Diễn biến hàm lượng COD trong các mẫu nước thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng xử lý phú dưỡng của một số loài thực vật thủy sinh tại ao cá Bác hồ trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. (Trang 60)

Quy trình xử lý nước hồ phú dưỡng của các loài thực vật thủy sinh trong phòng thí nghiệm đã xử lý khá tốt hàm lượng COD. Qua các khoảng thời gian 1 tuần, 2 tuần và 3 tuần xử lý chúng tôi đã thu được kết quả phân tích hàm lượng COD được trình bày qua bảng 4.7. và hình 4.18

Bảng 4.7. Kết quả nghiên cứu khả năng xử lý COD của Bèo tây, ngổ trâu và rau muống tại phòng thí nghiệm.

CTTN Ban đầu 1 tuần 2 tuần 3 tuần

Bèo tây Nồng độ (mg/l ) 212,5 97,86 73,80 28,86 Hiệu xuất xử lý ( % ) 0 53, 94 65,27 86,41 Ngổ Nồng độ (mg/l ) 212,5 109,83 81,73 31,88 Hiệu xuất xử lý ( % ) 0 48,31 61,53 84,99 Muống Nồng độ (mg/l ) 212,5 110,33 82,03 40,90 Hiệu xuất xử lý ( % ) 0 48,08 61,39 80,75 Đối chứng Khối lượng (mg/l) 212,5 199,00 110 70,20 Hiệu xuât xử lý ( % ) 0 6,35 48,23 66,96

Từ kết quả phân tích các chỉ tiêu đầu vào, ta thấy hàm lượng COD ở đây rất cao (212,5 mg/l), đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nguồn nước chính vì vậy việc giảm thiểu hay hạ thấp nồng độ COD xuống là rất quan trọng.

Qua bảng 4.6 và hình 4.18, 4.19, …4.22. cho thấy, hàm lượng COD qua 3 tuần xử lý đã giảm xuống rất mạnh mẽ từ 212,5mg/l ban đâu xuống còn 28,86mg/l ở bèo tây hiệu xuất đạt 86,41%, 31,88 mg/l đối với cây ngổ hiệu xuất đạt 84,99%, và 40,9mg/l ở rau muống hiệu xuất đạt 80,75%.

51

song, hầu hết hiệu xuất xử lý đều trên 80%, với 3 loại cây bèo tây, cây ngổ và rau muống thì ngoại trừ rau muống ra( hàm lượng 40,9mg/l ) còn lại đều đạt tiêu chuẩn môi trường ( đạt tiêu chuẩn loại B1, QCVN 08: 2008/BTNMT), (30mg/l).

Đối với thùng đối chứng không cây, qua bảng số liệu trên ta cũng thấy hàm lượng COD giảm đi đáng kể từ 212,5 mg/l ban đầu xuống còn 70,2 mg/l ở tuần thứ 3, hiệu xuất đạt 66,96% và giảm mạnh nhất là từ tuần thứ 2 trở đi từ 199,00 mg/l xuống còn 110 mg/l và 70,2 mg/l ở tuần thứ 3, nguyên nhân có sự giảm đáng kể này có thể là do hàm lượng oxy trong nước đã xử dụng để xử lý các chất hữu cơ ở tuần đầu tiên là lớn nhất, ở tuần thứ 2 và thứ 3 trở đi do không có nguồn thải vào, đồng thời lượng chất hữu cơ đi vào cũng không có nên lượng oxy cần thiết để phân hủy các chất hữu cơ cũng giảm đi.

Như vậy việc xử dụng các loài thực vật bèo tây, cây ngổ và rau muống trong việc xử lý ô nhiễm phú dưỡng bước đầu đã cho hiệu quả rất lớn, hàm lượng các chất TSS, COD, nitơ tổng số, Phospho tổng sốđều giảm đi mạnh, tuy khả năng xử lý của từng loài cây khác nhau nhưng hiệu xuất xử lý đều đạt từ 70% - 98%.

Hình 4.18. Kh năng x lý COD ca bèo tây, cây ng và rau mung

52

Hình 4.19. Hiu xut x lý COD ca bèo tây, cây ng và rau mung

trong phòng thí nghim

53

Hình 4.21. Kh năng x lý COD ca cây ng trong phòng thí nghim

54

4.7. Đề xuất quy trình xử lý nước ao hồ phú dưỡng sử dụng bèo tây, cây ngổ và rau muống.

