3.1.1.1 Mô hình bệnh tật
Để công tác lựa chọn thuốc có hiệu quả thì việc xác định được nhu cầu thuốc trên thị trường có ý nghĩa rất quan trọng. Trong đó, mô hình bệnh tật là yếu tố cơ bản ảnh hưởng nhu cầu thuốc, vì vậy nó cũng là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến việc lựa chọn thuốc của công ty. Mô hình bệnh tật của nước ta được thể hiện theo bảng 3.1 ở dưới đây:
Bảng 3.1: Xu hướng mắc bệnh và tật tử vong trong giai đoạn 2001 - 2004 Đơn vị: % Nãm 2001 2002 2003 2004 Chươngbẹnịi Mắc Chết Mắc Chết Mắc Chết Mắc Chết Dịch lây 25,0 15,6 27,2 18,2 27,4 17,4 26,1 17.0 Bệnh không lây 64,4 66,3 63,7 63,3 60,6 59,1 60,8 57,9 Tai nạn, ngộ độc, chấn thương 10,6 18,1 9,1 18,5 12,0 23,5 13,1 25,1
(Nguồn: Niên giám thống kê y tế năm 2005)
Với đặc trưng về khí hậu nhiệt đới, một nước đang trên đà phát triển nên mô hình bệnh tật nước ta mang những nét riêng. Mô hình bệnh tật cũng thay đổi theo sự phát triển của kinh tế, xã hội. Trong thập niên 60 - 70 các bệnh lây chiếm tỷ lệ lớn. Nhưng đến nay bệnh không lây và đặc biệt là tai nạn, ngộ độc, chấn thương có xu hướng tăng hơn trước (tăng trên 10%). Có thể mô tả mô hình bệnh tật qua biểu đồ xu hướng tử vong, mắc bệnh như sau:
■ D ịc h lâ y
o B ện h k h ô n g lây □ Tai nạn, n g ộ đ ộ c ,
chấh thương
Hình 3.2: Xu hướng mắc bệnh của Việt Nam giai đoạn 2001- 2004.
80 1 60 40 20 0 ____ H B - ...— -- — _.§§; — Dịch lây* * -»-• Bệnh không lây --- «--- » Tai nạn, ngộ độc, T . , , chấn thương 2001 2002 2003 2004
Hình 3.3: Xu hướng tử vong ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2004
ở Việt Nam, các bệnh nhiễm khuẩn vẫn là những bệnh phổ biến nhất cả trong quá khứ và hiện tại. Các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, bệnh ký sinh
sinh trùng, bệnh hệ tiêu hóa, bệnh liên quan đến thai nghén, sinh đẻ có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất trong số 21 nhóm bệnh.
Bảng 3.2: Mười bệnh mắc cao nhất năm 2001,2003,2004
_______________________________ Đơn vị: Tính trên 100.000 dân
Năm 2001 Năm 2003 Năm 2004
Tên bệnh Số ca Tên bệnh Số ca Tên bệnh Số ca
Viêm phổi 427 Sỏi tiết niệu 376 Các bệnh viêm
phổi 326 Viêm họng và viêm Amindan cấp 291 Các bệnh viêm phổi 356 Viêm họng và viêm amidan cấp 306 Viêm phế quản và
viêm tiểu phế quản 250
Viêm phế quản và viêm tiểu phế quản cấp 239 Viêm phế quản và viêm tiểu phế quản cấp 265
ỉa chảy, viêm dạ dày,
ruột nhiễm khuẩn 237
ỉa chảy, viêm dạ dày, ruột non do nhiễm khuẩn
216
ỉa chảy, viêm dạ dày, ruột non do nhiễm khuẩn
206
Nạo hút thai 152 Cúm 167 Tai nạn giao
thông 189 Cúm 119 Tai nạn giao thông 164 Tăng huyết áp nguyên phát 170 Sốt rét 116 Tăng huyết áp nguyên phát 138 Viêm dạ dày và tá tràng 136 Tăng huyết áp nguyên phát 103 Viêm dạ dày và tá tràng 113 Cúm 120
Tai nạn giao thông 91 Bệnh của ruột
thừa 110
Lao bộ máy hô
hấp 75 Lao hệ hô hấp 88 Đục thủy tinh thể, tổn thương khác thủy tinh thể. 88 Thương tổn do chấn thương sọ não. 71
(Nguồn: Niên giám thống kê y tế năm 2002, 2004, 2005)
Các bệnh có nguồn gốc nhiễm khuẩn chiểm tỷ trọng cao trong mô hình bệnh tật, một phẩn do đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa và điều kiện kinh tế cũng như chăm sóc sức khỏe ban đầu còn nhiều hạn chế. Ngoài ra, các bệnh không nhiễm khuẩn như tai nạn, chấn thương có xu hướng tăng đặc biệt là các bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư. Trong đó, bệnh tim mạch xu hướng tăng cao, cứ 100.000 dân có 170 người bị tăng huyết áp.
