0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Thiên nhiên trong thơ Chu Văn An là khách thể thẩm mỹ

Một phần của tài liệu GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT THƠ CHU VĂN AN (Trang 25 -25 )

8. Cấu trúc của khóa luận

2.1.1. Thiên nhiên trong thơ Chu Văn An là khách thể thẩm mỹ

Nhà thơ đã miêu tả cảnh vật với vẻ đẹp của chính nó, đang hiện hữu. Đó là vẻ đẹp của núi non, sông nước, cỏ cây, hoa lá, vẻ đẹp của thiên nhiên mùa xuân, mùa hạ, của buổi chiều của ban đêm…

Trong thơ ông, ta thấy cảnh núi non hùng vĩ đã xuất hiện khá nhiều. Mỗi lần xuất hiện lại mang các sắc thái khác nhau.

Trong bài Linh sơn tạp hứng, hình ảnh núi đã xuất hiện đẹp như một bức tranh:

Vạn điệp thanh sơn thốc hoạ bình, Tà dương đạm mạt bán khê minh.

(Muôn lớp núi xanh tụ lại như bức bình phong vẽ, Bóng chiều nhạt dọi tới sáng nửa lòng khe).

(Linh Sơn tạp hứng – Tạp hứng ở Linh Sơn). Núi rừng nơi đây thật đẹp và hùng vĩ, hiện lên qua câu thơ thứ nhất. Núi hiện lên không phải một ngọn đơn lẻ mà núi xuất hiện với muôn lớp núi xanh. Núi được nhà thơ tạo nên như một bức bình phong.

Cảnh núi non còn xuất hiện trong câu thơ cuối của bài Nguyệt tịch bộ Tiên Du sơn tùng kính:

Xuy sinh hà xứ khứ

Tịch mịch cố sơn tê (tây)? (Người thổi sênh đi nơi đâu Phía tây núi cũ vắng vẻ?)

(Nguyệt tịch bộ Tiên Du sơn tùng kính – Đêm trăng dạo bước trên đường thông ở núi Tiên Du).

Ở đây, núi lại là không gian quá vắng và xa vắng. Hình ảnh núi xuất hiện mang dáng hình cô đơn hiu quạnh. Nhà thơ thấy mình như đang lạc dần vào chốn non không. Ông đứng trên núi cao nhìn thấy hết tất cả mọi cảnh vật lúc đêm trăng. Cảnh vật lúc này hiện rất đẹp, thôn xóm hiện dần lên trong làn khói sương. Đâu đó, nhà thơ cũng nghe thấy âm thanh của tiếng chim hay là âm thanh của người thổi sênh. Mọi cảnh vật dường như hiện hữu ngay trong từng câu thơ.

Cảnh núi non cũng xuất hiện trong bài Thanh Lương giang. Núi hiện lên đẹp qua một vệt bóng chiều, qua cái ánh sáng lấp ló của buổi chiều tại sông Thanh Lương:

Sơn yêu nhất mạt tịch dương hoành (Một vệt bóng chiều vắt ngang sườn núi)

(Thanh Lương giang – Sông Thanh Lương)

Chu Văn An đang tự nói chính bản thân mình, ông cho rằng, mình đang rơi vào núi thẳm, cuộc sống nơi đây rất cô đơn, rồi ông lại tự cười, tự trách bản thân mình không có được mưu cao, nên đã để chính bản thân mình phải rơi vào núi thẳm.

Cảnh núi non còn gắn với những mái nhà vùng sơn cước. Nó cũng vẫn là một không gian “vắng vẻ”, thiếu sự nhộn nhịp:

Tịch mịch sơn gia trấn nhật nhàn

(Nhà trên núi vắng vẻ, suốt ngày thảnh thơi)

(Xuân đán – Sáng mùa xuân)

Sơn vũ liêu liêu trú mộng hồi

(Nhà trên núi vắng vẻ, vừa tỉnh giấc mộng ban ngày)

(Sơ hạ - Đầu mùa hè)

Dã điểu bất đề sơn tịch tịch

(Chim ngoài đồng nội im tiếng, núi quạnh hiu)

(Vọng Thái Lăng – Trông về Thái Lăng)

Núi xuất hiện trong mỗi bài thơ của Chu Văn An mang từng vẻ đẹp khác nhau . Mỗi lần xuất hiện, núi non hiện lên với nhiều hình, vẻ, dường như đã nhuốm màu tâm trạng của chính nhà thơ. Chu Văn An lên núi Chí Linh để ở, để thưởng thức cảnh đẹp ở nơi này ban tặng cho con người.

