Hình ảnh con người

Một phần của tài liệu Giá trị nội dung và nghệ thuật thơ chu văn an (Trang 50)

8. Cấu trúc của khóa luận

3.2.1. Hình ảnh con người

Hình ảnh con người trong sáng tác của Chu Văn An xuất hiện thường xuyên nhất qua hơn mười thi phẩm 13/12 bài. Đặc biệt, hình ảnh của chính tác giả xuất hiện nhiều nhất.

Hình ảnh con người xuất hiện trong thơ Chu Văn An với tần suất lớn: 13 lần. Hình ảnh con người có trong các bài thơ sau: Nguyệt tịch bộ Tiên Du sơn tùng kính, Đề Dương Công thủy hoa đình, Thôn Nam Sơn tiểu khệ, Thanh Lương giang, Thứ vận tặng Thủy Vân đạo nhân, Xuân đán, Miết trì, Giang đình tác.

Bài Đề Dương Công thủy hoa đình (Đề đình Thủy Hoa của Dương Công), hình ảnh con người xuất hiện hòa trong cảnh thiên nhiên như đám mây, ao sen. Con người xuất hiện 2 lần trong bài thơ:

Thượng nhân Viễn công duệ, Lãng ngộ hữu cao thức. Lũ kết bạch xã minh, Vị ái thanh liên sắc.

(Thượng nhân là dòng dõi của Viễn công, Hiểu biết một cách sáng suốt, có kiến thức cao. Luôn kết lời minh ước ở Bạch Xã,

Vì yêu sắc sen xanh,)

Hình ảnh “thượng nhân” ở đây chính là những người có đức lớn, có tri thức mẫn tiệp. Đấy là hình ảnh những con người “đấng bậc”. Cụ thể, bài thơ trên chỉ các vị cao tăng. Hình ảnh Dương Công xuất hiện nhưng đồng thời ta cũng thấy được chính hình ảnh của tác giả. Ở bài thơ này Chu Văn An đã mong muốn mình được như Dương Công.

Qua thơ văn hình ảnh nhà thơ xuất hiện nhiều nhất 13/12 bài. Điều này mách bảo độc giả về sự thú vị. Rõ ràng, Chu Văn An đã tự họa chân dung của mình. Những lần hình ảnh thi nhân hiện hữu không giống nhau. Ở bài Nguyệt tịch bộ Tiên Du sơn tùng kính đây chính là hình ảnh bản thân nhà thơ.

Thi nhân thường xuất hiện đơn lẻ giữa cảnh thiên nhiên nào đó, trong tâm thế thư thái thong dong. Đó là khi, ông “Hoãn hoãn bộ tùng đê,” (Thong thả dạo bước trên con đê trồng thông,). Câu thơ khắc họa hình ảnh nhà thơ thong dong dạo chơi ngắm cảnh mình đang sống, đó là cuộc thanh bình.

Có khi đó là hình ảnh thi nhân, trong khoảnh khắc vui nhàn, nhẹ thênh như đám mây trời ngao du khắp quê hương: “Nhàn thân nam bắc phiến vân khinh,” (Thân nhàn như đám mây nhẹ bay khắp nam bắc). Lại có những phút giây con người “vô sự” đến lạ lùng. Nhà thơ thưởng thức hương vị nhàn tản:

Bán chẩm thanh phong thế ngoại tình. Phât giới thanh u, trần giới viễn,

(Gió mát thổi bên gối, tâm tình để ngoài cuộc đời. Cõi phật thanh u, cõi trần xa vời,)

Tác giả tự ví mình như đám mây trôi nhẹ bay khắp đất trời từ bắc vào nam. Nhà thơ đang hòa mình cùng thiên nhiên mặc cuộc đời, tâm hồn thi

nhân đang đi vào cõi phật để tìm sự thanh tịch, nhưng trước sân lại nhìn thấy hình ảnh hoa đỏ như máu. Chu Văn An đã mượn hình ảnh đám mây và hoa để nói lên thân phận của mình long đong như đám mây không biết dừng lại ở đâu, mà chỉ lặng lẽ trôi.

Cũng có khi nhà thơ hiện lên cô đơn giữa sông nước như giữa không gian xa lạ: “Giang đình độc lập sổ quy chu,” (Đứng một mình ở Giang Đình đếm thuyền về,) (Giang Đình tác – Làm thơ ở Giang Đình)

Tuy vậy, tự họa chân dung mình, Chu Văn An không che dấu những phút yếu mềm của con người trần thế. Người đọc thấy ông ngoái vọng về quá vãng mà nuối tiếc xót xa sự phế vong của tiên triều. Ông vọng về Thái Lăng, mà tâm trạng dung dằng không nỡ bước. Hình ảnh nhà thơ hiện lên với dáng vẻ không bình thường: “Kỷ độ trù trừ hành phục hành” (Mấy lần dung dằng, đi rồi lại đi) (Vọng Thái Lăng – Trông về Thái Lăng)

Đọc Chu Văn An, không ai quên được cái ao Miết Trì. Bài thơ tiêu biểu cho những hàm ý nghệ thuật sâu sa mà người thơ gửi gắm. Hình ảnh nhà thơ rơi lệ khi nghe nói về tiên để lại nỗi ám cảnh người đọc:

Thốn tâm thù vị như hôi thổ Văn thuyết tiên hoàng lệ ám huy

(Tấc lòng này hẳn chưa nguội lạnh như tro đất Nghe nói Tiên hoàng luống gạt thầm giọt lệ)

(Miết trì)

Những hình ảnh giàu sức biểu cảm ấy, nói giùm tâm sự, nỗi niềm thế cuộc của thầy Chu Văn An bất đắc chí, bất lực cáo mũ từ quan.

Một phần của tài liệu Giá trị nội dung và nghệ thuật thơ chu văn an (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)