- λ 1: hệ số cản trong đoạn ∆l i, xácđịnh như sau :4 lg 4,
CÁC CÔNG TRÌNHĐẦU MỐ
7.1.2. Điều kiệnđịa chất
Điều kiện địa chất tuyến đập Bản Chát II (BCII) được thể hiển trong mặt cắt địa chất tuyến đập (tuyến II). Mặt cắt ngang tuyến thể hiện đầy đủ vị trí, chiều dày của các lớp đất đá và phạm vi của các đứt gãy kiến tạo.
Tại khu vực đầu mối chủ yếu phân bố đá phun trào octofia, riolit hệ tầng Văn Chấn từ cứng chắc trung bình đến rất cứng chắc có chỉ tiêu cơ lý như sau : góc ma sát trong ϕ = 38o và lực dính đơn vị C = 2,0 KG/cm2.
Vai phải : Đầu tiên là lớp sườn tàn tích (edQ) và đới đá phong hoá mãnh liệt (IA1) có chiều dày 5÷22m. Tiếp theo là đá phong hoá mạnh IA2 chiều dày 5 ÷ 15m, đới đá phong hoá IB có chiều dày 10 ÷ 15m. Tiếp theo là đới đá nứt nẻ mạnh IIA chiều dày từ 35 ÷ 50m và đới đá tương đối nguyên khối. Tại vùng chịu ảnh hưởng của đứt gãy IV–9 đá bị ép nén vỡ vụn mạnh.
Khu vực lòng sông : Đôi chỗ lộ đá gốc, lớp phủ aluvi mỏng có chiều dày 1 ÷ 3m tầng lót đáy là cuội tảng đá macma cứng chắc, phần trên là cát hạt mịn đến trung bình lẫn cuội sỏi của đá cát kết, bột kết và macma cứng chắc. Tiếp đến là đới phong hoá IB dày 8 ÷ 12m. Sâu hơn là đới đá nứt nẻ mạnh IIA dày 30 ÷ 35m và đới tương đối nguyên vẹn IIB.
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang119Ngành : Kỹ thuật công trình xây dựng
Vai trái : Vai trái đập chủ yếu lộ đá phong hoá IB cho tới cao trình 460 trở lên mới có đới đá phong hoá mạnh và phong hoá mãnh liệt.Tiếp theo là đới đá phong hoá IB dày 20÷28 (m), đới đá nứt nẻ IIA dày từ 35÷58m, đới đá tương đối nguyên khối IIB.
Nói chung điều kiện địa chất tương đối thuận lợi cho công tác thi công. Lớp phủ tương đối mỏng, đáy đập đá có cường độ rất cứng chắc.
7.1.3.Điều kiện khí tượng thuỷ văn
1 – Điều kiện khí tượng
Khí hậu lưu vực sông Nậm Mu vừa mang những nét chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa vừa mang những nét riêng của khí hậu vùng núi cao. Lưu vực sông Nậm Mu nằm trên vùng mưa lớn và có nền nhiệt độ thấp. Nhiệt độ không khí trung bình năm dao động trong khoảng 18,7 ÷ 21,0 0C, có xu thế giảm dần theo độ cao. Độ ẩm tương đối trung bình năm dao động trong khoảng (80,8 ÷ 86,0) %, có xu thế tăng dần từ hạ lưu lên thượng lưu. Lượng mưa trung bình năm biến thiên từ 1700mm đến 2800mm và có xu thế tăng dần từ hạ lưu lên thượng lưu. Lượng bốc hơi trung bình tính theo bình quân số học là : 880,8 mm.
Trong năm mưa phân làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng V và kết thúc vào tháng IX, mùa kiệt từ tháng X đến tháng V năm sau. Lượng mưa mùa mưa chiếm khoảng (77÷80)% lượng mưa năm. Lượng mưa 7 tháng mùa khô chiếm (20÷23)%. Mưa lớn thường xảy ra vào tháng VI, VII, VIII với lượng mưa mỗi tháng đều lớn hơn 300mm, tổng lượng mưa ba tháng lớn nhất này chiếm (57÷60)% tổng lượng mưa năm. Lượng mưa trung bình lưu vực tuyến công trình Xtb = 2334mm.
2 – Điều kiện thuỷ văn
Lưu lượng lớn nhất ứng với từng thời kỳ thi công ứng với tần suất thiết kế tại tuyến thuỷ điện Bản Chát được tính theo trạm thuỷ văn Bản Củng như sau :
Bảng 7.1 – Bảng lưu lượng lớn nhất từng tháng mùa kiệt (Đơn vị : m3/s)
Tháng I II III IV V X XI XII Mùa
Q5% 239 173 263 680 1739 843 722 276 1797
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang120Ngành : Kỹ thuật công trình xây dựng
Tần suất và lưu lượng tính toán lớn nhất trong mùa lũứng với tần suất 10% (thi công một mùa khô) và 5% (thi công trong hai mùa khô) như sau :
Bảng 7.2 – Bảng lưu lượng lớn nhất mùa lũ
Năm thi công 2006 2007 2008 2009 2010
Tần suất % 10 10 5 5 0,1
Qmax (m3/s) 3915 3915 4830 4830 11981