Trong công tác thu hồi nợ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh ba hòn tỉnh kiên giang (Trang 77)

Do số lượng cán bộ công nhân viên còn rất ít (năm 2010 là 27 người nhưng đến cuối tháng 12 năm 2012 chỉ còn có 19 người). Trong khi đó, địa bàn hoạt động của Ngân hàng rộng khắp huyện, nên trung bình mõi cán bộ tín dụng phải phụ trách hơn 2 xã. Bởi cùng một lúc phải đảm nhận quá nhiều công việc, nên đã dẫn đến hiện tượng quá tải trong khâu quản lý số lượng khách hàng. Thêm vào đó, trong quá trình thẩm định cũng như việc kiểm tra sử dụng vốn trong và sau khi cho vay, theo dõi để đôn đốc khách hàng trong việc thu hồi nợ là không có khả năng thực hiện hết.

Do nhà xa, bận rộn với công việc kinh doanh, người vay phải nhờ người khác đi trả nợ gốc hoặc lãi dùm nhưng bị chiếm dụng vốn, khách hàng không đòi lại được nên cũng không chịu trả nợ cho Ngân hàng.

Đa số khách hàng của Ngân hàng là những hộ nông dân kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp nên việc thu hồi các khoản nợ vay còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên như: thời tiết, thiên tai, dịch bệnh, mưa bão, lũ lụt,…ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, dẫn đến công tác thu hồi nợ còn gặp nhiều khó khăn.

5.1.4 Nợ xấu trung- dài hạn

Trong 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 vừa qua, tình trạng nợ xấu của Ngân hàng tuy chiếm một tỷ lệ thấp so với quy định (3%). Song vẫn còn ở mức dư nợ cao, đặc biệt là đối với dư nợ ở ngành nông nghiệp, thủy- hải sản. Trong khi đó, đối tượng khách hàng chủ yếu của Ngân hàng là hộ nông dân, sản phẩm sản xuất ra và khả năng tiêu thụ hoàn toàn phục thuộc vào điều kiện thời tiết, giá cả thị trường,…do vậy mức độ rủi ro rất có thể sẽ xảy ra. Trong tương lai, nếu như Ngân hàng không có biện pháp hạn chế nợ xấu phát sinh thì tỷ lệ này sẽ có xu hướng tăng lên, và ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng và đặc biệt là những khoảng tín dụng trung- dài hạn luôn chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn.

5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG- DÀI HẠN TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH BA HÒN DỤNG TRUNG- DÀI HẠN TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH BA HÒN TỈNH KIÊN GIANG

5.2.1 Tăng đầu tư vốn tín dụng trung- dài hạn

Qua việc phân tích doanh số cho vay trung- dài hạn theo ngành kinh tế, ta thấy trong những năm qua, Ngân hàng chỉ tập chung cho vay vào lĩnh vực nông nghiệp. Vì vậy, để đảm bảo đúng định hướng kinh doanh công nghiệp- dịch vụ- thủy hải sản. Thì Ngân hàng có thể cơ cấu lại dư nợ trung- dài hạn theo hướng mở rộng thêm vào các đối tượng, các lĩnh vực như: Thủy- hải sản, thương mại- dịch vụ,…Ngoài ra, Ngân hàng còn có thể mở rộng đối tượng cho vay thông qua các tổ chức xã hội như: hội nông dân, hội liên hiệp phụ nữ, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh, các tổ chức chính trị xã hội,…nhằm tăng dần tỷ trọng doanh số cho vay trung- dài hạn cũng như dư nợ trung- dài hạn tại Ngân hàng được tốt hơn.

Ngân hàng nên tiến hành phân loại khách hàng xem đâu là khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng và khách hàng truyền thống. Nếu là khách hàng truyền thống thì Ngân hàng nên duy trì mối quan hệ thân thiết, có những

chính sách ưu đãi hơn có thể là tăng vốn đầu tư khi họ có yêu cầu xin vay và cũng nên xem xét lại dự án, nên ưu tiên về lãi suất cho khách hàng này và đơn giản hóa thủ tục trong cho vay.