Qua nghiên cứu khả năng xử lý các yếu tố gây phú dưỡng môi trường nước của bèo tây, cây ngổ và rau muống trong điều kiện phòng thí nghiệm tác giả xin đề xuất quy trình ngoài thực nghiệm như sau: Nước hồ bể trung gian bể trồng cây đầu ra

- Xây dựng mô hình thực nghiệm tại hiện trường: trong đó sử dụng các loài thực vật bèo tây, cây ngổ và rau muống, vật liệu cho triển khai tre, vầu, ống nước,

Xây dựng mô hình có diện tích 500m2, nước ao hồ được bơm vào hồ 1( hồ trung gian, tại đây có sử dụng các loài thực vật nổi, như các loại bèo, tại đây các chất huyền phù, cặn lơ lửng xẽ được lắng xuống hoặc bám vào rễ các loài thực vật nổi, đồng thời các loài vi sinh vật bám ở rễ xẽ phân huy các chất hữu cơ khó phân huy, các loài tảo… thành dạng dễ phân hủy cho cây hấp thụ. Nước từ bể trung gian xẽ chảy sang các bể trồng cây ngập nước hoặc nửa ngập nước như ngổ, rau muống tại đây các chất hữu cơ lần nữa được hấp thụ đồng thời các loài cây cung cấp cho nước lượng lớn oxy hòa tan thông qua bộ rễ của mình.

55

PHẦN 5:

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kêt luận:

Sau một thời gian nghiên cứu sử dụng bèo tây, cây ngổ và cây rau muống để xử lý một số tác nhân gây nên phú dưỡng trong các ao hồ, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Hiện trạng chất lượng nước tại ao cá Bác Hồ trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên, qua việc lấy mẫu và phân tích thấy đang bị ô nhiễm phú dưỡng nghiêm trọng, một số các chỉ tiêu như BOD5 quá ngưỡng 6,8 lần, COD quá ngưỡng 6,07 lần, TSS quá ngưỡng 2,21 lần, phospho tổng số quá ngưỡng 210,6 lần, DO thấp hơn ngưỡng cho phép 5 lần.

2. Thể tích nước của tất cả các mẫu thí nghiệm nghiên cứu đều giảm đi từ 15 lít ban đầu xuống thấp nhất còn 13,9 lít, như vậy cho thấy các loài thực vật bèo tây, cây ngổ và rau muống đều sinh trưởng và phát triển tốt trong thời gian nghiên cứu, chúng lấy nước và các chất hữu cơ trong nước để phát triển.

3. Khối lượng bèo tây, cây ngổ và rau muông sử dụng làm thí nghiệm sau khoảng thời gian 3 tuần thì khối lượng của chúng đều tăng lên mạnh mẽ từ 300 g ban đầu tăng lên cao nhất đạt được là 450g đối với bèo tây, 425g đối với cây ngổ và đạt 390 đối với rau muống .

4. Khả năng xử lý đạm trong nước của bèo tây, ngổ và rau muống đạt hiệu quả rất cao, cụ thể từ 120mg/l ban đầu xuống còn 8,7 mg/l ở thùng bèo tây, 18,7 mg/l đối với thùng cây ngổ và 23,96 mg/l đối với thùng rau muống. Tuy khả năng xử lý đạm của các bèo tây, cây ngổ và rau muống là không giống nhau tuy nhiên hiệu xuất xử lý rất cao trung bình 80% - 95% cao hơn so với đối chứng không cây chỉđạt 44,66%.

5. Khả năng xử lý lân trong nước của bèo tây, cây ngổ và rau muống cũng rất mạnh mẽ, từ 31,6mg/l ban đầu xuống thấp nhất còn 1,10 mg/l ở bèo tây, hiệu xuất đạt tới 96,5% và cao nhất là rau muống (6,56 mg/l) hiệu xuất đạt

56 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

79,2 %. Tuy các loài thực vật sử dụng trong thí nghiệm có khả năng xử lý hàm lượng lân khác nhau tuy nhiên hiệu xuất cũng rất cao trung bình từ 70% - 98%.

5. Bèo tây, cây ngổ và cây rau muống có vai trò rất quan trọng trong việc loại bỏ hàm lượng TSS trong nước, và đạt hiệu quả rất cao từ 177mg/l ban đầu xuống còn 16,33 mg/l sau khoảng thời gian 3 tuần xử lý bằng bèo tây. Hiệu xuất trung bình đạt 85% -90%.