Nhu cầu của thị trường là cơ sở để công ty lựa chọn những thuốc nào để cung ứng và nó cũng là yếu tố được xem xét khi quyết định số lượng từng nhóm thuốc phải mua, đặc biệt khi tiến hành nhập khẩu thuốc. Những thay đổi của thị trường tiêu thụ giúp công ty điều chỉnh mặt hàng mà mình cung ứng.
Ngoài ra, công ty cũng phải dự đoán các chương trình cung cấp thuốc, đó là những chương trình mang tính chất quốc gia về phòng chống dịch bệnh. Thường đó là các chương trình cần sử dụng những lượng thuốc lớn vì thế công ty có thể xem đó là thời cơ để tiêu thụ hàng nhập khẩu, thời điểm có thể nhập với số lượng lớn. Và thị trường thuốc nước ta hiện nay nhu cầu về thuốc OTC, thuốc chuyên khoa rất lớn; thị trường thuốc trong nước còn nhiều tiềm năng chưa khai thác hết đặc biệt là vùng sâu, vùng xa. Đây là cơ hội đối với công ty để đưa ra những chiến lược kinh doanh hợp lý.
3.1.1.3 Đối thủ cạnh tranh trên thị trường
Thị trường thuốc nước ta có rất nhiều thành phần tham gia vào màng lưới lưu thông phân phối thuốc. Tính đến 6/2005 nước ta có 680 số công ty TNHH, CTCP, DNTN. Và có nhiều công ty tham gia sản xuất cùng một hoạt chất giống nhau, chủ yếu là các thuốc thông thường. Bên cạnh đó cũng có nhiều công ty tham gia vào hoạt động nhập khẩu thuốc nên ra sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng lớn.
Mỗi công ty đều có những điểm mạnh riêng, với những ưu thế của sản phẩm và vị thế của công ty trên thị trường. Có thể nói thương hiệu của công ty đi kèm với thương hiệu của một sản phẩm. Vì vậy, sự cạnh tranh trên thị trường gây những áp lực cho công ty trong việc lựa chọn thuốc để vừa thỏa mãn nhu cầu của thị trường, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế.
3.1.1.4 Khách hàng của công ty
Khách hàng của công ty bao gồm các xí nghiệp TW, các công ty, các bệnh viện và các đơn vị khác. Phân tích doanh số bán ra, đặc điểm mua bán của từng khách hàng giúp công ty nắm được đâu là khách hàng chủ yếu của
mình. Từ đó công ty hoạch định được chính sách, chiến lược thích hợp, đảm bảo cung ứng kịp thời và có chất lượng cao.
Bảng 3.3: Tỷ lệ DSB ra theo đối tượng khách hàng (%)
Đối tượng^'-^^ 2001 2002 2003 2004 2005 Xí nghiệp 3,2 3,5 7,2 11,3 10,1 Công ty 59,5 44.1 46,0 45,0 52,0 Bệnh viện 14,0 29,8 4,2 3,5 1,9 Các đơn vị khác 22,9 22,2 42,3 40,1 35,8 Bán lẻ 0,4 0,4 0,3 0.1 0,2
Các công ty Dược là khách hàng chủ yếu, doanh số bán cho đối tượng này luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số bán của cồng ty, năm 2004 chiếm tỷ lệ là 45,0% và năm 2005 là 52%. Các công ty dược mua hầu hết các sản phẩm. Bởi vì, đây là một trung gian trong hệ thống phân phối thuốc của công ty. Những năm trước, công ty có vai trò như là một công ty dược cấp 1, có nhiệm vụ cung ứng thuốc cho các công ty dược cấp 2 ở các tỉnh. Hiện tại công ty đang cố gắng duy trì nhóm khách hàng này.
Các xí nghiệp TW tiêu thụ hàng của công ty là các mặt hàng nguyên liệu, hóa chất, hình thức mua chủ yếu theo đơn đặt hàng. Tỷ lệ doanh thu từ nhóm khách hàng này qua các năm là: năm 2003 chiếm tỷ lệ 7,2%, năm 2004 là 11,3%, năm 2005 là 10,1%. Dự đoán trong tương lai doanh thu từ phía nhóm khách hàng này sẽ giảm. Lý do là những năm gần đây nhóm khách hàng này được cấp giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp nên những mặt hàng trước đây phải mua của công ty nay họ có thể nhập khẩu vói giá rẻ hơn.
