Diễn biến hàm lượng cặn tổng số trong các mẫu nước thí nghiệ m

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng xử lý phú dưỡng của một số loài thực vật thủy sinh tại ao cá Bác hồ trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. (Trang 56)

Bảng 4.6. Kết quả nghiên cứu khả năng xử cặn tổng số của Bèo tây,

ngổ trâu và rau muống tại phòng thí nghiệm.

CTTN Ban đầu 1 tuần 2 tuần 3 tuần

Bèo tây Nồng độ ( mg/l ) 177 106,33 45,8 16,33 Hiệu xuất xử lý ( % ) 0 39,92 74,12 90,77 Ngổ Nồng độ (mg/l ) 177 126,33 43,66 24,8 Hiệu xuất xử lý ( % ) 0 28,62 75,33 85,98 Rau Muống Nồng độ (mg/l ) 177 148 58,16 25,46 Hiệu xuất xử lý ( % ) 0 16,38 67,14 85,61 Đối chứng Nồng độ (mg/l) 177 138,2 90,70 59,10 Hiệu xuât xử lý ( % ) 0 21.92 48.75 66.61

Hình 4.13. Kh năng x lý TSS ca bèo tây, cây ng và rau mung

47

HÌnh 4.14. Hiu xut x lý TSS ca bèo tây, cây ng và rau mung

trong phòng thí ghim

48

Hình 4.16. Kh năng x lý TSS ca cây ng trong phòng thí nghim

HÌnh 4.17. Kh năng x lý TSS ca rau mung trong phòng thí nghim

Hàm lượng TSS có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của hồ nước cũng như đến sự phát triển của sinh vật trong hồ, nó đặc trưng cho độ trong

49

của nước. Trong nước một phần TSS sẽ bị loại bỏ do lắng, phần khác loại bỏ qua việc lọc của rễ thực vật thủy sinh, vì sự lọc là cơ chế loại bỏ quan trọng, việc vận chuyển nước tới vung rễ của thực vật là tính toán thiết kế then chốt trong hệ thống xử lý sử dụng thực vật thủy sinh. Một phần chất hữu cơ trong TSS tích tụ ở vùng rễ sẽ được các sinh vật bám ở rễ biến đổi. Với thời gian TSS tiếp tục tích tụ ở rễ. Biến động TSS trong nước trước và sau khi qua quá trình xử lý bằng thực vật được trình bày qua bảng 4.6. hình 4.13, 4.14,...4.17

TSS đầu vào tương đối cao 177mg/l sau thời gian 3 tuần xử lý bằng các loài thực vật khác nhau thì hàm lượng TSS đã giảm đi rõ rệt, hiệu xuất xử lý của bèo tây, cây ngổ và rau muống trung bình đều đạt 85% - 90%, cụ thể :

Đối với bèo tây, ban đầu 177mg/l sau 1 tuần xử lý hàm lượng TSS đã giảm xuống còn 106,33mg/l, hiệu xuất đạt 39,92% và còn 45,8mg/l ở tuần thứ 2. Sang đến tuần thứ 3 thì hàm lượng này chỉ còn lại 16,33mg/l thấp hơn so với ở đối chứng không cây(59,1mg/l) 3,61 lần và hiệu xuất xử lý của bèo đạt tới 90,77%.

Ở thùng cây Ngổ và rau muống thì hàm lượng TSS cũng giảm đi rất mạnh mẽ, sau 3 tuần từ 177mg/l ban đầu giảm xuống còn 24,8mg/l ở thùng ngổ, và còn 25,46mg/l ở thùng rau muống, hiệu xuất đạt 85,98% đối với cây ngổ và 85,61% ở thùng rau muống.

Đối với thùng đối chứng không cây, sau 3 tuần thí nghiệm thì khả năng xử lý kém hơn so với bèo tây 3,61 lần và thấp hơn 2,38 lần so với cây ngổ và 2,32 lần so với rau muống tuy nhiên hàm lượng TSS vẫn giảm xuống đáng kể từ 177mg/l ban đầu còn 59,10mg/l. hiệu xuất đạt 66,61%,. Như vậy ngay cả trong điều kiện tự nhiên thì hàm lượng TSS cũng có xu hướng giảm dần theo thời gian, do các hiện tượng lắng đọng, và kết dính tự nhiên trong môi trường.

Như vậy, tuy khả năng xử lý TSS của các loại cây là khác nhau nhưng hiệu xuất vẫn đạt trên 80% -90%. So với các kết quả nghiên cứu trước như các nghiên cứu về khả năng xử lý nước thải của bèo tây đã được tiến hành ở Mỹ cho thấy bèo tây có thể loại bỏ BOD và TSS có hiệu quả 60% –90%. Không chỉ làm giảm lượng BOD và TSS trong nước thải , bèo tây còn loại bỏ

50

có hiệu quả N-NO3- , P-PO43-, Na, K, Ca, Mg và một số chất khoáng khác (Tripahi, D.B.,1991)[9] thì kết quả này cũng hoàn toàn phù hợp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng xử lý phú dưỡng của một số loài thực vật thủy sinh tại ao cá Bác hồ trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)