0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Ngôn ngữ thơ

Một phần của tài liệu GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT THƠ CHU VĂN AN (Trang 56 -56 )

8. Cấu trúc của khóa luận

3.3. Ngôn ngữ thơ

Thơ phản ánh cuộc sống qua những rung động của tình cảm. Như nhịp đập trái tim khi xúc động, ngôn ngữ thơ có nhịp điệu riêng của nó. Lời thơ thường là lời đánh giá, trực tiếp thể hiện mối quan hệ của chủ thể với cuộc

đời. Chính vì vậy, ngôn ngữ thơ gắn liền với cá tính, tính cách sáng tác của tác giả. Hay nói cách khác, mỗi nhà thơ đều tạo cho mình một phong cách riêng mang cá tính của bản thân.

Ngôn ngữ thơ Chu Văn An được chon lọc thể hiện một phần con người nhà thơ. Khi viết về nhân vật Dương Công nào đó, nhà thơ dùng từ “thượng nhân”. Cách gọi này vừa nói lên nhân cách của đối tượng được nhắc đến, lại vừa bày tỏ niềm tôn kính của nhà thơ với nhân vật đó:

Thượng nhân Viễn công duệ,

(Thượng nhân là giòng dõi của Viễn công,)

(Đề Dương Công thủy hoa đình – Đề đình thủy hoa của Dương Công)

Để diễn tả cảnh vắng vẻ, Chu Văn An thường dùng những tính từ chỉ cảnh sắc đó. Ví như nói nhà trên núi vắng vẻ ông thường dùng: “Sơn vũ liêu liêu”, “Tịch mịch sơn gia”, để chỉ xóm làng cô quạnh ông dùng “cô thôn”.

Nói đến con người cô đơn lặng lẽ của bản thân ông cũng hay dùng những động từ, tính từ để diễn tả: “Độc lập Thanh Lương giang thượng vọng” (Đứng một mình trên sông Thanh Lương ngắm cảnh) (Thanh Lương giang – Sông Thanh Lương) “Giang đình độc lập sổ quy chu” (Đứng một mình ở Giang Đình đếm thuyền về) (Giang Đình tác – Làm thơ ở Giang Đình). So sánh mình cũng cô lẻ như đám mây, ông dùng từ “cô”: “Thân dữ cô vân trường luyến tụ” (Thân ta cùng đám mây cô đơn mãi mãi lưu luyến hốc núi)

(Xuân đán – Sáng mùa xuân).

Khảo sát một số sáng tác tiêu biểu để thấy, Chu Văn An làm thơ, ông có ý thức gửi gắm tâm sự vào câu chữ. Những từ ngữ chọn lọc “đắt giá”, giúp khắc họa chân dung “cái tôi” thi nhân.

Trong thơ Chu Văn An thì chúng ta thấy được cách dùng từ của ông đẹp, không cầu kỳ mà vẫn sâu xa, vẫn ý tứ. Người đọc nhận ra những hàm ẩn để suy ngẫm.

Để miêu tả thiên nhiên nơi vua Anh Tông ở Chu Văn An đã dùng những tính từ, động từ để miêu tả. Từng câu chữ trong bài Vọng Thái Lăng

giúp người đọc hình dung ra cảnh vật bên lăng cũ, cảnh vật nơi đây đẹp, nhưng giờ chỉ là dĩ vãng:

Tùng thu thâm tỏa nhật tương tịch Yên thảo như đài mê loạn thạch Ảm đảm thiên sơn phong cánh sầu

(Cây tùng cây thu khóa kín trời sắp về chiều

Cỏ non xanh rợn, như rêu che lấp những hòn đá ngả nghiêng Ngàn non ảm đạm, gió thổi càng thêm buồn

(Vọng Thái Lăng)

Ngoài ra ông còn sử dụng nghệ thuật miêu tả, thông qua việc miêu tả cảnh vật nơi mình ở đẹp và giàu màu sắc. Cảnh đẹp hiện lên qua màu xanh biếc của bầu trời, màu hồng của ánh mặt trời đang thấm dần vào nhành hoa sương sớm, trời đất phải say trước vẻ đẹp trên núi:

Tịch mịch sơn gia trấn nhật nhàn. Trúc phi tà ủng hộ khinh hàn. Bích mê vân sắc thiên như túy, Hồng thấp hoa sao lộ vị can.

(Nhà trên núi vắng vẻ, suốt ngày thảnh thơi, Cánh cửa phên che nghiêng ngăn cái rét nhẹ. Màu biếc át cả sắc mây, trời như say,

Ánh hồng thấm nhành hoa sương sớm chưa khô).

(Xuân đán – Sáng mùa xuân).

