Chỉ tiêu này cho ta thấy một đồng vốn Ngân hàng cho vay ra thì sẽ thu hồi được bao nhiêu đồng trong một kỳ kinh doanh nhất định, nó phản ánh khả năng trả nợ vay của khách hàng. Hệ số này càng lớn thì công tác thu hồi vốn
của NH càng hiệu quả và ngược lại. Đây cũng chính là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả, chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
Qua bảng số liệu ta thấy khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng có phần giảm xuống, điển hình như năm 2010 khả năng thu nợ của Ngân hàng chiếm tới 91,66% nhưng sang năm 2012 chỉ số này giảm còn 76,88%. Mà nguyên nhân chủ yếu là do, doanh số cho vay trung- dài hạn của Ngân hàng tăng lên trong khi đó doanh số thu nợ trung- dài hạn lại giảm xuống. Nghĩa là tốc độ tăng của doanh số thu nợ chậm hơn tốc độ tăng của doanh số cho vay, nên đã làm cho hệ số thu nợ của Ngân hàng giảm xuống.
Ngoài ra, trong năm Ngân hàng đã không ngừng mở rộng quy mô tín dụng tăng cường cho vay trung- dài hạn nên đã làm cho thời hạn thu nợ kéo dài ra, dẫn đến doanh số thu nợ giảm xuống. Điều này cho thấy hiệu quả đầu tư tín dụng của Ngân hàng chưa được tốt lắm và chỉ số này có xu hướng giảm xuống. Nghĩa là bên cạnh việc tăng trưởng tín dụng Ngân hàng cần phải quan tâm hơn nữa đến chất lượng tín dụng.
Nhưng bước sang 6 tháng đầu năm 2013, thì hệ số thu nợ trung- dài hạn của Ngân hàng là 93,25% tăng 8,79% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nghĩa là cứ 100 đồng doanh số cho vay ra thì Ngân hàng thu được 93,25 đồng. Sự tăng lên này là do trong 6 tháng qua Ngân hàng đã giảm doanh số cho vay trong khi đó công tác thu hồi nợ được tăng lên. Đây thật sự là một kết quả khả quan và Ngân hàng cần tiếp tục phát huy hơn nữa công tác thu nợ của khách hàng trong thời gian sắp tới. Để duy trì và phát triển hoạt động tín dụng đòi hỏi bản thân Ngân hàng cần có sự nỗ lực hơn nữa, cần kết hợp chặt chẽ giữa gia tăng doanh số cho vay với tăng cường việc thu nợ nhằm giúp cho đồng vốn của Ngân hàng được luân chuyển liên tục và đảm bảo an toàn.