Từ phía khách hàng
Sau khi vay vốn rồi, khách hàng chỉ muốn trả lãi, còn gốc để xoay vòng vì họ ngại trả gốc phải làm lại thủ tục, vừa mất thời gian vừa tốn kém chi phí, nhất là hiện nay việc thế chấp, bảo lãnh vay vốn phải đăng ký thực hiện giao dịch đảm bảo.
Một số khách hàng sử dụng vốn sai mục đích như: sau khi vay vốn về để sản xuất kinh doanh nhưng họ chỉ sử dụng một phần vốn vào mục đích chính, phần còn lại sử dụng vào những mục đích khác như: chi tiêu cho cá nhân, mua sắm vật dụng gia đình, bài bạc,…làm thất thoát nguồn vốn dẫn đến không đủ khả năng trả nợ cho Ngân hàng.
Các doanh nghiệp do không nắm bắt được cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường, cộng với năng lực quản lý điều hành còn nhiều yếu kém trong lĩnh vực chuyên môn. Hạn chế trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ vào quá trình SXKD, các phương án, dự án kém khả thi, sản phẩm làm ra không cạnh tranh được với các sản phẩm khác trên thị trường, không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng làm cho hoạt động kinh doanh của DN bị sa sút dẫn đến thua lỗ, phá sản gây khó khăn cho việc thu hồi nợ của Ngân hàng.
Từ phía Ngân hàng
Địa bàn hoạt động rộng xuống tận vùng sâu, vùng xa, phương tiện đi lại khó khăn. Trong khi đó, số lượng cán bộ tín dụng còn ít, nên việc theo dõi chặt chẽ những món vay của khách hàng vẫn còn thiếu sót. Ngoài ra, do để hạn chế rủi ro tín dụng nên Ngân hàng chỉ có ít khách hàng mục tiêu vì thế doanh số cho vay khó có thể đạt tối đa được.
Năng lực của một số cán bộ tín dụng còn nhiều hạn chế, do đó không thể tránh khỏi bị khách hàng qua mặt, cố tình lừa đảo, gây nên những khoản thất thoát tín dụng. Ngân hàng chưa có các biện pháp hữu hiệu trong việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay khi thời hạn cho vay tới hạn. Đây là nguyên nhân cơ bản và quan trọng làm gia tăng tỷ trọng nợ xấu tại Ngân hàng.
óm lại: Chính những yếu tố trên, đã gây trở ngại cho việc tăng trưởng tín dụng trung - dài hạn trên địa bàn huyện. Vì vậy, để nguồn vốn tín dụng trung – dài hạn phát huy được vai trò trong việc đầu tư sản xuất kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế trên địa bàn thì Ngân hàng cần thiết phải giải quyết triệt để những yếu tố này. Qua đây, cũng giúp cho Ngân hàng nhìn nhận một cách đầy đủ, toàn diện và khách quan hơn để từ đó có những biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng một cách hữu hiệu và thiết thực nhất.
CHƯƠNG 5
GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH BA HÒN TỈNH KIÊN GIANG
5.1 NHỮNG HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG- DÀI HẠN TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH BA HÒN TỈNH KIÊN GIANG
Mục tiêu của đề tài là phân tích hoạt động tín dụng trung- dài hạn tại NHNo&PTNT chi nhánh Ba Hòn tỉnh Kiên Giang trong 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 để ta có thể thấy được những điểm mạnh cần phát huy và những tồn tại, hạn chế cần có hướng khắc phục, nhằm làm cho hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng trung- dài hạn nói riêng của Ngân hàng ngày càng phát triển hơn nữa trong những năm sắp tới. Sau đây là một số hạn chế Ngân hàng nên có hướng giải quyết.