Tiểu kết chương 3

Qua việc khảo sát, thống kê về thể thơ, cấu trúc bài thơ, về hình ảnh thơ và ngôn ngữ thơ Chu Văn An, cho thấy tài năng của tác giả. Nghệ thuật thơ

vừa có sự kế thừa của thơ ca cổ, vừa phát huy “cá tính riêng” của nhà thơ. Tìm hiểu nghệ thuật biểu đạt những nội dung thơ chữ Hán sâu sắc hơn của Chu Văn An. Qua đó gửi gắm thái độ, tâm tư tình cảm của nhà thơ.

KẾT LUẬN

1. Chu Văn An sống một giai thời nhiễu loạn – thời vãn Trần. Hoàn cảnh lịch sử - xã hội đã tác động mạnh mẽ tới hướng lựa chọn con đường xuất xử của bậc cao nhân. Chu Văn An đã cáo quan về sống giữa thiên nhiên núi rừng. Nhà thơ đã gửi gắm tâm tình của mình qua những vần thơ.

Nội dung thơ chữ Hán Chu Văn An với hai mảng đề tài lớn: thiên nhiên và đời sống nhà thơ nơi ẩn dật. Thiên nhiên trong thơ ông là khách thể thẩm mỹ, mang vẻ đẹp tự nhiên của núi, của sông, của mây, trời, gió,… với những sắc thái đa dạng. Thiên nhiên còn di dưỡng tâm hồn kẻ sĩ khi hòa đồng cao khiết, vào thế giới thanh trong. Thiên nhiên giúp con người bộc lộ sự tinh tế, tâm hồn lãng mạn và tài văn chương. Thiên nhiên giúp nhà thơ gửi gắm những nỗi niềm sâu kín trước cuộc đời. Nhà thơ có phần ngả về phía Lão Trang mà ung dung “nhẹ gót trần ai”, hướng tới cái thanh nhàn tự tại. Phảng phất qua thơ Chu Văn An là con người như vậy. Song, có lẽ không hẳn ông đã như tro nguội: “Tấc lòng này hẳn chưa nguội lạnh như tro đất” mà bởi vì ông đã thức nhận ra cuộc thế khó xoay vần. Vì vậy, nhà thơ nuối tiếc quá khứ khiến ông cũng phải rơi lệ. Âu đó cũng là tâm trạng đành chấp nhận của kẻ sĩ lỡ thời.

2. Nghệ thuật thơ chữ Hán của Chu Văn An hòa cùng dòng chảy của thơ ca thế kỉ XIII – XIV. Với phong cách thơ trang trọng, chuẩn mực, Chu Văn An đã tạo cho mình một dấu ấn riêng trên thi đàn văn học. Đọc thơ ông, ta thấy được ông không chỉ làm thơ về thiên nhiên núi rừng, mà ông còn làm thơ phản ánh chính con người và xã hội đương thời. Qua những lời thơ của ông, người đọc cũng cảm nhận phần nào những tâm sự của ông trước triều chính.

Chu Văn An đã thể hiện mình là một người am hiểu về luật thơ. Thơ Chu Văn An mẫu mực nhưng giàu biểu cảm, đượm ý vị cảnh, tình. Hình ảnh

trong thơ ông rất gần gũi với những cảnh vật ở ngoài đời. Ngôn ngữ thơ Chu Văn An không cầu kì nhưng chọn lọc tài tình. Đọc thi phẩm của ông người đọc hãy có cái tâm thanh thản và chậm rãi để thưởng lãm vẻ đẹp và tình thơ.

Thơ văn là cuộc đời, phản chiếu gương mặt tâm hồn. Thơ Chu Văn An là vậy. Có một con người cao khiết, một con người thâm trầm, một con người muốn quên tục lụy lợi danh mà không quên lý tưởng kẻ sĩ, có một tài thơ Chu Văn An… tất cả đã làm nên tên tuổi của một nhân cách – tài năng đức nghiệp Chu Văn An thời đó.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phan Văn Các (2003), Từ điển Hán – Việt, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Nguyễn Huệ Chi (2013), “Chu Văn An ngạnh trực”, trong cuốn Văn học cổ cận đại Việt Nam từ góc nhìn văn hóa đến các mã nghệ thuật, Nxb giáo dục Việt Nam[tr.360 – 374].

