0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Tâm hồn nhà thơ giao hòa cùng thiên nhiên, cảnh vật

Một phần của tài liệu GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT THƠ CHU VĂN AN (Trang 38 -38 )

8. Cấu trúc của khóa luận

2.2.1. Tâm hồn nhà thơ giao hòa cùng thiên nhiên, cảnh vật

Thiên nhiên vốn là nơi nuôi dưỡng tâm hồn của các nhà văn, nhà thơ, Chu Văn An cũng nằm trong số đó. Chu Văn An đã sáng tác những thi phẩm chữ Hán của mình chủ yếu trong khoảng thời gian ông đi ở ẩn.

Con người, đời sống tác giả được nhà thơ khắc họa qua những sáng tác còn lại ít ỏi mà hậu thế biết được. Dường như, trong thơ Chu Văn An không nhắc tới cuộc sống vật chất của mình. Người đọc chỉ gặp một “chân dung” tinh thần. Thơ Chu Văn An sẽ hé lộ cho ta biết tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của nhà thơ trước cảnh đời nơi “u tịch”.

Khi đi ở ẩn Chu Văn An đã thả hồn thưởng ngoạn cảnh trí thiên nhiên

nơi ẩn dật tại vùng đất Chí Linh.

Trong bài thơ Nguyệt tịch bộ Tiên Du sơn tùng kính Chu Văn An đã xuất hiện thật thư nhàn:

Hoãn hoãn bộ tùng đê Cô thôn đạm ái mê

Thiên khoát, thụ vân đê Túc điểu phiên thanh lộ Hàn ngư dược bích khê Xuy sinh hà sứ khứ

Tịch mịch cố sơn tê (tây)?

Ngay từ nhan đề bài thơ, đã gợi ra tư thế đủng đỉnh, thong thả của nhà thơ khi đến mảnh đất Tiên Du. Đây có thể là mảnh đất đầu tiên Chu Văn An đặt chân tới trên đường đi ở ẩn. Ông ngắm cảnh vào ban đêm, thấy vẻ đẹp của ánh trăng, vẻ đẹp của núi non nơi này. Có thể thấy, Chu Văn An đã cảm nhận tất cả mọi vẻ đẹp trong sự tĩnh lặng của ban đêm.

Có khi chiều về, ông lại một mình chìm trong cảnh vật: Độc lập Thanh Lương giang thượng vọng

(Đứng một mình trên sông Thanh Lương ngắm cảnh)

(Thanh Lương giang – Sông Thanh Lương)

Nhà thơ như khách thể của núi non, của sông nước, của thiên nhiên. Ông luôn trong tâm thế thưởng ngoạn.

Tâm hồn Chu Văn An cởi mở, lãng mạn, nhạy cảm trước thiên nhiên, cảnh vật, cuộc đời. Đi tới đâu Chu Văn An cũng có thơ. Ông họa thơ vua, ông làm thơ vào buổi sáng sớm mùa xuân, về đêm mùa hạ, làm thơ khi chiều về, làm thơ dưới trăng, làm thơ khi lên núi, làm thơ khi ngắm sông, làm thơ khi ở bến sông… Chỉ có mười hai bài thơ, nhưng dường như dấu ấn Chu Văn An đã in khắp những vùng non thanh nước biếc khi ông lui tới.

Một phần của tài liệu GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT THƠ CHU VĂN AN (Trang 38 -38 )

×