5.1.1 Đầu tư vốn tín dụng trung- dài hạn
Qua kết quả phân tích hoạt động tín dụng trung- dài hạn tại NHNo&PTNT chi nhánh Ba Hòn tỉnh Kiên Giang ta thấy, doanh số cho vay trung- dài hạn cũng như dư nợ trung- dài hạn tại Ngân hàng tuy có tăng qua các năm nhưng vẫn còn thấp. Trong những năm qua, Ngân hàng chỉ tập trung cho vay chủ yếu vào những đối tượng khách hàng truyền thống, khách hàng có mối quan hệ thường xuyên với Ngân hàng chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi và tiêu dùng. Trong khi đó, thế mạnh tiềm năng của vùng là công nghiệp- dịch vụ- thủy hải sản. Chính vì thế, trong tương lai Ngân hàng nên có chính sách đầu tư hợp lý để xứng đáng với tiềm năng mà thiên nhiên đã ban tặng.
Trong khi đó, vòng quay vốn tín dụng trung- dài hạn của Ngân hàng chưa cao, điển hình như năm 2012 cao nhất chỉ có 0,77 vòng, chứng tỏ khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng còn chậm. Tỷ lệ dư nợ trung- dài hạn trên tổng nguồn vốn chưa cao dưới 50%. Cho thấy, Ngân hàng vẫn chưa thật sự tận dụng được hết tiềm năng vốn có của mình.
Ngoài ra, do ảnh hưởng của lạm phát tăng cao (năm 2011 là 18.13%), chính sách của nhà nước về điều chỉnh tăng giá các mặt hàng thiết yếu như: xăng, dầu, điện, giá dầu thô, giá nguyên vật liệu đầu vào,…Trong khi đó, giá của một số mặt hàng nông sản liên tục giảm gây bất lợi cho người sản xuất đặc biệt là ở khu vực sản xuất nông nghiệp, nông thôn. Thêm vào đó là tình hình
dịch bệnh như: rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá ở cây lúa, bệnh lỡ mòm long móng ở gia súc, bệnh dịch cúm ở gia cầm, bệnh đớm trắng ở tôm. Ngoài ra thiên tai mưa bảo, lũ lụt thường xuyên xảy ra nên đã gây thiệt hại lớn đến năng suất cũng như sản lượng sản phẩm nông nghiệp của người dân. Từ đó ảnh hưởng đến thu nhập và chất lượng đời sống của người dân, dẫn đến việc mở rộng tín dụng của Ngân hàng bi hạn chế.
5.1.2 Chưa thực hiện tốt theo đúng quy trình tín dụng
Ngân hàng chưa nắm bắt đầy đủ thông tin về khách hàng. Hiện nay phần lớn những thông tin mà cán bộ tín dụng thu thập được chủ yếu là từ phía hồ sơ vay vốn, sổ sách kế toán và các báo cáo tài chính của khách hàng vay vốn cung cấp. Mà hầu hết các số liệu trên các giấy tờ này đều thiếu chính xác và không phản ánh đầy đủ và kịp thời tình hình tài chính của khách hàng. Như vậy, thiếu thông tin về khách hàng, Ngân hàng không thể nắm rõ được đích thực khách hàng của mình về năng lực tài chính cũng như khả năng trả nợ,… Do đó, Ngân hàng có thể đưa ra những nhận định sai lầm về khách hàng vay vốn, dẫn đến rủi ro tín dụng là điều khó tránh khỏi.
Trong công tác thẩm định cho vay ngay ban đầu, thường cán bộ tín dụng dựa trên tài sản đảm bảo để cho vay, nên việc tính toán hiệu quả của dự án, phương án hoạt động kinh doanh, dịch vụ của khách hàng đôi lúc còn xem nhẹ, cảm tính, chưa tính toán chính xác nhu cầu vốn thực tế cần thiết của dự án, phương án. Thông tin về khách hàng thiếu trung thực, dẫn đến mức cho vay thường theo yêu cầu của khách hàng.
Khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, sau khi nhận được tiền vay từ Ngân hàng thì khách hàng thường có động cơ sử dụng vốn vay vào các mục đích khác như: với nguồn vốn vay tiêu dùng thì khách hàng lại đem chơi hụi hay cho vay nóng ở bên ngoài nhằm hưởng chênh lệch lãi suất. Đến khi vở hụi hay vở nợ thì lúc này khách hàng mất khả năng thanh toán, không có nguồn để trả nợ cho Ngân hàng.
