Overdrive – một kỹ thuật tăng tốc độ đáp ứng cho các phần tử tinh thể lỏng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển một số giải pháp nén ảnh tiên tiến cho màn hình tinh thể lỏng (Trang 27)

tử tinh thể lỏng

Như đã đề cập ở phần trước, kỹ thuật overdrive giúp tăng tốc độ đáp ứng cho các phần tử tinh thể. Khả năng tăng tốc cho các phần tử tinh thể của overdrive dựa trên ý tưởng khá đơn giản là: điện áp liên quan đến động lực chuyển động của các tinh thể, vì vậy điện áp càng lớn thì tốc độ chuyển động càng cao, hay nói cách khác là các phần tử tinh thể sẽ đáp ứng nhanh hơn khi điện áp được tăng lên. Vì vậy hệ thống overdrive sẽ sinh ra một điện áp hợp lý cao hơn mức điện áp vốn được áp dụng trong kỹ thuật cũ trước đây để cải thiện tốc độ đáp ứng xuống mức dưới 20ms.

Hình 2.4. Đồ thị độ chói - thời gian đáp ứng mô tả cách thức xác định điện áp tăng tốc.

Hình 2.4 mô tả cách thức để xác định điện áp tăng tốc. Giả sử rằng độ chói hiện tại đang thể hiện tại một điểm ảnh (x,y) nào đó trên màn hình là 105 cd/m2

, và sang khung hình tiếp theo chúng ta cần giảm về mức 60 cd/m2, thì mức điện áp được áp dụng sẽ lần lượt là 1.31V và 1.75V. Dưới điều kiện điện áp thay đổi đơn giản từ 1.31V đến 1.75V thì thời gian đáp ứng sẽ kéo dài đến 45ms. Để hoàn thành việc chuyển đổi từ mức độ chói hiện tại (105 cd/m2) sang mức độ chói kế tiếp (60 cd/m2) với ngưỡng thời gian đáp ứng mong muốn là 16.7ms thì mức điện áp cần áp dụng phải tăng từ 1.75V lên mức 2.27V như trong Hình 2.4. Và Bảng 2.1 cho phép chúng ta xác định được mức điện áp tăng tốc cần phải áp

dụng để chuyển đổi từ một trong các mức độ chói hiện tại sang mức độ chói tiếp theo ở mức 60cd/m2 với thời gian đáp ứng là 16.7ms (nguồn [25]).

Bảng 2.1. Điện áp tăng tốc áp dụng để chuyển đổi từ mức độ chói hiện tại sang mức độ chói tiếp theo ở mức 60cd/m2

với thời gian đáp ứng 16.7ms (nguồn [25])

Độ chói hiện tại [cd/m2

] Điện áp tăng tốc [V]

105 2.27

93 2.07

81 1.95

Từ đó chúng ta thấy rằng kỹ thuật overdrive được thực hiện dựa vào một bảng tra (Lookup Table) được chứa trong ROM (xem Hình 2.3) nhằm xác định ra mức điện áp tăng tốc cần áp dụng trên một điểm ảnh, dựa vào cặp giá trị mức chói của điểm ảnh đó trong quá khứ và hiện tại, với thời gian chuyển đổi trong ngưỡng 16.7ms. Khái niệm overdrive được minh họa một cách khái quát và trực quan hơn qua Hình 2.5 dưới đây:

Initial level Destination level

Optical response

Driving voltage

1 frame time

Response time Response time Time

Overdriving correction

Hình 2.5. Minh họa giải pháp tăng tốc độ chuyển đổi mức xám (hay độ chói) thông qua cơ chế hiệu chỉnh tăng ngưỡng điện áp.

Hình 2.6. So sánh thời gian đáp ứng (nguồn [25]). (a) Kỹ thuật điều khiển (dẫn động) thông thường (b) Kỹ thuật overdrive.

Hình 2.6 cho thấy khả năng cải thiện thời gian chuyển đổi mức sáng trên màn hình tinh thể lỏng khi áp dụng kỹ thuật tăng tốc overdrive (hình (b)) so với khi không áp dụng

kỹ thuật tăng tốc overdrive (hình (a)). Dễ thấy là thời gian chuyển đổi giữa hai mức sáng bất kỳ đã được cải thiện xuống dưới mức 16.7ms.

2.3. Mô hình hệ thống Overdrive và yêu cầu nén ảnh giảm bộ nhớ khung hình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển một số giải pháp nén ảnh tiên tiến cho màn hình tinh thể lỏng (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)