THIẾT KẾ CƠ SỞ
3.2.2. Số liệu cần thiết trong tính toánđiều tiết lũ
1 – Thông số về công trình xả lũ
Qua tính toán kinh tế - kỹ thuật các phương án ta xác định được các thông số như sau : + MNDBT = 474,00 (m), Zngưỡng = 461 (m).
Theo trên ta đã chọn mặt cắt tràn là mặt cắt thực dụng không chân không (loại I) kiểu Cơ-ri-ghe Ô-fi-xê-rốp. Khi đó lưu lượng qua tràn trong trường hợp chảy tự do xác định như sau : q = m.ε.Σb. 2 .H.g 32
o (3.1)
Trong (3.1):
+ m: hệ số lưu lượng của tràn thực dụng (xác định theo TCVN 9137:2012).
+ ε : hệ số co hẹp bên (xác định theo TCVN 9137:2012). + Σb (m) : tổng bề rộng tràn nước.
+ Ho (m): cột nước toàn phần trên ngưỡng tràn (lấy Ho≈H).
Xác định hệ số lưu lượng và hệ số co hẹp bên : + Xác định hệ số lưu lượng m:
Theo TCVN 9137:2012 (tính theo Pavlôpxky) ta có: m = mtcσH.σhd
Trong đó : - mtc = 0,49 : là hệ số lưu lượng của đập tràn thợc dụng loại I. - σH = 1: hệ số phụ thuộc cột nước tính toán (H = HTK)
- σhd : hệ số phụ thuộc hình dạng mặt cắt tràn.
Sơ bộ chọn hình dạng mặt cắt tràn như sau: αT = 45o và αH = 60o và a/P = 0,9
⇒ Tra bảng 18 TCVN 9137:2012 ta có: σhd = 0,978. Thay số vào ta có : m = mr.σH.σhd = 0,49.1.0,978 = 0,48.
Vậy m = 0.48
+ Xác định hệ số co hẹp bên ε:
Theo TCVN 9137:2012 hệ số co hẹp bên trong trường hợp tràn mặt cắt thực dụng nhiều khoang mố trụ và mố bên lượn tròn xác định như sau:
ε = 1 – 0,2. b H n n mt o mb ( 1)ξ . ξ + − (3.2) Trong (3.2) : + Ho : cột nước toàn phần trên ngưỡng tràn.
+ b (m) : bề rộng một khoang tràn. + n: số khoang tràn.
2 – Đường quá trình lũ đến và quan hệ địa hình lòng hồ
Quá trình lũ đến ứng với tần suất thiết kế (0.1%) và tần suất kiểm tra (0.05%) được cho trong Phụ lục PL 1.1 và Hình 1.4.