5.1.3 Trong công tác thu hồi nợ
Do số lượng cán bộ công nhân viên còn rất ít (năm 2010 là 27 người nhưng đến cuối tháng 12 năm 2012 chỉ còn có 19 người). Trong khi đó, địa bàn hoạt động của Ngân hàng rộng khắp huyện, nên trung bình mõi cán bộ tín dụng phải phụ trách hơn 2 xã. Bởi cùng một lúc phải đảm nhận quá nhiều công việc, nên đã dẫn đến hiện tượng quá tải trong khâu quản lý số lượng khách hàng. Thêm vào đó, trong quá trình thẩm định cũng như việc kiểm tra sử dụng vốn trong và sau khi cho vay, theo dõi để đôn đốc khách hàng trong việc thu hồi nợ là không có khả năng thực hiện hết.
Do nhà xa, bận rộn với công việc kinh doanh, người vay phải nhờ người khác đi trả nợ gốc hoặc lãi dùm nhưng bị chiếm dụng vốn, khách hàng không đòi lại được nên cũng không chịu trả nợ cho Ngân hàng.
Đa số khách hàng của Ngân hàng là những hộ nông dân kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp nên việc thu hồi các khoản nợ vay còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên như: thời tiết, thiên tai, dịch bệnh, mưa bão, lũ lụt,…ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, dẫn đến công tác thu hồi nợ còn gặp nhiều khó khăn.
5.1.4 Nợ xấu trung- dài hạn
Trong 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 vừa qua, tình trạng nợ xấu của Ngân hàng tuy chiếm một tỷ lệ thấp so với quy định (3%). Song vẫn còn ở mức dư nợ cao, đặc biệt là đối với dư nợ ở ngành nông nghiệp, thủy- hải sản. Trong khi đó, đối tượng khách hàng chủ yếu của Ngân hàng là hộ nông dân, sản phẩm sản xuất ra và khả năng tiêu thụ hoàn toàn phục thuộc vào điều kiện thời tiết, giá cả thị trường,…do vậy mức độ rủi ro rất có thể sẽ xảy ra. Trong tương lai, nếu như Ngân hàng không có biện pháp hạn chế nợ xấu phát sinh thì tỷ lệ này sẽ có xu hướng tăng lên, và ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng và đặc biệt là những khoảng tín dụng trung- dài hạn luôn chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn.
5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG- DÀI HẠN TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH BA HÒN DỤNG TRUNG- DÀI HẠN TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH BA HÒN TỈNH KIÊN GIANG
5.2.1 Tăng đầu tư vốn tín dụng trung- dài hạn
Qua việc phân tích doanh số cho vay trung- dài hạn theo ngành kinh tế, ta thấy trong những năm qua, Ngân hàng chỉ tập chung cho vay vào lĩnh vực nông nghiệp. Vì vậy, để đảm bảo đúng định hướng kinh doanh công nghiệp- dịch vụ- thủy hải sản. Thì Ngân hàng có thể cơ cấu lại dư nợ trung- dài hạn theo hướng mở rộng thêm vào các đối tượng, các lĩnh vực như: Thủy- hải sản, thương mại- dịch vụ,…Ngoài ra, Ngân hàng còn có thể mở rộng đối tượng cho vay thông qua các tổ chức xã hội như: hội nông dân, hội liên hiệp phụ nữ, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh, các tổ chức chính trị xã hội,…nhằm tăng dần tỷ trọng doanh số cho vay trung- dài hạn cũng như dư nợ trung- dài hạn tại Ngân hàng được tốt hơn.
Ngân hàng nên tiến hành phân loại khách hàng xem đâu là khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng và khách hàng truyền thống. Nếu là khách hàng truyền thống thì Ngân hàng nên duy trì mối quan hệ thân thiết, có những
chính sách ưu đãi hơn có thể là tăng vốn đầu tư khi họ có yêu cầu xin vay và cũng nên xem xét lại dự án, nên ưu tiên về lãi suất cho khách hàng này và đơn giản hóa thủ tục trong cho vay.
