… tất cả các công trình cung cấp nước nói trên đều không đảm bảo vệ sinh môi trường, do nguồn nước đã bị ô nhiễm nên ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sức khỏe của người dân.

Tại xã Mỹ Yên hầu hết các nhân dân đã sử dụng nguồn nước máy, có 534 hộ chiếm 44% tại xã sử dụng nước máy, tuy nhiên hệ thống cấp nước sạch sinh hoạt này chưa có bộ phận chuyên môn quản lý về chất lượng nước, chưa thường xuyên kiểm tra định kỳ chất lượng nước. Hệ thống cấp nước máy do không được bảo dưỡng thường xuyên.

Từ năm 2010 Chương trình nước sạch nông thôn do UNICEF hỗ trợ đã được triển khai lần lượt tất cả 25 xóm trong xã. Từ năm 2011 người dân trong xã đã được sử dụng nước sạch nông thôn. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hộ gia đình còn phải sử dụng nước máng dẫn từ khe suối về hoặc dùng nước giếng chưa đảm bảo vệ sinh…

4.2.2. Các loi hình cung cp nước sinh hot ti xã M Yên

Căn cứ vào điều kiện, đặc điểm địa chất thủy văn và điều kiện kinh tế xã hội của từng vùng nên sự phân bố các loại hình cấp nước sinh hoạt trên địa bàn xã Mỹ Yên cũng rất phong phú và đáp ứng được phần nào về nhu cầu cấp nước của địa phương. Các loại hình cung cấp nước sinh hoạt tại xã Mỹ Yên.

4.2.2.1. Bể lọc nước

Loại hình này nằm trong kế hoạch thực hiện dự án nước sạch nông thôn và vệ sinh môi trường do UNICEF tài trợ. Dự án ưu tiên xây dựng các công trình cấp nước sạch tại vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, hộ dân nghèo. Hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt theo loại hình này được thể hiện ở bảng 4.1

Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt theo loại hình bể nước của xã Mỹ Yên giai đoạn 2011 - 2013

STT Đơn vị(xóm) Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Hộ gia đình Tỷ lệ(%) Hộ gia đình Tỷ lệ(%) Hộ gia đình Tỷ lệ (%) 1 La hồng 15 39,5 20 48,2 26 60,2 2 Làng lớn 12 35,7 19 47,3 31 70,9 3 Đồng cháy 17 42,3 22 51,6 34 74,5 4 Xóm chùa 10 27,6 20 50,5 20 50,5 5 Xóm cao 11 28,5 18 46,7 32 71,3 6 Đồng khâm 16 32,6 23 52,3 23 55,1 7 Kỳ linh 21 45,6 24 53,7 29 65,3 8 Trại cọ 20 44,7 25 54,3 27 62,4

(Nguồn : UBND xã Mỹ Yên, 2013 )

Loại hình này được sử dụng rộng rãi. Năm 2011 - 2013 số hộ sử dụng ngày càng tăng lên. Dự án này được thực hiện như sau:

- Tận dụng nguồn nước sạch ở trên các khu rừng đầu nguồn - Xây dựng bể lọc thô sơ ở đầu nguồn (chỉ lọc qua cát sỏi)

- Xây dựng và lắp đặt hệ thống đường ống dẫn nước từ bể đầu nguồn về bể trung tâm của làng, thôn, và từ các bể trung tâm về từng hộ gia đình theo đường ống nhỏ

- Mỗi gia đình có một bể chứa nước với dung tích 2,5m3 nước

Tất cả chi phí xây dựng lắp đặt hệ thống đường ống nước, bể chứa nước được hỗ trợ bởi tổ chức UNICEF.

4.2.2.2. Nước giếng

Loại hình này do nhân dân tự xây dựng từ nhiều năm để lấy nước phục vụ cho sinh hoạt, ăn uống.Tuy nhiên hình thức này được sử dụng không nhiều

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sinh hoạt tại xã Mỹ Yên - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)