4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
1.3.2. Tình hình nghiên cứu về giống ngôlai ở Việt Nam
Việt Nam tiếp cận với ngô lai không phải là muộn, ngay từ những năm 60 chúng ta đã có những nghiên cứu về chọn tạo và sử dụng ngô lai vào sản xuất. Song do vật liệu khởi đầu của chúng ta còn nghèo nàn và không phù hợp, vì vậy ngô lai đã không phát huy được vai trò của nó. Phải đến những năm đầu của thập kỷ 90 công tác chọn tạo giống ngô lai được các nhà khoa học coi là nhiệm vụ chiến lược chủ yếu. Trong nhưng năm 1992-1994, Viện nghiên cứu ngô đã lai tạo ra các giống ngô lai không quy ước là: LS-5, LS-6, LS-7, LS-8. Bộ giống ngô lai này gồm những giống chín sớm, chín trung bình và chín muộn, có năng suất từ 3-7 tấn/ha và đã được mở rộng trên phạm vi toàn quốc, mỗi năm diện tích gieo trồng trên 80.000 ha tằn năng suất 1 tấn/ha so với giống thụ phấn tự do (Trần Hồng Uy, 1997) [28].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Trong giai đoạn từ 1996 đến 2002 các nhà chọn tạo giống ngô Việt Nam đã chú trọng đến việc tạo dòng thuần để tạo giống ngô lai. Kết quả đã đưa ra được nhiều giông ngô lai có năng suất cao và đã đưa ra khảo nghiệm ở các vùng sinh thái khác nhau như: LVN4, LVN10, LVN17, LVN20, LVN25... Viện khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam trong giai đoạn này cũng nghiên cứu và lai tạo ra giống ngôlai đơn V98 - 1. Đây là giống ngô lai đơn ngắn ngày có tiềm năng năng suất cao chống chịu đổ ngã, nhiễm khô vằn nhẹ (ở mức độ điểm 1 - 2), trồng được nhiều vụ trong năm, thích hợp với điều kiện sinh thái ở Miền Nam Việt Nam (Phạm Thị Rịch và cs) [23].
Bên cạnh việc tạo ra các giống ngô lai có năng suất chất lượng cao thì công tác lai tạo các giống ngô thích hợp với nhiều vùng sinh thái khác nhau với nhiều đặc tính nông học quý được các nhà nghiên cứu rất quan tâm. Trong giai đoạn 1995 - 2002 nhóm nghiên cứu ngô thuộc Trung tâm khảo nghiệm giống cây trồng Trung ương đã lai tạo giống ngô lai đơn T9 và giống ngô lai ba T7 triển vọng cho sản xuất tại các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ, trong đó giống T9 đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là giống khu vực hoá tại Miền Trung tháng 9 - 2002. Năm 2000, Viện nghiên cứu ngô tiếp tục đưa ra thử nghiệm giống ngô lai HQ2000 có chất lượng cao, hàm lượng Protein cao hơn hẳn ngô thông thường, đặc biệt là hai loại axit amin thường thiếu ở ngô là Lyzin và Triptophan, nhờ vậy mà nâng cao được giá trị dinh dưỡng của ngô. Năm 2005, Lưu Văn Quỳnh và cs nghiên cứu tạo giống ngô lai cho vùng sinh thái đồng bằng sông Cửu Long, bước đầu tạo ra 9 tổ hợp lai có triển vọng trong sản xuất.
Thông qua dự án "Phát triển giống ngô chịu hạn nhằm cải thiện thu nhập cho Nông dân vùng Đông Nam Châu Á” (AMNET), chúng ta đã thu thập được một số nguồn nguyên liệu mới từ CIMMYT và các nước
phú và được thử nghiệm trong điều kiện sinh thái và mùa vụ nên các giống ngô lai mới tạo ra đã tỏ ra có nhiều ưu thế hơn như: chịu hạn, chống đổ, ít nhiễm sâu bệnh, chất lượng và màu dạng hạt tốt hơn. Điển hình là các giống dài ngày, tỷ lệ 2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
bắp/cây cao như: LVN98, LVN145 có màu dạng hạt đẹp, thời gian sinh trưởng ngắn; một số giống ngô chịu hạn tốt, thích nghi với nhiều vùng sinh thái khác nhau như:VN8960, LCH9, LVN61, LVN14.