Các bệnh viện cũng chính là nhóm khách hàng chính của công ty. Các mặt hàng công ty cung ứng là thuốc tân dược và thiết bị y tế. Thuốc tân dược chủ yếu là các nhóm thuốc nhập khẩu, tập trung vào các nhóm kháng sinh, các thuốc chuyên khoa. Đặc điểm của nhóm khách hàng này là khó có được đơn đặt hàng nhưng khi đạt được thì tiêu thụ với số lượng lớn và ổn định.
Không chỉ bán các mặt hàng cho các công ty, xí nghiệp trong nước mà công ty còn xuất khẩu ra nước ngoài. Thị trường xuất khẩu của công ty chủ yếu là các nước: Lào, Ấn Độ, Trung Quốc, Đức vói các mặt hàng là tinh dầu các loại, dược liệu, nguyên liệu đặc biệt là artemisinin và dẫn chất.
3.1.1.5 Đặc tính của sản phẩm và các sản phẩm thay thế
Chất lượng thuốc là một trong những yếu tố quyết định mang lại sức cạnh tranh của một sản phẩm. Tuy nhiên chất lượng thuốc phải đi kèm với giá. Những thuốc nội có giá thấp hơn nhưng chất lượng kém các thuốc nhập ngoại.
Sự cạnh tranh trên thị trường càng quyết liệt thì càng có nhiều sản phẩm thay thế ra đời. Không phải tất cả những thuốc mới đều là những thuốc tốt. Những thuốc mới ra đời, chi phí cho R&D cao. Đồng thời với việc độc quyền thì giá của nó cao hơn rất nhiều so với các thuốc hết sở hữu bản quyền. Khi một thuốc không còn sở hữu bản quyền thì sẽ có nhiều nhà sản xuất cùng tham gia cung cấp. Khi đó cơ sở y tế và người tiêu thụ có lợi.
Hơn nữa, vói một thuốc tối cần ở những bệnh nhân có khả năng chi trả thì yếu tố giá ảnh hưởng ít đến nhu cầu. Song với những loại thuốc không phải là tối cần ở những bệnh nhân mà khả năng kinh tế hạn hẹp thì giá thuốc là một trong những yếu tố cân nhắc trước khi quyết định mua hàng hay lựa chọn nhóm thuốc này thay cho nhóm thuốc khác trong cùng một nhóm hoạt chất.
Đối với hình thức mua trong nước, công ty phải xem giá từ phía nhà cung cấp có chấp nhận được không. Với thuốc nhập khẩu, mức giá được coi là tốt nhất khi thuốc về tới công ty mà tổng chi phí một đơn vị là thấp nhất. Và với mức giá đó thuốc có khả năng tiêu thụ ở thị trường trong nước. Thời điểm mua thuốc tốt nhất là khi giá trên thị trường tương đối ổn định.
Trong mấy năm qua, giá thuốc trên thị trường có nhiều biến động phức tạp theo xu hướng tăng lên, đặc biệt từ 3/2003 đến những tháng đầu năm. Mức giá tăng trung bình trong thời gian này là 30%. Đặc biệt là một số biệt dược. Những thuốc tăng giá cao chủ yếu thuộc các nhóm thuốc kháng sinh, tim
mạch. Các thuốc sản xuất trong nước giá cũng tăng nhưng mức độ thấp hơn. Không chỉ có thuốc tăng giá mà nguyên liệu cũng tăng theo. Riêng bột viatmin c nhập năm 2002 giá 3 - 3,5 ƯSD/kg đến cuối năm 2002 đầu năm 2003 tăng 14,75 USD/kg.
3.1.1.6 Các nhà cung cấp thuốc cho công ty
Nhà cung ứng liên quan đến chất lượng, giá cả, hình thức vận chuyển, thời gian nhận hàng, hình thức thanh toán...
Đối với các cung cấp trong nước thì sản phẩm là các thuốc thông thường, đông dược có giá cả hợp lý nhưng chất lượng thuốc còn hạn chế và chủ yếu là bạn hàng cũ của công ty nên việc mua hàng đơn giản hơn.
Các đối tác nhập khẩu của công ty vối những sản phẩm trong nước không sản xuất được, có chất lượng cao nhưng chi phí cho mua thuốc rất lớn, các hoạt động liên quan đến mua thuốc cũng phức tạp hơn.
Trước khi tiến hành mua thuốc, công ty phải tiến hành thẩm định các nhà cung cấp, các nhà cung cấp phải đạt tiêu chuẩn GMP để đảm bảo chất lượng của thuốc. Các nhà cung cấp hay nguồn gốc của thuốc nó cũng ảnh hưởng đến hình ảnh của công ty trong lòng khách hàng mục tiêu, trong nhiều trường hợp có thể giải thích được vấn đề là tại sao khách hàng không mua thuốc của công ty. Vì vậy để có nguồn thuốc cung ứng tốt thì công ty phải tạo mối quan hệ thương mại tốt.