Cảnh đẹp ở đó còn được hiện lên qua hình ảnh cỏ, cây, hoa, lá… Với bài “Linh Sơn tạp hứng”, Chu Văn An đã miêu tả cảnh vật khá đẹp. Cỏ hiện lên một màu xanh biếc, thể hiện sự sống căng tràn nhưng lại mang vẻ cô đơn hiu quạnh vì nơi này vắng vẻ không người qua lại. Sự rậm rạp của cảnh vật nói lên điều đó:

Thúy la kinh lý vô nhân đáo Sơn thước đề yên thời nhất thanh (Trong lối cỏ biếc, không người đến

Thỉnh thoảng một tiếng chim thước kêutrong khói mù)

Khi miêu tả vẻ đẹp của hoa lá, nhà thơ đã có những cảm nhận khá tinh tế:

Đình vũ thai cầm vân yểm quan Lộ hoa yến bãi giác thanh khoan (Hạc múa ở sân, mây che ngoài cửa

Nuốt hoa sương rồi cảm thấy khoan khoái nhẹ nhàng)

(Cung họa ngự chế đông chương – Kính họa thơ vua)

Hay trong bài Xuân Đán:

Bích mê vân sắc thiên như túy Hồng thấp hoa sao lộ vị can

(Màu biếc át cả sắc mây, trời như say

Ánh hồng thấm nhành hoa sương sớm chưa khô)

Hoa được nhà thơ miêu tả không phải là những loài hoa bình thường, mà hoa được ông miêu tả là “hoa sương”. Mấy ai đã nhìn thấy và cảm nhận được loài “hoa sương” như Chu Văn An. Ông không thưởng thức hương hoa, ngắm hoa mà ông “nuốt hoa”. Hành động nuốt vẻ đẹp ấy mới khiến tâm hồn ông cảm thấy khoan thai nhẹ nhàng. Ánh hồng là ánh nắng của buổi sáng sớm lúc này ánh nắng rất đẹp còn non, ánh hồng ấy đã ướt màu của sương sớm. Chu Văn An đã miêu tả cảnh vật vào lúc sáng sớm của mùa xuân diệu kỳ.

Trong thơ ông không chỉ có núi, hoa, cỏ mà còn có cả cảnh sông nước. Đó là sông Thanh Lương. Sông này tiếp giáp với huyện Chí Linh. Có thể thấy, Chu Văn An đã dành nhiều tình cảm cho vùng đất ông lui về ở ẩn:

Sơn yêu nhất mạt tịch dương hoành, Lưỡng lưỡng ngư chu bạn ngạn hành. Độc lập Thanh Lương giang thượng vọng, Hàn phong táp táp nộn triều sinh.

(Một vệt bóng chiều vắt ngang sườn núi, Dọc theo bờ sông, thuyền câu đi từng đôi một. Đứng một mình trên sông Thanh Lương ngắm cảnh, Gió lạnh vi vút, nước chiều dâng.)

(Thanh Lương giang – Sông Thanh Lương)

Từng cảnh vật được ông miêu tả khá chân thực và đẹp. Ông tả những cảnh vật, cảnh sinh hoạt của cư dân diễn ra dọc theo các triền sông, trên mặt sông: Thuyền câu từng đôi đi lại. Rõ ràng đây là vùng quê yên bình. Hình ảnh con sông quê hương qua Thanh Lương giang gần gũi. Cảnh vật nơi đây được miêu tả ở bên bờ sông với ánh nắng chiều ở sườn núi, thuyền câu từng đôi một, khung cảnh nơi đây nhộn nhịp, không còn u sầu nữa.