Nhờ nỗ lực không ngừng trong việc nghiên cứu và ứng dụng ngô lai trong sản xuất, đến nãm 2007 giống ngô lai chọn tạo của Việt Nam chiếm 32,5% diện tích, giống nước ngoài chiếm 52,3%. Số giống ngô có mặt trong sản xuất là 114 giống, trong đó 10 giống được ưa chuộng nhất là LVN10, CP888, B9698, CP999, C919, G49, B9681, P11. LVN4, CP989 với diện tích chiếm gần 73% diện tích gieo trồng, riêng giống LVN10 chiếm 25%.
Từ năm 2001 - 2005, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên phối hợp với Viện Nghiên cứu Ngô đã tiến hành khảo nghiệm một số giống ngô chất lượng protein cao và thu được kết quả như sau: Thí nghiệm ở vụ Xuân và vụ Thu Đông 2002 cho kết quả hai giống QP2 và QP3 khá đồng đều và ổn định qua hai vụ, có thời gian sinh trưởng ngắn, có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, có năng suất thực thu tương đương với hai giống đối chứng (Q2 và HQ2000). Đặc biệt, hai giống này có hàm lượng protein đạt 11,1 và 11,4% tương đương HQ2000 (11,3%) và cao hơn hẳn Q2 (8,2%); hàm lượng lysine/protein đạt 4,1 và 4,3% cao hơn hẳn hai đối chứng (2,6 và 3,9%) (Phan Xuân Hào, Trần Trung Kiên, 2004) [10].
Kết quả so sánh 6 giống ngô TPTD QPM với 2 đối chứng là Q2 (giống TPTD thường) và HQ2000 (giống lai QPM) vụ Thu Đông 2004 tại Thái Nguyên đã chọn được giống QP4 có độ đồng đều tốt, thời gian sinh trưởng trung bình, thấp cây, chống chịu sâu bệnh khá, chịu hạn tốt, cho năng suất tương đương cả 2 đối chứng (đạt 67,3 tạ/ha). Đặc biệt, QP4 có hàm lượng Protein đạt 10,76% tương đương HQ2000 (10,88%) và cao hơn hẳn Q2 (8,95%). QP4 có hàm lượng Lysine/Protein đạt 3,77%, Methionine/Protein đạt 2,89% tương đương HQ2000 (3,84%, 2,96%) và cao hơn Q2 (2,71%, 1,98%) (Đỗ Tuấn Khiêm, Trần Trung Kiên, 2005) [12].
Qua khảo nghiệm 6 giống ngô thụ phấn tự do QPM trong 4 vụ tại Thái Nguyên đã chọn được giống QP4 triển vọng: Thời gian sinh trưởng thuộc nhóm chín trung bình sớm, thấp cây, chống đổ tốt, chịu hạn tốt, chống sâu bệnh khá. Năng suất khá cao và ổn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
định, tương đương đối chứng HQ2000 và Q2 (đạt 53,7 tạ/ha trong vụ Xuân và 63,3 tạ/ha trong vụ Thu Đông). Hàm lượng protein 11,06%, lysine 3,98% và methionine 3,00% tương đương giống lai QPM HQ2000 (11,05%; 3,98%; 3,01%) và cao hơn hẳn Q2 (8,65%; 2,50%; 1,92%). Kết quả xây dựng mô hình giống ngô QPM thụ phấn tự do QP4 và kỹ thuật mới tại một số tỉnh cho thấy giống QP4 có thời gian sinh trưởng trung bình sớm, khả năng chống chịu tốt, năng suất đạt từ 35,8 – 42,3 tạ/ha. Sản lượng ngô được nông dân dùng làm lương thực và để giống cho vụ sau (Trần Trung Kiên, 2009) [14].