Đồng thời tăng cường khai thác khách hàng tiềm năng. Thực hiện nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu cũng như nguyện vọng của khách hàng. Để từ đó, đưa ra các chính sách và hình thức cho vay phù hợp với từng địa phương, từng đối tượng, trong từng thời kỳ khác nhau.
Ngân hàng nên nâng cao hơn nữa các dự án cho vay trung - dài hạn, khuyến khích khách hàng sử dụng loại cho vay trung - dài hạn nhằm nâng cao dư nợ của loại hình đầu tư này như: đầu tư máy móc nông nghiệp, sân phơi, lò sấy, máy suốt lúa,...
Bên cạnh đó, Ngân hàng nên tiếp tục sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung - dài hạn. Theo Thông Tư số 15/2009/TT-NHNN ngày 10 tháng 08 năm 2009 quy định về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn đối với tổ chức tín dụng. Trong đó, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn, dài hạn của tổ chức tín dụng là 30%. Tuy nhiên, các Ngân hàng cũng được quyền chủ động quyết định mức sử dụng cụ thể, phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn của mình.
Theo Thông tư 12/2010/TT- NHNN ngày 14 tháng 04 năm 2010. Về việc hướng dẫn tổ chức tín dụng cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng theo lãi suất thõa thuận. Khi đó, Tổ chức tín dụng có thể niêm yết công khai lãi suất cho vay ở mức hợp lý, trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng vay, tiết kiệm chi phí hoạt động, tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận vốn vay để phát triển sản xuất - kinh doanh, nhất là khu vực nông nghiệp và nông thôn, doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa; điều chỉnh lãi suất cho vay phù hợp với mức biến động của lãi suất huy động vốn bằng đồng Việt Nam và mục tiêu, giải pháp điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Ngoài ra, Ngân hàng nên thực hiện theo Nghị quyết 01/2013/NQ- CP ngày 07 tháng 01 năm 2013. Về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013. Ngân hàng nên mở rộng tín dụng có hiệu quả đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng đối với lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng, phù hợp với quy định của pháp luật. Chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện các giải pháp phù hợp để tăng khả năng tiếp cận, vay vốn tín dụng, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; ưu tiên vốn tín dụng cho sản xuất hàng xuất khẩu, nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng
công nghệ cao, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, các dự án hiệu quả. Mở rộng tín dụng cho vay mua nhà, khuyến khích các tổ chức tín dụng liên kết với chủ dự án để cung cấp tín dụng dài hạn cho người có nhu cầu mua nhà để ở.
5.2.2 Thực hiện tốt hơn theo đúng quy trình tín dụng
Theo quyết định số 909/2010/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 22 tháng 07 năm 2010 về việc ban hành quy định quy trình cho vay đối với hộ gia đình, cá nhân trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Trong đó, quy trình tín dụng phải bắt đầu từ khi tiếp nhận giấy đề nghị vay vốn của khách hàng, cho đến khi thanh toán hết nợ gốc, lãi, phí và thanh lý hợp đồng tín dụng.
Trong đó, thẩm định là khâu quan trọng nhất nhằm giúp Ngân hàng đưa ra các quyết định đầu tư một cách chính xác, nhằm nâng cao chất lượng của các khoản vay, hạn chế nợ quá hạn phát sinh, đảm bảo hiệu quả hoạt động tín dụng. Ngoài ra, còn tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của từng khu vực, từng địa bàn, từng loại khách hàng. Nên trong quá trình thẩm định các dự án, phương án, cán bộ tín dụng cần xem xét linh hoạt các quy định về quy trình thẩm định nhưng phải luôn tuân thủ đầy đủ và chặt chẽ các vấn đề thuộc về nguyên tắc, tránh thẩm định tùy tiện, sơ sài hoặc không chính xác. Để từ đó, có thể nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác thẩm định, tái thẩm định đầu tư.
Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng cần phải xem xét tính khả thi của dự án phương án kinh doanh như xem thị phần mà khách hàng đang có là bao nhiêu, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm cùng loại mà khách hàng tung ra thị trường như thế nào. Nhằm dự đoán khả năng phát triển trong tương lai của