Cả bài thơ Nguyệt tịch bộ Tiên Du sơn tùng kính là một khung cảnh vừa thanh bình nhưng cũng vắng lặng. Ở đó chỉ có một mình nhà thơ giữa “sông xa vắng”, giữa “trời rộng”, giữa “xóm vắng mờ trong làn khói nhạt”. Núi thì vắng vẻ hoang sơ, cảnh vật nơi đây nhuốm màu tâm trạng:

Hoãn hoãn bộ tùng đê Cô thôn đạm ái mê

Triều hồi, giang địch quýnh Thiên khoát thụ vân đê

(Xóm vắng mờ trong làn khói nhạt.

Nước triều xuống, tiếng sáo bên sông xa vẳng, Trời rộng, mây là là ngọn cây.

Hay hình ảnh sông nước còn hiện lên ở bài Miết trì:

Thủy nguyệt kiều biên lộng tịch huy, Hà hoa hà diệp tĩnh tương y,

Ngư phù cổ chiều long hà tại? Vân mãn không sơn hạc bất quy!

(Trăng nước bên cầu đùa giỡn bóng chiều hôm, Hoa sen, lá sen, yên lặng tựa nhau.

Cá bơi ao cổ, rồng ở chốn nào?

Mây đầy núi vắng, hạc chẳng thấy về! (Miết trì).

Bài thơ trên có tên “Miết trì” có nghĩa đen là Ao Ba Ba, ao này ở trong núi Côn Sơn, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Đó là nơi nuôi ba ba ngày trước. Chu Văn An nuôi ba ba là để thể hiện nỗi lòng nhớ thương tới người học trò Thủy thần năm xưa làm mưa cứu dân qua hạn hán. Đây là một trong những thắng tích ở vùng ấy. Nhưng hiện nay ao Miết trì đã mất. Ao Miết trì còn hiện lên cùng hình ảnh: trăng nước bên cầu, hoa sen, lá sen, cá, rồng, mây, núi, hạc, con đường…

Trong văn học cổ, rồng thường chỉ những đấng minh quân, hạc tượng trưng cho những nhà hiền triết. Cùng với hình ảnh về nước, Miết trì còn có những cảnh vật khác. Hoa sen là biểu tượng của người quân tử chỉ sự thuần khiết tinh khôi. Những biểu tượng mà Chu Văn An dùng đều là những biểu tượng chỉ những người có tài trong xã hội. Tuy ông rời bỏ chốn quan trường nhưng lòng ông luôn hướng về triều đại. Nếu hiểu là tiểu nhân, long là quân tử; rêu là tiểu nhân, thông là quân tử thì bốn câu thơ cuối mang nội dung kín đáo và sâu sắc hơn nhiều. Có người cho rằng, đây là ý thơ chân chính của tác giả. Vũ Tuấn Sán đã viết: “Đó là những câu thơ rất đẹp phản ánh cách nhìn và cảm nghĩ của một tâm hồn lớn, vượt lên trên những dục vọng tầm

thường về danh lợi, lúc nào cũng nghĩ đến non sông đất nước, và chăm sóc sửa mình dạy người để đóng góp phần xứng đáng nhất của mình vào sự nghiệp chung”. Có lẽ “non sông đất nước”, “sửa mình dạy người”, “sự nghiệp chung” thì không hẳn rõ trong một vài câu thơ đó, nhưng điều có thể nói chắc đó là thơ Chu Văn An bao giờ cũng chứa tư tưởng sâu kín. Người xưa nói “thi ngôn chí” nghĩa là “thơ nói chí”. Các nhà thơ xưa không mấy người xa quan niệm đó khi sáng tác.

Có lẽ, Chu Văn An muốn dùng những hình tượng để nói lên sự suy thoái của nhà Trần. Hai câu thơ cuối trong bài phần nào cho chúng ta thấy được tấm lòng, sự trung quân của Chu Văn An. Lúc nào Chu Văn An cũng muốn là một bề tôi trung của nhà Trần. Dù cáo quan về nơi núi rừng nhưng ông luôn nhớ về vương triều nhà đó. Cũng vì vậy, nét cảm khái thời thế đã thấp thoáng trong thơ của ông:

Thốn tâm thù vị như hôi thổ Văn thuyết tiên hoàng lệ ám huy.

