Tình hình cung cấp nước sạch

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sinh hoạt tại xã Mỹ Yên - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 30)

Với sự nỗ lực của đảng, nhà nước, các tổ chức và đặc biệt sự hỗ trợ của quỹ nhi đồng liên hiệp quốc (UNICEF) chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường đã đạt được một số hiệu quả.

Từ năm 1982, quỹ nhi đồng LHQ hỗ trợ chính phủ Việt Nam thưc hiện dự án cấp nước sạch nông thôn. Qua hơn 20 năm thực hiện chương trình đã mang lại hiệu quả thiết thực cho đời sống người dân.

Dự án cung cấp nước sạch nông thôn là một phần của chương trình hợp tác giữa Việt Nam và UNICEF, được triển khai từ năm 1982, với mục đích

giúp Việt Nam giải quyết nhu cầu nước sạch và vệ sinh môi trường (NS - VSMT) của cư dân nông thôn. Từ năm 1982 đến 1990, UNICEF thực hiện dự án thí điểm mô hình cấp nước sạch tại Kiên Giang, Long An với mục tiêu giải quyết khẩn cấp về nước sinh hoạt cho nhân dân vùng kinh tế mới. Đến năm 1984, dự án được mở rộng đến các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh (cũ) Hà Nam Ninh (cũ). Đến năm 1990, dự án được triển khai 27 tỉnh. Trong giai đoạn này, UNICEF thực hiện các giải pháp tạo nguồn cấp nước chi phí thấp, chủ yếu là giếng khoan đường kính 49mm, lắp bơm tay, huy động sự tham gia của cộng đồng như lựa chọn điểm đặt giếng, đóng góp tài chính của người hưởng lợi, sự tham ga của phụ nữ, tổ chức sản xuất bơm tay, ống PVC cải tiến kỹ thuật thuận lợi cho việc sử dụng và bảo dưỡng giếng.

Từ năm 1991 đến năm 2000, dự án nước sạch UNICEF được mở rộng đến 53 tỉnh, thành phố trên cả nước. Giai đoạn này, dự án ưu tiên xây dựng các công trình cấp nước sạch tại các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, số hộ nghèo; củng cố bộ máy quản lý nhà nước về NS - VSMT nông thôn từ trung ương đến địa phương; nâng cao năng lực quản lý, điều hành , tổ chức tiếp nhận thực hiện dự án; tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá dự án, đa dạng hóa các loại hình cấp nước, mở rộng và phát triển các loại hình cấp nước tập trung đẩy mạnh truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Giai đoạn 2001 - 2005, UNICEF tập trung thực hiện dự án cấp nước sạch nông thôn tại các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, một số tỉnh ven biển miền trung, vùng có nguy cơ ô nhiễm asen cao. UNICEF cộng tác với các bộ, các nghành liên quan để thực hiện việc cấp nước sạch nông thôn có hiệu quả; xây dựng năng lực cần thiết để thực hiện mục tiêu chương trình quốc gia NS - VSMT nông thôn. Giai đoạn này UNICEF chuyển nguồn tài trợ chính đến các tỉnh hoặc cơ quan chức năng về cấp nước sạch nông thôn ở

tỉnh thực hiện dự án; tập trung hỗ trợ kỹ thuật; tạo năng lực và môi trường có tính thuyết phục để thu hút những nhà tài trợ đầu tư vào lĩnh vực cấp nước sạch nông thôn (Nguyễn Viết Tôn, 2007) [14].

Hơn 20 năm qua, dự án cấp nước sạch nông thôn do UNICEF tài trợ đã ứng dụng công nghệ cấp nước tiên tiến, với chiến lược áp dụng công nghệ thích hợp theo từng giai đoạn và nhu cầu về nước. Trong giai đoạn 1982 - 1990, UNICEF áp dụng công nghệ giếng khoan tay đa dược ứng dụng tại Banggladesh. Với công nghệ đơn giản, giá thành hạ từ các dạng khoan sục bùn đơn giản đến giàn khoan tay ba chân có sự giúp đỡ của của máy bơm và sức người có thể khoan sâu 30m ở miền Bắc, 80 - 90m ở miền nam. Công nghệ này đã tạo nên bước đột phá và thay đổi về hình thức cấp nước nông thôn Việt Nam, vốn chủ yếu sử dụng nước giếng khơi, nước mưa, nước sông suối ao hồ. Từ năm 1990 đến nay, UNICEF liên tục thay đổi công nghệ cấp nước sạch tiên tiến trên thế giới để xây dựng các công trình cấp nước sạch nông thôn Việt Nam như: phương pháp khoan giếng tia nước, khoan sục bùn, sản xuất lu chứa nước mưa, hệ thống dẫn nước tự chảy bằng đường ống dẫn nước kín, giếng khơi lắp bơm tay hoạc bơm điện, bể lọc cát chậm, hệ thống bơm dẫn nước, giọt nước, mó nước, hệ thống nối mạng.

