0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Thiên nhiên trong thơ Chu Văn An còn giúp tác giả gửi gắm tâm

Một phần của tài liệu GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT THƠ CHU VĂN AN (Trang 35 -35 )

8. Cấu trúc của khóa luận

2.1.2. Thiên nhiên trong thơ Chu Văn An còn giúp tác giả gửi gắm tâm

trạng “cái tôi” nhà thơ

Mười hai bài thơ diễn tả những cung bậc cảm xúc khác nhau của tác giả. Tuy vậy, Chu Văn An đã tìm lại được sự cân bằng nào đó trong tâm hồn. Ông đã có những khoảnh khắc “U nhàn” cho riêng mình. Người đọc có thể lắng lại cùng Chu Văn An khi nhà thơ xướng họa lại thơ của các bậc đế vương:

Đình vũ thai cầm vân yểm quan, Lộ hoa yến bãi giác thanh khoan. Bích đào hoa hạ hồn vô sự,

Thời thiến đông phong tảo thạch đàn. (Hạc múa ở sân, mây che ngoài cửa,

Dưới hoa bích đào lòng thanh thản,

Thỉnh thoảng mượn ngọn gió đông quét trên đàn đá).

(Cung họa ngự chế động chương – Kính họa thơ vua)

Với các ẩn sĩ xưa, lui về lánh đục tìm trong là họ đã ngả theo con đường Lão – Trang. Hơn nữa, giữa tư tưởng Lão – Trang và Phật đều gặp gỡ ở sự tự bằng lòng với cuộc sống, không tham dục, tham cầu, Chu Văn An cũng vậy. Mọi phiền lụy ngoài thế tục kia ông muốn buông bỏ mà “vô tâm”, “vô vi”, mà tự do tự tại. Ông viết trong bài Đề Dương công Thủy Hoa rằng:

Bất tri thanh tịnh thân, Dĩ tại hà hoa trắc.

Minh nguyệt tương hữu bằng, Nhàn vân đồng yên tức.

Khát khuynh châu lộ ẩm, Cơ trích ngọc phòng thực. Hồi đầu tạ thế phân,

Tiêu dao du bát cực.

(Chẳng biết tấm thân thanh tịnh, Đã ở bên cạnh đóa hoa sen.

Trăng sáng cùng làm bạn với mình, Mây nhàn cùng ta nghỉ ngơi,

Khát thì nghiêng những hạt sương châu để uống. Đói thì lấy những chùm quả bằng ngọc mà ăn, Ngoảnh lại quên hết mọi sự rắc rối ở đời, Để nhởn nhơ vui chơi tám cõi).

Một mặt ông không muốn nghĩ gì khác ngoài việc làm bạn với cỏ cây, mặt khác ông cũng không thể không là một bề tôi trung khắc khoải nghĩ đến xã tắc. Mặc dù ông đã rời xa chốn quan trường nhưng trong tâm ông vẫn luôn

trông ngóng về thời đại nơi mà ông từng ở đó.Thơ Chu Văn An vì vậy thể hiện một con người ưu tư và bất lực, có những lúc ông như người lười nhác, trễ nải:

Thê ngô tĩnh cực hoàn thành lãn, Án thượng tàn thư phong tự khai.

(Phượng hoàng đậu cành ngô, lặng lẽ quá đến thành lười nhác, Cuốn sách nát để trên án, gió tự giở ra.)

(Sơ hạ - Đầu mùa hè).

Ta cũng gặp lại con người thanh thản thoáng chốc đó trong thơ Chu Văn An qua bài Thôn Nam Sơn tiểu khệ:

Thân nhàn nam bắc phiến vân khinh, Bán chẩm thanh phong thế ngoại tình. Phật giới thanh u, trần giới viễn, Đình tiền phún huyết nhất oanh minh.

(Thân nhàn như đám mấy nhẹ bay khắp nam bắc, Gió mát thổi bên gối, tâm tình ở ngoài cuộc đời. Cõi phật thanh u, cõi trần xa vời,

Trước sân, hoa đỏ như máu, một chiếc oanh kêu.)

(Thôn Nam Sơn tiểu khệ - Tạm nghỉ ở núi thôn nam)

Có thể nói, vào cuối thời Trần, tuy Phật giáo không còn thịnh như thời Lý hay thời thịnh Trần, song số nhà nho lúc về già rất nhiều người chịu ảnh hưởng Phật giáo. Ta thấy Trương Hán Siêu, Trần Phủ, Trần Nguyên Đán… lúc tuổi cao đều tìm đến triết lý Phật giáo. Chu Văn An cũng vậy. Hầu như, qua một thời kỳ phấn đấu theo lý tưởng Nho gia, nhiều nhà Nho cuối Trần đã gặp trở lực lớn. Hoài bão của họ không thực hiện được, vì vậy họ đã tìm đến Phật giáo. Chu Văn An có tìm đến nhà Phật, ông thích đàm đạo với các đạo sĩ nhưng ông không quên cuộc đời trần thế ngoài kia.

Tóm lại, mười hai bài thơ trên Chu Văn An miêu tả cảnh thiên nhiên với nhiều hình ảnh, màu sắc. Đó là thiên nhiên đẹp, bình dị. Điều ấy cũng cho thấy Chu Văn An là một con người yêu thiên nhiên vũ trụ, ông không màng gì phú quý danh lợi. Thực sự, đọc thơ Chu Văn An ta mới thấy được ước mong của ông thật đơn giản đó là được sống một cuộc sống tự do, tự tại không bị trói buộc.

Một phần của tài liệu GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT THƠ CHU VĂN AN (Trang 35 -35 )

×