Diễn biến thể tích nước và khối lượng các loại thực vật trong các mẫu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng xử lý phú dưỡng của một số loài thực vật thủy sinh tại ao cá Bác hồ trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. (Trang 44)

mẫu.

Bảng 4.2. Diễn biến thể tích nước trong các mẫu sau xử lý Công thức thí nghiệm Ban đầu (lít) Sau 1 tuần (lít) Sau 2 tuần (lít) Sau 3 tuần (lít) Tỷ lệ Bèo tây 15 14,7 14,3 13,9 7,3% Ngổ 15 14,8 14,5 14,2 5,3% Rau muống 15 14,8 14,6 14,1 6% Đối chứng 15 14,9 14,7 14,4 4%

35

Hình 4.1. Din biến th tích nước sau các khong thi gian x

bng bèo tây, cây ng và rau mung.

Qua bảng số liệu cho thấy: Thể tích nước sau 1 tuần, 2 tuần và 3 tuần đều có hiện tượng giảm xuống, giảm mạnh nhất là thùng bèo tây, giảm từ 15 lít ban đầu sau ba tuần xuống còn 13, 9 lít, tương ứng giảm 7,3%, tiếp đó là rau muống xuống còn 14,1 lít, tương ứng 6%, còn ngổ giảm xuống còn 14,2lít tương ứng 5,3% Như vậy cho thấy các loài thực vật sử dụng trong thí nghiệm đều sinh trưởng và phát triển hoàn toàn bình thường, chúng đã xử dụng nước cho quá trình sống như quang hợp, hô hấp và lấy các chất dinh dưỡng trong nước cho chu trình sống của mình.

Ngoài ra trong bảng số liệu ta còn thấy không chỉ các thùng trồng cây thì thể tích nước giảm mà ở thùng đối chứng thể tích nước cũng giảm, cụ thể sau 3 tuần từ 15 lít giảm xuống còn 14,4 lít tương đương giảm 4%. Như vậy, trong điều kiện tự nhiên dưới tác dụng của các yếu tố tự nhiên như độ ẩm, nhiệt độ không khí thì thể tích nước vẫn giảm đi phần nào thông qua quá trình bốc hơi vào khí quyển.

36

Bảng 4.3. Diễn biến khối lượng các loại cây qua các khoảng thời gian khác nhau.

CTTN Ban đầu 1 tuần 2 tuần 3 tuần

Bèo tây Khối lượng (g) 310 347 398 450 Tỷ lệ tăng trưởng (%) 0 11.9 28,3 45,1 Ngổ Khối lượng (g) 300 337 377 425 Tỷ lệ tăng trưởng (%) 0 12,3 25,6 41,6 Muống Khối lượng (g) 305 322 350 390 Tỷ lệ tăng trưởng (%) 0 5,5 14,7 27,8

Hình 4.2. T l tăng trưởng khi lượng ca bèo tây, cây ng và rau mung

37

Từ bảng số liệu trên ta thấy: Khối lượng của các loài thực vật sử dụng trong thí nghiệm đều tăng lên rõ rệt sau 3 tuần, trong đó thì bèo tây là loại có tỷ lệ tăng lên về khối lượng là lớn nhất từ 310g ở thời điểm ban đầu sau 1 tuần trồng thì tăng thêm 11.9 %, sau 2 tuần là 28,3% và sang tuần thứ 3 đạt 45,1 %. Đặc biệt sau 2 tuần thì tại thùng bèo tây qua quan sát thấy sinh khối bèo trong các thùng đã tăng lên gấp đôi.Như vậy cho thấy trong thời gian thí nghiệm bèo đã lấy đi một lượng lớn các chất hữu cơ và nước từ thùng xốp làm nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho quá trình sinh trưởng và phát triển của mình.

Đối với thùng trồng Ngổ thì cũng thấy phát triển rất mạnh mẽ từ 300g ban đầu sau 1 tuần đã tăng lên 337g, tỷ lệđạt 12,3% và đạt 425 g ở tuần thứ 3, tỷ lệ đạt 41%, tốc độ tăng trưởng tương đương với bèo tây, các cây ngổ sau 3tuần chiều dài đạt gần gấp đôi so với ban đầu, thân lá phát triển tốt, mập, và không thấy có hiện tượng bị chết.

Kém hơn so với bèo tây và ngổ, rau muống chỉ tăng từ 305g lên 322 g, tỷ lệ đạt 5,5 % so với khối lượng ban đầu, và có hiện tượng vàng lá ở tuần đầu tuy nhiên sang tuần 2 thì rau muống đã phát triển khá mạnh lên 350g, đạt tỷ lệ 14,7% so với ban đầu và 27% ở tuần thứ 3.

Như vậy cho thấy: Với pH trung tính (pH = 7,19) là môi trường thích hợp cho sinh trưởng của bèo tây và ngổ trâu[9], cả 3 loại cây trên đều có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt ngay cả trong điều kiện phòng thí nghiệm và môi trường nước phú dưỡng cao, đồng thời cũng cho thấy các loài cây này đã sử dụng các chất hữu cơ trong nước làm nguồn dinh dưỡng cho mình và tăng nhanh cả về số lượng cũng như khối lượng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng xử lý phú dưỡng của một số loài thực vật thủy sinh tại ao cá Bác hồ trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)