Những yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh ba hòn tỉnh kiên giang (Trang 74)

Những yếu tố khách quan chủ yếu xuất phát từ những tác động bên ngoài chẳng hạn như: Do tình hình kinh tế thế giới hiện đang diễn biến phức tạp, lạm phát tăng cao (năm 2011 là 18,13%). Trong khi đó, giá dầu thô, giá nguyên vật liệu cơ bản đầu vào của sản xuất, giá lương thực, thực phẩm trên thị trường thế giới tiếp tục có xu hướng tăng cao.

Còn trong nước do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh đã tác động bất lợi đến sản xuất và đời sống của người dân. Một số mặt hàng là đầu vào quan trọng của sản xuất như điện, xăng dầu vẫn chưa thực hiện đầy đủ theo cơ chế giá thị trường buộc phải điều chỉnh tăng giá. Mặt khác, chúng ta phải nới lỏng chính sách tiền tệ, tài khoá để ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua. Tình hình trên đây đã làm giá cả tăng cao, tăng nguy cơ mất ổn định kinh tế vĩ mô của nước ta. Chính vì thế, đã ảnh hưởng lớn đến sức cạnh tranh của nền kinh tế, cũng như vấn đề bảo đảm an sinh xã hội.

Mục tiêu phát triển kinh tế được đề ra quá cao, gây sức ép cho các nhà đầu tư. Trong khi đó, nền kinh tế lại thiếu vốn trầm trọng, đặc biệt là vốn tín dụng trung - dài hạn. Điều này, đã dẫn đến một số tổ chức hoặc doanh nghiệp với số vốn khá khiêm tốn phải đi vay ngắn hạn để sử dụng vào những công trình đầu tư mang tính chất trung và dài hạn như: đầu tư để sử dụng vào cơ sở hạ tầng, tài sản cố định, mua sắm trang thiết bị,…

Do bản thân hoặc gia đình của người vay bị tai nạn, ốm đau, bệnh tật kéo dài, ảnh hưởng đến nguồn tài chính và kế hoạch trả nợ cho Ngân hàng. Hay trong quá trình lao động bị tai nạn bất ngờ khiến người lao động mất khả năng lao động hoặc bị thất nghiệp. Vì thế mà nguồn thu không có gây khó khăn trong việc thu hồi nợ của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh ba hòn tỉnh kiên giang (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)