(Tấc lòng này, hẳn chưa nguôi lạnh như tro đất Nghe nói đến Tiên Hoàng luống gạt thầm giọt lệ). Bài thơ “Vọng Thái Lăng” cũng mang âm hưởng buồn ấy:

Ảm đạm thiên sơn phong cảnh sầu, Tiêu trầm vạn cổ vân vô tích. Khê hoa dục lạc vũ ti ti, Dã điểu bất đề sơn tịch tịch. Kỷ độ trù trừ hành phục hành, Bình vu vô tận xuân sinh bích.

(Ngàn non ảm đạm, gió thổi càng thêm buồn, Muôn thuở tiêu tan, mây không để lại dấu vết. Hoa bên suối sắp rụng, mưa lất phất,

Chim ngoài đồng nội im tiếng, núi quạnh hiu. Mấy lần dùng dằng, đi rồi lại đi,

Cỏ rậm bát ngát, sắc xuân xanh biếc.)

(Vọng Thái Lăng – Trông về Thái Lăng).

Rõ ràng, thiên nhiên hiện ra trước mặt nhà thơ với tất cả vẻ hoang tàn, đổ nát, thiếu sức sống, trời chiều bị khóa kín bởi bóng tối của cây cổ thụ, rêu che lấp những hòn đá ngổn ngang bên lăng mộ, núi ảm đạm, gió thổi, hoa sắp rụng, mưa lất phất, ngay tiếng chim núi cũng quạnh hiu…

Đó cũng là nỗi đau xót tiếc thương một dĩ vãng vàng son của triều đại mà ông xiết bao gắn bó. Thực ra, tâm trạng này không chỉ riêng của một mình Chu Văn An. Trong những hoàn cảnh tương tự, các nhà thơ xưa thường “hoài cổ”. Đã từng có một Trần Quang Triều ngậm ngùi vì “vương khí một thời”:

Hà nhạc trung tồn cổ quốc phi Sổ hàng làng bách hối tà huy Cưu thời vương khí mai thu thảo Mộ vũ tiêu tiêu dã điệp phi. (Núi sông còn đó nước cưa đâu Nắng xế gò cao, bách dõa đầu Vương khí một thời chốn dưới cỏ Bướm đồng chao cánh dưới mưa mau)

(Tràng An hoài cổ - Trần Quang Triều)

Hoặc trầm ngâm nước một ngôi chùa hoang với những phế tích của triều đại cũ:

Hoang thảo tiền triều tự Thu phong cựu chiến trường Tàn bi trầm mộ vũ

(Cỏ chen ngôi chùa cổ Gió thổi chiến trường xưa Tượng cũ chiều dài nắng Bia tàn tối dầm mưa ).

(Mai thôn phế tự - Trần Anh Tông)

Cũng là nỗi buồn, nhưng ở hai nhà thơ có sự khác nhau về sắc thái. Ở Chu Văn An có sự trầm lắng, da diết, khắc khoải, có sự “dùng dằng” trong hành động, suy tư khi ông trông về lăng vua Trần Anh Tông. Còn ở Trần Quang Triều là những xúc cảm hoài cổ. Ông cũng thể hiện nỗi buồn nhưng mang sắc thái của người “ngoài cuộc”. Có lẽ ông mới chỉ từ trong những dấu vết đổ nát hoang tàn của triều đại cũ mà dự cảm về sự “không lành” của hoàng tộc mình. Phải chăng, ông còn được sống ở giai đoạn mà vương triều Trần mới chỉ có những dấu hiệu báo trước sự suy thoái. Chính vì vậy, ở những bài thơ này, ngòi bút của Trần Quang Triều nặng về miêu tả “khách quan” mà tuyệt không thấy những từ trực tiếp miêu tả tâm trạng.