Đồng thời tăng cường khai thác khách hàng tiềm năng. Thực hiện nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu cũng như nguyện vọng của khách hàng. Để từ đó, đưa ra các chính sách và hình thức cho vay phù hợp với từng địa phương, từng đối tượng, trong từng thời kỳ khác nhau.

Ngân hàng nên nâng cao hơn nữa các dự án cho vay trung - dài hạn, khuyến khích khách hàng sử dụng loại cho vay trung - dài hạn nhằm nâng cao dư nợ của loại hình đầu tư này như: đầu tư máy móc nông nghiệp, sân phơi, lò sấy, máy suốt lúa,...

Bên cạnh đó, Ngân hàng nên tiếp tục sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung - dài hạn. Theo Thông Tư số 15/2009/TT-NHNN ngày 10 tháng 08 năm 2009 quy định về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn đối với tổ chức tín dụng. Trong đó, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn, dài hạn của tổ chức tín dụng là 30%. Tuy nhiên, các Ngân hàng cũng được quyền chủ động quyết định mức sử dụng cụ thể, phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn của mình.

Theo Thông tư 12/2010/TT- NHNN ngày 14 tháng 04 năm 2010. Về việc hướng dẫn tổ chức tín dụng cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng theo lãi suất thõa thuận. Khi đó, Tổ chức tín dụng có thể niêm yết công khai lãi suất cho vay ở mức hợp lý, trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng vay, tiết kiệm chi phí hoạt động, tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận vốn vay để phát triển sản xuất - kinh doanh, nhất là khu vực nông nghiệp và nông thôn, doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa; điều chỉnh lãi suất cho vay phù hợp với mức biến động của lãi suất huy động vốn bằng đồng Việt Nam và mục tiêu, giải pháp điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Ngoài ra, Ngân hàng nên thực hiện theo Nghị quyết 01/2013/NQ- CP ngày 07 tháng 01 năm 2013. Về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013. Ngân hàng nên mở rộng tín dụng có hiệu quả đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng đối với lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng, phù hợp với quy định của pháp luật. Chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện các giải pháp phù hợp để tăng khả năng tiếp cận, vay vốn tín dụng, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; ưu tiên vốn tín dụng cho sản xuất hàng xuất khẩu, nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng

công nghệ cao, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, các dự án hiệu quả. Mở rộng tín dụng cho vay mua nhà, khuyến khích các tổ chức tín dụng liên kết với chủ dự án để cung cấp tín dụng dài hạn cho người có nhu cầu mua nhà để ở.

5.2.2 Thực hiện tốt hơn theo đúng quy trình tín dụng

Theo quyết định số 909/2010/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 22 tháng 07 năm 2010 về việc ban hành quy định quy trình cho vay đối với hộ gia đình, cá nhân trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Trong đó, quy trình tín dụng phải bắt đầu từ khi tiếp nhận giấy đề nghị vay vốn của khách hàng, cho đến khi thanh toán hết nợ gốc, lãi, phí và thanh lý hợp đồng tín dụng.

Trong đó, thẩm định là khâu quan trọng nhất nhằm giúp Ngân hàng đưa ra các quyết định đầu tư một cách chính xác, nhằm nâng cao chất lượng của các khoản vay, hạn chế nợ quá hạn phát sinh, đảm bảo hiệu quả hoạt động tín dụng. Ngoài ra, còn tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của từng khu vực, từng địa bàn, từng loại khách hàng. Nên trong quá trình thẩm định các dự án, phương án, cán bộ tín dụng cần xem xét linh hoạt các quy định về quy trình thẩm định nhưng phải luôn tuân thủ đầy đủ và chặt chẽ các vấn đề thuộc về nguyên tắc, tránh thẩm định tùy tiện, sơ sài hoặc không chính xác. Để từ đó, có thể nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác thẩm định, tái thẩm định đầu tư.

Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng cần phải xem xét tính khả thi của dự án phương án kinh doanh như xem thị phần mà khách hàng đang có là bao nhiêu, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm cùng loại mà khách hàng tung ra thị trường như thế nào. Nhằm dự đoán khả năng phát triển trong tương lai của ngành nghề mà khách hàng đang kinh doanh. Từ đó mới ra quyết định xét duyệt cho vay.

Sau khi giải ngân cho khách hàng, cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi hoạt động kinh doanh của khách hàng. Khi đó, cán bộ tín dụng có thể tận dụng triệt để những lần gặp gỡ khách hàng khi họ đến Ngân hàng trả lãi, hay có thể thu thập thông tin của khách hàng thông qua những người hàng xóm, chính quyền địa phương, những người có quan hệ sản xuất kinh doanh với họ. Nhằm đánh giá tiến độ thực hiện của phương án vay vốn.

5.2.3 Tăng cường công tác thu hồi nợ

Nợ quá hạn sẽ làm giảm trực tiếp đến lợi nhuận của Ngân hàng vì Ngân hàng phải trích từ lợi nhuận để lập dự phòng rủi ro phải thu nợ khó đòi đúng bằng dư nợ quá hạn đó. Vì vậy, khi nợ quá hạn tăng thì lợi nhuận lại giảm

tương ứng và ngược lại. Từ đó, việc thu hồi nợ quá hạn là biện pháp được quan tâm hàng đầu trong bối cảnh nợ quá hạn của Ngân hàng ngày càng tăng.

Ngân hàng nên thường xuyên kiểm tra, kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng từ khi vay đến khi thu được nợ, không để xảy ra tình trạng khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng. Từ đó, Ngân hàng mới nắm được những khó khăn mà khách hàng đang gặp phải để có biện pháp tư vấn hỗ trợ giúp khách hàng vượt qua khó khăn đảm bảo có thể trả nợ khi đến hạn.

Cần chú ý hơn việc định kỳ hạn nợ và gia hạn nợ cho phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh. Tập trung thu hồi nợ đến hạn và nợ quá hạn, nợ đã xử lý rủi ro, chuyển nợ quá hạn đối với khách hàng đến hạn trả nợ nếu không có lý do chính đáng để gia hạn nợ. Cương quyết trong vấn đề gia hạn nợ vay, như buộc khách hàng phải trả hết nợ rồi mới cho vay lại mà không giải quyết cho gia hạn nợ.

Tuy nhiên đối với nhóm khách hàng thực sự chưa thể trả được nợ, thì cán bộ tín dụng phải tìm ra nguyên nhân, để có giải pháp thích hợp, nếu như khách hàng thật sự gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, không đủ tiền thanh toán nợ, nhưng có thiện chí trả nợ, thì Ngân hàng có thể đề nghị người vay thanh lý bớt tài sản không sử dụng, giải phóng hàng tồn kho, tổ chức lại sản xuất để phục hồi khả năng trả nợ của khách hàng.

Ngoài ra, Ngân hàng nên thường xuyên kết hợp với chính quyền địa phương mở những chương trình hướng dẫn người dân về kỹ thuật sản xuất, nhằm tạo điều kiện cho họ nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Như vậy vừa giúp cho Ngân hàng có thể thu được nợ dễ dàng hơn, lại vừa tạo được niềm tin đối với khách hàng.

5.2.4 Hạn chế nợ xấu trung- dài hạn

Trong hoạt động tín dụng của NH mà đặc biệt là tín dụng trung- dài hạn luôn chứa dựng nhiều rủi ro tiềm ẩn và là điều không thể nào tránh khỏi. Nhưng làm thế nào để hạn chế nợ xấu đây mới là vấn đề cần phải quan tâm.