6. Hàm lượng COD trong nước cũng được loại bỏ mạnh mẽ sau khoảng thời gian 3 tuần xử lý từ 212,5 mg/l ban đầu xuống còn 28,86 mg/l ở thùng trồng bèo tây, 31,88 mg/l ở thùng trồng cây ngổ, và 40,9 mg/l ở thùng trồng rau muống và đạt tiêu chuẩn môi trường loại B ( TCVN 08: 2008.BTNMT) trung bình hiệu xuất xử lý đạt từ 80% - 85%, cao hơn đối chứng không cây chỉđạt 66,965%

7. Trong 3 loài thực vật sử dụng làm nghiên cứu trên thì bèo tây là loài có khả năng sinh trưởng, và khả năng xử lý tốt nhất .

5.2. Kiến nghị:

- Áp dụng xử lý đối với các nguồn nước thải khác nhau, và trên nhiều đối tượng thực vật khác nhau. Tùy theo thời tiết, mùa vụ mà lựa chon thực vật thủy sinh sao cho phù hợp với từng điều kiện cụ thể.

- Đưa mô hình vào khâu cuối của quá trình xử lý nước thải để đạt hiệu quả tốt hơn.

- Mở rộng nghiên cứu khả năng xử lý ô nhiễm phú dưỡng của các loài thực vật khác nhau và ở các nồng độ các chất khác nhau..

57

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguễn Việt Anh và cộng sự, 2006. Xử lý nước thải sinh hoạt bằng bãi lọc ngầm trồng cây dòng chảy ngầm trồng cây dòng chảy đứng. Seminar on Constructed wetlands for wastewarer treatment, 11.3.2006. Trung tam kỹ thuật môi trường và đô thị khu công nghiệp, Đh xây dựng Hà Nội

2. Dư Ngọc Thành, Hoàng Thị Lan Anh, 2011. Bài giảng kỹ thuật xử lý nước thải và chất thải rắn

3. Lê Huy Bá, Lâm Minh Triết, 2000. Sinh thái môi trường ứng dụng. NXB

KH và KT.

4. Phạm Văn Đức, 2005. Nghiên cứu sư dụng bèo tây ( Eichhornia crassipes (Mart) Solms) và bèo cá ( Pistia stratites L) để xử lý nước thải từ chế biến thủy sản, Luận văn thạc sĩ Khoa học Sinh học, Trường ĐHSP HN.

5. Phan Thị Huyền (2008), Bài giảng ô nhiễm môi trường, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Thái Nguyên

6. Đỗ Ngọc Khuê và cộng sự, 2007. Nghiên cứu khả năng sử dụng một số loài thực vật thủy sinh để khử độc cho nước thải bị nhiễm Nitroglyxerin của cơ sở sản xuất thuốc phóng, tạp chí Khoa học và công nghệ tr.125 – 132. 7. Lê Văn Khoa ( 2004), Sinh thái và môi trường đất, nhà xuất bản Đại học

Quốc gia Hà Nội, Hà Nội

8. Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải, 2007. Cơ sở thủy sinh học, NXB KHTN và CN

9. Nguyễn Văn Thịnh, 2010. Khả năng loại bỏ tác nhân phú dưỡng môi trường nước của cây ngổ trâu (Enydra Fluctuans lour). Luận văn thạc sĩ khoa sinh học. Viện khoa học và công nghệ Việt Nam.

10. Trần Văn Tựa và cộng sự 2007. Nghiên cứu sử dụng các loài TVTS điển hình cho xử lý nước thải công nghiệp chứa kim loại nặng và nước thải công nghiệp chế biến thực phẩm. Báo cáo tổng kết đề tài. Viện khoa học

58 và Công Nghệ Việt Nam, 129 trang.

11. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia năm 2005.

12. Báo đất Việt (2010), Khắc phục ô nhiễm bằng cỏ, thông tin mạng internet, website:http://www.khoahoc.com.vn/doisong/moi-truong/giai-

phap/27337_Khac-phuc-o-nhiem-bang-co.aspx (15/03/2010).

13. Báo điện tử Thái Nguyên (2009), Khai mạc kì họp thứ 13 hội đồng nhân dân tỉnh khóa XI, thông tin mạng internet, website: http://www.thainguyentv.vn/default.aspx?tabid=421&ID=27687 (13/12/2009).

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG KHÓA LUẬN

Qúa trình chọn và xử lý thực vật nghiên cứu

Xử lý phú dưỡng bằng bèo tây

Xác định nồng độ COD, BOD5 tại phòng thí nghiệm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng xử lý phú dưỡng của một số loài thực vật thủy sinh tại ao cá Bác hồ trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. (Trang 60)