3. Phan Huy Chú (2013), Lịch triều hiến chương loại chí, Tập 2, mục “văn tịch chí”, Nxb Giáo dục[tr.424 – 426].

4. Phan Huy Chú (2013), Lịch triều hiến chương loại chí, Tập 1, mục “nhân vật chí”, Nxb Giáo dục[tr.434 – 436].

5. Nhiều tác giả (1978), Chu Văn An với di tích phượng hoàng, Nxb khoa học xã hội.

6. Phạm Văn Khoái (2001), Giáo trình Hán văn Lý Trần, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Nguyễn Đăng Na (2001), Văn học trung đại Việt Nam, Tập 1, NXB Đại học Sư Phạm.

8. Trần Lê Sáng (1981), Cuộc đời và thơ văn Chu Văn An, Nxb Hà Nội. 9. Trần Lê Sáng (1990), Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Thiếp

ba bậc thầy của nền giáo dục Việt Nam, Nxb giáo dục.

10. Trần Lê Sáng (2004), Ngữ Văn Hán Nôm, Tập3, Nxb Khoa học xã hội. 11. Hồ Nguyên Trừng, Nguyễn Đăng Na (giới thiệu), Ưu Đàm – La Sơn

(soạn dịch) (1999), Nam ông mộng lục, Nxb Văn học.

12. Trần Thị Băng Thanh (1999), “Chu Văn An con người và thơ”, trong cuốn Những nghĩ suy từ văn học trung đại, Nxb khoa học xã hội[tr.44 – 59].

13. Nhiều tác giả (1978), Thơ văn Lý Trần, Tập III, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

14. Nguyễn Khắc Thuần (2005), Việt sử giai thoại, Tập 7, Nxb Giáo dục. 15. Trương Hữu Quýnh (2008), Đại cương lịch sử Việt Nam, Tập 1, Nxb

PHỤ LỤC

Bảng thống kê hình ảnh trong thơ Chu Văn An

Hình ảnh xuất hiện Tên bài thơ Số lần xuất hiện Con người(12 lần) Nguyệt tịch bộ Tiên Du sơn tùng kính

Đề Dương Công thủy hoa đình Thôn Nam Sơn

Thanh Lương giang

Thứ vận tặng Thủy Vân đạo nhân Xuân đán Miết trì Giang Đình tác 2 2 1 1 2 1 2 1 Sông, nước, suối, ao

(13 lần)

Đề Dương Công thủy hoa đình Thanh Lương giang

Thứ vận tặng Thủy Vân đạo nhân Xuân đán Miết trì Giang Đình tác Sơ hạ Vọng Thái Lăng 2 2 2 1 2 2 1 1 Mây(9 lần) Nguyệt tịch bộ Tiên Du sơn tùng kính

Đề Dương Công thủy hoa đình Linh Sơn tạp hứng

Thôn Nam Sơn tiểu khệ

Cung họa ngự chế động chương Xuân đán 1 1 1 1 1 2

Miết trì Vọng Thái Lăng 1 1 Cỏ, cây, hoa, lá(18 lần)

Nguyệt tịch bộ Tiên Du sơn tùng kính Đề Dương Công thủy hoa đình

Linh Sơn tạp hứng Thôn Nam Sơn tiểu khệ

Cung họa ngự chế động chương Xuân đán Miết trì Sơ hạ Vọng Thái Lăng 2 1 1 1 2 1 3 2 5 Gió(9 lần) Đề Dương Công thủy hoa đình

Thôn Nam Sơn tiểu khệ

Cung họa ngự chế động chương Thanh Lương giang

Miết trì Giang Đình tác Sơ hạ Vọng Thái Lăng 1 1 1 1 1 1 2 1 Trăng(3 lần) Nguyệt tịch bộ Tiên Du sơn tùng kính

Miết trì

Giang Đình tác

1 1 1 Chim(11 lần) Nguyệt tịch bộ Tiên Du sơn tùng kính

Linh Sơn tạp hứng Thôn Nam Sơn tiểu khệ Cung họa ngự chế động

Thứ vận tặng Thủy Vân đạo nhân

1 1 1 1 1

Xuân đán Miết trì Giang Đình tác Sơ hạ Vọng Thái Lăng 1 1 1 2 1 Núi(9 lần) Nguyệt tịch bộ Tiên Du sơn tùng kính

Linh Sơn tạp hứng Thanh Lương giang

Thứ vận tặng Thủy Vân đạo nhân Xuân đán Miết trì Sơ hạ Vọng Thái Lăng 1 1 1 1 2 1 1 1 Xóm, thôn, nhà(7 lần) Nguyệt tịch bộ Tiên Du sơn tùng kính

Linh Sơn tạp hứng Thôn Nam Sơn tiểu khệ

Thứ vận tặng Thủy Vân đạo nhân Xuân đán Sơ hạ 1 1 1 2 1 1

Một phần của tài liệu GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT THƠ CHU VĂN AN (Trang 56 -56 )

×