Nghiên cứu của tác giả Phan Thị Vân và cs (2010) [32], thí nghiệm được tiến hành với 10 giống ngô lai mới KK09-3, KK09-7, KK09-15, KK09-14, KK09-6, KK09-2, KK09-9, KK09-1, KK08-4, KK09-13 và hai giống đối chứng là C919 và LVN99. Kết quả thí nghiệm trong vụ Xuân năm 2009 cho thấy, các giống ngô thí nghiệm có thời gian sinh trưởng biến động từ 114-119 ngày, đều thuộc nhóm chín trung bình phù hợp với cơ cấu cây trồng vụ Xuân. Khả năng chống chịu của các giống đạt khá, giống KK09-15, KK09-14, KK09-1, KK08-4 có khả năng chống chịu tốt hơn so với 2 giống đối chứng. Năng suất thực thu của các giống thí nghiệm biến động từ 26,46 - 89,56 tạ/ha. Các giống ngô mới đều có năng suất thực thu cao hơn so với LVN99 (đối chứng 1). Giống KK09-1 có năng suất cao nhất (đạt 89,56 tạ/ha), cao hơn so với cả hai giống đối chứng LVN99 và C919 ở mức tin cậy 95%.
Theo tác giả Trần Trung Kiên và cs (2013) [17], kết quả khảo nghiệm 3 giống ngô lai nhập nội từ Trung Quốc với giống đối chứng NK4300 trong vụ Xuân và Đông năm 2011, vụ Xuân 2012 tại một số tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc đã chọn được giống GY135 là giống triển vọng. Trong thí nghiệm khảo nghiệm cơ bản vụ Xuân và vụ Đông 2011, giống GY135 có năng suất đạt cao nhất và khá ổn định ở cả 2 thời vụ (82,7 tạ/ha vụ Xuân 2011 và 67,8 tạ/ha vụ Đông 2011). Khảo nghiệm sản xuất tại 6 điểm ở 4 tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang và Yên Bái trong vụ Đông 2011 và vụ Xuân 2012 cho thấy giống GY135 đạt năng suất 61,7 tạ/ha (vụ Đông 2011) và đạt từ 57,8 - 73,4 tạ/ha (vụ Xuân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2012) cao hơn đối chứng NK4300 từ 101,1 - 105,5%. Giống GY135 được người dân lựa chọn để mở rộng diện tích gieo trồng ở các vụ sau.
Theo Hoàng Văn Vịnh và Phan Thị Vân (2013) [30], thí nghiệm nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của 8 giống ngô lai có triển vọng được thực hiện vụ Đông 2012 và Xuân 2013 và giống đối chứng NK4300. Kết quả cho thấy thời gian sinh trưởng của các giống thí nghiệm là 107 – 119 ngày (vụ Đông 2012) và 117 – 124 ngày (vụ Xuân 2013), phù hợp với cơ cấu luân canh vụ Xuân và Đông tại Thái Nguyên. Giống KK11-6 khả năng chống đổ kém nhất, đánh giá điểm 2 – 3. Các giống còn lại có khả năng chống đổ tốt, đánh giá điểm 1 – 2. Giống KK11-3, KK11-11 có khả năng chống chịu sâu đục thân rất tốt đánh giá điểm 1 tương đương với giống đối chứng. Năng suất thực thu của các giống thí nghiệm đạt 60,95 – 84,12 tạ/ha (vụ Đông 2012) và 61,53 – 78,95 tạ/ha (vụ Xuân 2013). Giống KK11-11 năng suất thực thu đạt 78,95 – 84,12 tạ/ha cao hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%. Các gống còn lại năng suất thực thu đạt 60,95 – 78,93 (vụ Đông 2012) và 61,53 – 72,77 tạ/ha (vụ Xuân 2013) tương đương với giống đối chứng NK4300.