3.1.1.7 Yếu tố kinh tế
Có nhiều yếu tố thuộc về môi trường kinh tế ảnh hưởng đến việc lựa chọn và mua thuốc như tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, chỉ số tiêu dùng, tiền thuốc trên đầu người, tỷ giá ngoại tệ. Trong đó sự biến động tỷ giá ngoại tệ là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động nhập khẩu thuốc của công ty. Sự biến động tỷ giá ngoại tệ được thể hiện qua bảng 3.4
Bảng 3.4: Tỷ giá bán ra của VNĐ so với đồng Euro
STT Thời điểm Giá Euro (VNĐ/Euro)
1 2/2002 14,291 2 3/2003 16,980 3 5/2003 18,173 4 11/20Cp3 19,221 5 3/200 4 19,606 6 12/20()4 21,120 7 1/200 5 21,604 8 3/200 5 21,300
Trong thời gian từ đầu ];iăm 2001 đến 3/2004, tỷ giá quy đổi đồng Euro và đồng USD sang VNĐ biến động theo xu hướng tăng lên. Khi nhập khẩu thuốc vói các nhà cung cấp ở châu Âu và một số nước châu Á thì công ty phải thanh toán bằng USD hoặc Euro. Khi đổi từ đồng USD hoặc Euro sang đồng tiền VNĐ thì giá trị lớn. Công ty cần phải nghiên cứu thời điểm nhập khẩu thuốc theo tỷ giá, thời điểm tốt nhất là khi tỷ suất ngoại tệ thuốc nhập khẩu cao hơn tỷ giá hối đoái ngoại tệ thông báo ở ngân hàng ngoại thương Việt Nam. Nếu cùng bỏ ra một số tiền VNĐ thì sẽ nhập về nhiều thuốc hay hàng nhập khẩu sẽ rẻ tương đối, trong khi đó giá trong nước không có xu hướng tăng cao nhiều.
3.1.1.8 Các văn bản pháp quy của ngành và chính phủ
* Quy định về quyền kinh doanh nhập khẩu
Theo thông tư của Bộ trưởng Bộ Y tế số 19/2001/TT - BYT ngày 28/8/2001 hướng dẫn thì doanh nghiệp kinh doanh thuốc nhập khẩu chỉ được phép nhập khẩu thuốc nếu có điều kiện mà nhà nước quy định.
* Cơ chế quản lý thuốc nhập khẩu của nhà nước
Công văn số 4868/QLD ngày 28/5/2004 về việc nhập khẩu thuốc cho nhu cầu phòng chữa bệnh và bình ổn giá thuốc đã quy định 70 hoạt chất và dạng bào chế cần nhập khẩu. Theo định kỳ, chính phủ sẽ bổ sung, sửa đổi, loại bỏ nhiều loại thuốc tùy theo tình hình kinh tế và mô hình bệnh tật trong nước.
Các chính sách này cũng ảnh hưởng tới nhập khẩu thuốc của công ty vì những thuốc cần đáp ứng nhu cầu trong nước nhưng có lúc hạn chế, cấm nhập khẩu khi thấy nhu cầu trong nước đã bão hòa và để bảo hộ sản xuất trong nước. Công cụ cơ bản để chính phủ thực hiện chính sách trên là:
- Thuế quan nhập khẩu
- Hạn ngạch nhập khẩu của chính phủ 3.1.2 Nghiên cứu các yếu tố thuộc về công ty
♦♦♦ Nguồn nhân lực của công ty
Nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất của công ty. Vì nếu thiếu hoặc chất lượng kém thì mọi nguồn lực khác sẽ không sử dụng tốt. Nguồn nhân lực của công ty trong giai đoạn 2001 - 2005 được thể hiện theo bảng sau
Bảng 3.5: Nguồn nhân lực của công ty qua các năm
2001 2002 2003 2004 2005
Dược sĩ trên đại học 18 19 13 13 14
Dược sĩ đại học 59 60 60 59 60
Đại học khác 62 62 70 75 79
Dược sĩ trung cấp và trung cấp khác 45 47 98 101 101 Dược sĩ sơ cấp và sơ cấp khác 138 139 105 119 139
Tổng 322 327 330 365 393
Nhận xét:
- Nguồn nhân lực của công ty liên tục tăng qua các năm
- Tổng số dược sĩ đại học và trên đại học rất cao, luôn chiếm trên 20% tổng nhân lực. Tính đến năm 2005 con số này là 74/393. Qua đây cho thấy công ty có đội ngũ nhân lực có năng lực và trình độ đáp ứng đòi hỏi khắt khe của ngành kinh doanh đặc biệt này, cũng như đòi hỏi của kinh tế thị trường.
Do đặc thù ngành dược yêu cầu cán bộ tham gia hoạt động kinh doanh phải có kiến thức chuyên môn dược nhưng những cán bộ này kiến thức về