Mặc dù thiên nhiên trong thơ thường bị chi phối bởi cái nhìn “sắc không”, nhưng bên cạnh việc phản ánh lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, thì văn học đời Trần còn thể hiện lòng yêu mến cảnh thiên nhiên tươi đẹp của đất nước. So với thiên nhiên cảnh vật trong thơ văn đời Lý, thiên nhiên cảnh vật trong thơ văn đời Trần không còn là phương tiện để hàm chứa triết lý Phật giáo mà đã là đối tượng thẩm mĩ. Ở đó là những cảm xúc tinh tế trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước. Người làm thơ đã bắt đầu chú ý đến việc miêu tả cuộc sống nơi thôn dã:

Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên Bán vô bán hữu tịch dương biên Mục đồng địch lý ngưu quy tân Bạch lộ song song phi hạ điền.

(Xóm trước thôn sau tựa khói lồng Bóng chiều như có thoắt dường không Mục đồng thổi sáo trâu về hết

Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng).

(Thiên Trường vãn vọng – Trần Nhân Tông)

Chu Văn An cũng có thơ viết về mùa xuân để gửi gắm nỗi lòng. Tiêu biểu là bài “Xuân đán”. Bài thơ Xuân đán, miêu tả cảnh buổi sáng mùa xuân với một tâm trạng u hoài, buồn nản. Ông đã muốn chối bỏ mọi lụy phiền để tìm cho mình một cuộc sống tự do mà không vướng bận điều gì. Điều đó được thể hiện qua hai câu thơ thứ 5, thứ 6 trong bài:

Thân dữ cô vân trường luyến tụ Tâm đồng cổ tỉnh bất sinh lan

(Thân ta cùng đám mây cô đơn, mãi mãi lưu luyến hốc núi Lòng giống như mặt giếng cổ, chẳng hề gợn sóng)

Phải chăng, Chu Văn An đã ví mình như đám mây cô đơn, ông muốn cùng đám mây cô đơn ấy ở nơi hốc núi không ai phiền nhiễu. Ông ví lòng mình như “cổ tỉnh”. Đó chính là mặt giếng cổ không gợn sóng. Chu Văn An còn muốn cả thiên nhiên cũng ngừng hoạt động. Dường như cái tâm của ông đã đạt tới sự bình thản “vô vi” chăng? Có lẽ ông không còn lưu luyến điều gì, kể cả những điều ở trong quá khứ. Ta chợt liên hệ tới nhà thơ Nguyễn Du sau này đã thổ lộ trong bài Đạo ý (Nói ý mình). Ở đó Nguyễn Du viết:

Minh nguyệt chiếu cổ tỉnh Tỉnh thủy vô ba đáo

(Trăng sáng rọi giếng xưa Giếng xưa không gợn sóng)

Cái “giếng cổ” kia trong thẳm sâu tâm thức của Chu Văn An là sự hư không và vô tâm của nhà thơ khi chạm đến sự tu thiền. Ngoài ra, ông còn thực sự muốn trở thành một cánh chim:

Công danh dĩ lạc hoang đường mộng, Hồ hải liêu vi hãn mạn du.

Tự khứ tự lai hồn bất quản,

Thương ba vạn khoảng tiễn phi âu.

(Công danh đã rơi vào giấc mộng hoang đường, Tạm dạo chơi lang thang miền hồ hải.

Đi lại tự mình, chẳng gì trói buộc,

Thèm cảnh chim âu bay liệng trên muôn khoảnh sóng xanh.)

(Giang đình tác – Làm thơ ở Giang Đình)

Với Chu Văn An giờ đây công danh chỉ là một giấc mộng hoang đường. Ông muốn được dạo chơi trong chốn thiên nhiên. Sách Hoài Nam tử

có câu “Ta cùng người ấy lang thang, hẹn gặp nhau ngoài chín tầng đời”. Chu Văn An muốn đi lang thang, muốn tự mình làm tất cả mọi việc không cần phải nhờ vả đến ai. Ông không muốn bị trói buộc, ông thèm cảnh tự do như cánh chim âu bay vạn dặm, nào ai bắt được nó bay theo ý mình được.

Một phần của tài liệu GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT THƠ CHU VĂN AN (Trang 25 -25 )

×