Văn học "linglei":

Một phần của tài liệu VĂN học 8x TRUNG QUỐC ở VIỆT NAM (Trang 29)

4. Phương pháp nghiên cứu:

2.2.1.2 Văn học "linglei":

Trào lưu "linglei" vừa là hiện tượng xã hội vừa là hiện tượng văn học đáng chú ý ở Trung Quốc. Nĩ đặc biệt ảnh hưởng mạnh mẽ trong văn học, đặc biệt là văn chương của thế hệ trẻ Trung Quốc. Cũng giống như sự ảnh hưởng trong các lĩnh vực khác, văn học "linglei" cũng cĩ nhiều sự chuyển biến, rất khĩ cĩ thể đưa ra một định nghĩa chính xác về văn học "linglei". Văn học "linglei" cũng thể hiện ở tất cả các thể loại từ truyện ngắn, tiểu

thuyết đến thơ. Nĩ đặc biệt ảnh hưởng mạnh mẽ trong tiểu thuyết 8X của Trung Quốc. Cĩ thể kể ra các thể loại tác phẩm mà dịng văn học 8X hiện nay chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của "linglei" như truyện ngắn "linglei", tiểu thuyết tình yêu "linglei", tiểu thuyết võ hiệp "linglei"...

Trào lưu văn học "linglei" được biết đến đầu tiên qua những tác phẩm của nữ tác giả Vệ Tuệ. Một cây bút nữ thế hệ 7X cĩ thể nĩi là một hiện tượng trên văn đàn văn học Trung Quốc đương đại với ngịi bút khá phĩng khống trong vấn đề phơi bày cảm xúc và lạc thú nhục dục. Được xem là một trong những người khởi đầu cho trào lưu văn học "linglei" ở Trung Quốc. Tiêu biểu cho sáng tác của Vuệ Tuệ với sự ảnh hưởng rõ nét của

tư tưởng này là các tác phẩm Bảo bối Thượng Hải, Điên cuồng như Vuệ Tuệ. Nhà phê

bình văn học Vương Trí Nhàn trong lời nhận xét về cuốn sách của Vuệ Tuệ xuất bản ở

Việt Nam cĩ viết: “... Dù cĩ nhiều trang tả cảnh làm tình, song khơng thể nĩi nội dung ở đây mang tính khiêu dâm... điều khiến họ quan tâm là sống theo ý mình... họ khơng bao giờ rơi vào hưởng lạc thuần túy mà vẫn làm việc như điên. Tâm trí họ khơng ngớt bị giày vị bởi những vấn đề mang tính nhân bản”.10

Hưởng ứng trào lưu sáng tác này cịn cĩ một loạt các tác giả trẻ hiện nay như: Miên Miên, Cửu Đan, Hồng Ảnh, An Ni Bảo Bối...

Tiếp nối thế hệ đi trước, các nhà văn 8X Trung Quốc cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi trào lưu này. Tiêu biểu là sự thể hiện của tư tưởng này trong các tiểu thuyết võ

hiệp của Hàn Hàn, Quách Kính Minh,...Nổi trội nhất là Xuân Thụ với tác phẩm Búp bê Bắc Kinh. Một tác phẩm được so sánh với Bảo bối Thượng Hải của Vuệ Tuệ về tính chân

thực trong miêu tả cuộc sống của giới trẻ Trung Quốc, một hiện thực xã hội đã cĩ quá nhiều biến đổi so với xã hội Trung Quốc truyền thống .

Cĩ thể dễ dàng nhận thấy trong trào lưu văn học này, đề tài nổi bật trong các tác phẩm của các nhà văn trẻ là cuộc sống hơm nay với những cảm quan và nhận thức cĩ nhiều thay đổi thậm chí là trái ngược so với những thế hệ trước. Giọng văn tự sự gần gũi, chủ yếu mang tính chất hiện thực từ chính đời sống trải nghiệm của bản thân. Mỗi tác phẩm gần như là những tự truyện của chính tác giả. Các nhà văn trẻ này đã nêu lên được tâm trạng bức bối của lớp thanh niên trưởng thành trong thời đại mới nhưng vẫn phải chịu ràng buộc bởi những lề thĩi của xã hội cũ.

Vì vậy, khi dịng văn học "linglei" ra đời thì lớp thanh niên này nhanh chĩng hưởng ứng và cổ xúy. Khơng dừng lại ở đĩ, các tác phẩm của trào lưu văn học Linglei cịn vượt ra ngồi biên giới Trung Quốc và gây sốt văn đàn nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở phương Tây. Những tác phẩm này được dịch sang nhiều thứ tiếng và được độc giả Mỹ, Pháp, Ý... đĩn nhận như một sự giới thiệu về văn hĩa mới của Trung Quốc.

Thơng qua nhân vật của mình, các tác giả trẻ muốn diễn đạt chính tư tưởng của mình, họ muốn chứng tỏ bản lĩnh, sự mạnh mẽ, năng động của bản thân bằng lối sống khác người, hay đúng hơn là họ chọn lối sống khác so với những lớp người của thế hệ trước đĩ.

Một phần của tài liệu VĂN học 8x TRUNG QUỐC ở VIỆT NAM (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)