Theo Nghị Quyết 02/2013/NQ- CP ngày 07 tháng 01 năm 2013. Về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu. Trong Nghị Quyết có nêu, nên chỉ đạo các tổ chức tín dụng chủ động triển khai các giải pháp tự xử lý nợ xấu như: đánh giá lại chất lượng và khả năng thu hồi của các khoản nợ để có biện pháp xử lý, thu nợ; tiếp tục cơ cấu lại nợ để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận được vốn vay phục vụ sản xuất - kinh doanh, bán nợ xấu cho các công ty quản lý tài sản, mua bán nợ; kiểm soát (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chặt chẽ và tiết giảm chi phí hoạt động để tích cực trích lập, sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu; đồng thời, triển khai các giải pháp hạn chế nợ xấu phát sinh trong tương lai, nghĩa là:

Các Ngân hàng nên rà soát, đánh giá lại nợ xấu; tiến hành phân loại các khoản nợ xấu theo loại hình doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, đối tượng vay vốn và theo các loại tài sản bảo đảm, nợ xấu trong bất động sản, nợ xấu trong xây dựng cơ bản,…và đánh giá lại thực trạng tài sản đảm bảo, nguồn gốc pháp lý, giá trị thị trường, khả năng thanh khoản của các tài sản này để có các giải pháp xử lý phù hợp với từng loại hình nợ xấu.

Ngoài ra, Ngân hàng nên tăng cường trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu. Bằng cách là Ngân hàng sẽ chủ động tăng mức trích lập dự phòng các khoản nợ xấu, chấp nhận giảm lợi nhuận hoặc thua lỗ. Vì việc làm này, sẽ giúp cho Ngân hàng nhanh chóng bù đắp tổn thất, giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp. Đồng thời, có thể giảm quỹ lương nhưng làm tăng khả năng tài chính nội tại của Ngân hàng.

Kiểm soát chặt chẽ và giảm chi phí hoạt động, nghĩa là Ngân hàng cần có chính sách tiền lương, tiền thưởng hợp lý trong giai đoạn khó khăn này. Cách thức này giúp giảm chi phí một cách hợp lý nhằm hỗ trợ cho việc tăng mức trích lập dự phòng tỷ lệ nợ xấu.

Theo Quyết định 881/2010/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 16 tháng 07 năm 2010 về việc ban hành quy định thực hiện Nghị Định 41/2010/NĐ- CP ngày 12 tháng 04 năm 2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển Nông nghiệp Nông thôn. Cho phép các Ngân hàng tiếp tục cơ cấu lại nợ quá hạn trong các trường hợp khách hàng gặp khó khăn về tài chính, chưa trả được nợ đúng hạn do nguyên nhân khách quan như thiên tai, mưa bảo, lũ lụt, dịch bệnh,…Ngân hàng nên xem xét thực hiện cơ cấu lại nợ cho khách hàng.

Trường hợp đang có nợ cơ cấu lại, nếu khách hàng có nhu cầu vay mới để sản xuất, kinh doanh hoặc khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, Ngân hàng nên căn cứ vào tính khả thi, hiệu quả của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng để xem xét cho vay mới, giúp khách hàng có thể khắc phục khó khăn và phục hồi sản xuất kinh doanh, mà không phụ thuộc vào dư nợ cũ chưa trả nợ đúng hạn của khách hàng.

Ngân hàng có thể bán nợ xấu cho các Công ty Mua bán nợ vì đây là phương án xử lý nợ xấu nhanh nhất giúp Ngân hàng có thể thu hồi một phần vốn kinh doanh để phục vụ cho các nhu cầu và cơ hội kinh doanh mới, nhằm cải thiện tình hình tài chính tại Ngân hàng.

CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN

Qua kết quả phân tích hoạt động tín dụng trung- dài hạn tại NHNo&PTNT chi nhánh Ba Hòn tỉnh Kiên Giang qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 là tương đối tốt. Điều đó được thể hiện bằng việc NH đã có nhiều cố gắng để góp phần tăng trưởng tín dụng, hạn chế và phòng ngừa rủi ro tín dụng được thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu của NH tương đối thấp, vòng quay tín dụng trung- dài hạn ở mức chấp nhận được và hoạt động tín dụng mang lại lợi nhuận dương cho NH, huy động vốn tăng liên tục. Ngoài ra NH còn cung ứng một khối lượng vốn lớn để phục vụ cho sản xuất trên địa bàn huyện. NHNo &PTNT chi nhánh Ba Hòn tỉnh Kiên Giang cũng góp phần

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh ba hòn tỉnh kiên giang (Trang 77)