Đánh giá hiện trạng chất lượng nước ao cá Bác Hồ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng xử lý phú dưỡng của một số loài thực vật thủy sinh tại ao cá Bác hồ trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. (Trang 43)

Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu của nước trong ao cá chưa qua xử lý

Chỉ tiêu Mẫu

phân tích TCVN 08:2008(B1) So sánh

pH 7,19 5,5 – 9,0 Cho phép

DO (ppm) 0,4 ≥ 4 Dưới ngưỡng 10 lần BOD5 (mg/l) 170 <15 Quá ngưỡng

11,3 lần COD (mg/l) 212,5 <30 Quá ngưỡng

7,08 lần

TSS (mg/l) 177 50 Quá ngưỡng

3,54 lần Nitơ tổng số (mg/l) 120 - - Photphat tổng số (mg/l) 31,6 0,3 Quá ngưỡng

105,3 lần

Fe(mg/l) 0,0033 1,5 Cho phép

Pb(mg/l) 0,0022 0,05 Cho phép

Như vậy qua các số liệu thu được trên đây ta thấy: Trong 9 chỉ tiêu chính nói lên độ ô nhiễm của nước thì chỉ có 3 chỉ tiêu nằm trong giới hạn cho phép đó là: pH, Fe, và Pb, còn lại 5 chỉ tiêu không đạt tiêu chuẩn, có thể nhận thấy rằng nước tại khu vực ao cá Bác Hồ ở trạng thái phú dưỡng rất nghiêm trọng, cụ thể như sau: BOD5 quá ngưỡng cho phép là 11,3 lần, COD

34

quá ngưỡng cho phép là 7,08 lần, TSS quá ngưỡng cho phép là 3,54 lần, còn Phosphat tổng số lại quá ngưỡng tới 105,3 lần trong khi đó hàm lượng DO lại dưới ngưỡng cho phép 10 lần, nước có màu xanh đục, mùi tanh rất khó chịu.

- Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng ô nhiễm nước trong ao có thể đánh giá là do nguồn thải trực tiếp từ kí túc xá K.A thải ra ao, đồng thời nước trong ao là nước đọng, ít xả lượng chất hữu cơ tích tụ trong thời gian dài, quá trình làm sạch tự nhiên không xử lý hết là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm phú dưỡng trong ao.

Qua thời gian nghiên cứu sử dụng 3 loại thực vật là bèo tây, ngổ và rau muống để xử lý chúng tôi thấy phương pháp này đạt hiệu quả khá cao và tương đối ổn định, các loài thực vật sinh trưởng phát triển tốt. Nước sau quá trình xử lý đã giảm được hầu hết các chất phú dưỡng, đặc biệt là các chất hữu cơ cụ thể là: nitơ, phospho và hàm lượng căn lơ lửng (TSS), các chỉ tiêu COD, BOD. Dưới đây là kết quả cụ thể về hiệu suất xử lý từng chỉ tiêu ở các khoảng thời gian khác nhau và đối với từng loài cây khác nhau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng xử lý phú dưỡng của một số loài thực vật thủy sinh tại ao cá Bác hồ trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)