Nếu như năm 1992 công nghệ cấp nước tập trung chỉ chiếm 3% tổng số công trình xây dựng, thì năm 2005 công nghệ cấp nước tập trung tăng lên 85%. Điều đó khẳng định công nghệ cấp nước đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo nguyên tắc khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên nước, phát triển bền vững, khai thác đi đôi với bảo vệ môi trường (Nguyễn Hà, 2006) [3].

Đánh giá về hiệu quả của dự án nước sạch nông thôn do UNICEF tài trợ, ông Phạm Đức Nam phó tổng giám đốc Trung Tâm NS - VSMT nông thôn (Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn) cho biết: dự án đã góp phần giải quyết hiệu quả nhiệm vụ cấp nước sạch cho người dân nông thôn trên cả

nước. Thành công nổi bật của dự án là người dân được hưởng lợi trực tiếp bằng nhiều giải pháp cấp nước, giá thành hạ, tiện lợi cho sử dụng và bảo dưỡng, có hiệu quả xã hội cao; tổ chức tốt việc sản xuất các thiết bị như bơm tay VN1, VN6, bơm co - ma ,ống PVC, HDPE , dàn khoan, các phụ kiện và công cụ sửa chữa lắp đăt công trình cấp nước nhỏ lẻ và tập trung; đào tạo hàng nghìn cán bộ kỹ thuật về cấp nước sạch nông thôn; tạo được sự quan tâm của chính quyền và các cấp và sự tham gia tích cực của người dân; tạo sự thuyết phục để các cấp tổ chức quốc tế khác hỗ trợ Việt Nam thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc NS - VSMT nông thôn.

Đến nay UNICEF hỗ trợ Việt Nam hơn 47.3 triệu USD xây dựng 247.962 công trình cấp nước sạch nông thôn. Nhờ vậy cả nước có hơn 12 triệu người dân nông thôn được sử dụng, từ hiệu quả của dự án cấp nước sạch nông thôn, UNICEF tiếp tục hỗ trợ Việt Nam thực hiện chương trình NS - VSMT nông thôn giai đoạn 2006 - 2010. Ông Chan - đơ Bat - Loe, chủ nhiệm chương trình nước, vệ sinh, môi trường của UNICEF cho biết: UNICEF tập trung đầu tư xây dựng các công trình NS - VSMT ở những vùng nghèo, khó khăn nhất; đặc biệt quan tâm đến trẻ em và phụ nữ; ưu tiên vấn đề chất lượng nước và vệ sinh môi trường cho cộng đồng dân cư ở những vùng khó khăn. Trong giai đoạn này, UNICEF, hỗ trợ Việt Nam gần 11 triệu USD, với mục tiêu: ít nhất có 60% số hộ gia đình trong vùng dự án được dùng nước đảm bảo vệ sinh, có lợi cho sức khỏe; 75% số hộ được dùng nước sạch; 50% số hộ có nhà tiêu hơp vệ sinh; tất cả các nhà trẻ mẫu giáo và trung tâm y tế trong vùng dự án đều có công trình nước sạch, nhà vệ sinh; 100% các công trình cấp nước và vệ sinh có ban quản lý. Tuy nhiên để dự án NS -VSMT nông thôn do UNICEF tài trợ thực hiện có hiệu quả, cần sự quan tâm, tham gia tích cực hơn nữa của chính quyền và người dân các địa phương (Nguyễn Trung, 2006) [19].

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sinh hoạt tại xã Mỹ Yên - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)