Theo Vi Hữu Cầu và Phan Thị Vân (2013) [3], nghiên cứu được thực hiện vụ Đông 2012 và Xuân 2013 tại Thái Nguyên với 8 giống ngô lai có triển vọng và giống NK4300 (đối chứng), kết quả cho thấy: Các giống thí nghiệm đều thuộc nhóm có thời gian sinh trưởng trung bình (105 – 119 ngày) phù hợp với vụ Xuân và Đông ở Thái Nguyên. Giống KK11-12, KK11-18 và KK11-19 có khả năng chống chịu bệnh khô vằn tốt nhất trong thí nghiệm, tỷ lệ nhiễm bệnh khô vằn là 1,1 – 5,42% (vụ Đông 2012) và 15,07 – 30,51% (vụ Xuân 2013), thấp hơn giống đối chứng (P < 0,05). Năng suất thực thu của các giống thí nghiệm đạt 62,46 – 83,89 tạ/ha (vụ Đông 2012) và 58,20 – 74,62 (vụ Xuân 2013). Giống KK11-19 năng suất thực thu đạt 74,62 – 83,89 tạ/ha, cao hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95% ở cả hai vụ nghiên cứu. Các chỉ tiêu tương quan thuận với năng suất ở vụ Đông 2012 có hệ số tương quan tương ứng là: Chỉ số diện tích lá (r = 0,62*), đường kính bắp (r = 0,87*), khối lượng 1000 hạt (r = 0,62*). Vụ Xuân 2013 có số hạt/hàng tương quan thuận với năng suất (r = 0,67*).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Nghiên cứu được tiến hành trên 8 giống ngô tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Kết quả cho thấy các giống ngô tham gia thí nghiệm có thời gian sinh trưởng vụ Xuân là 111 - 115 ngày, vụ Thu Đông từ 101-104 ngày. Tất cả các giống ngô thí nghiệm đều có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm trung ngày, thích hợp cho điều kiện tăng vụ tại Hà Giang. Các giống ngô thí nghiệm có chiều cao cây thấp, chiều cao đóng bắp đạt gần tối ưu, có số lá nhiều và ổn định, chỉ số diện tích lá đạt cao; khả năng chống chịu sâu bệnh, đổ gãy khá. Giống LVN092 có khả năng chống đổ, sâu bệnh tốt nhất. NSTT của các giống ngô thí nghiệm vụ Thu Đông 2012 biến động từ 61,1 - 84,1 tạ/ha. Vụ Xuân 2013, NSTT của các giống biến động từ 66,8 - 87,5 tạ/ha. Mô hình trình diễn giống LVN092 cho năng suất đạt 85,4 tạ/ha cao hơn giống đối chứng NK4300 từ 19,8%. Giống LVN092 được người dân lựa chọn để mở rộng diện tích gieo trồng ở các vụ sau (Trần Trung Kiên và cs, 2013)[16].
Theo Nguyễn Văn Vinh và cs (2013) [29], thí nghiệm nghiên cứu tại huyện Vị Xuyên – Hà Giang năm 2012, các giống ngô có thời gian sinh trưởng biến động từ 111 - 117 ngày (vụ Xuân) và từ 99 - 101 ngày (vụ Thu Đông), thuộc nhóm sinh trưởng trung ngày, phù hợp với vụ Xuân và vụ Thu Đông tại tỉnh Hà Giang. Các giống ngô tham gia thí nghiệm có các đặc điểm hình thái tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh hại khá. Năng suất thực thu của các giống tham gia thí nghiệm vụ Xuân 2012 biến động từ 71,41 – 90,03 tạ/ha và từ 68,08 – 92,98 tạ/ha (vụ Thu Đông). Qua 2 vụ nghiên cứu cho thấy năng suất thực thu của hai giống CP111 và NK7328 đạt cao và ổn định. Giống NK7328 là giống có nhiều ưu việt, phù hợp với điều kiện canh tác của vùng và được người dân chấp nhận, mong muốn mở rộng ra sản xuất.
Nghiên cứu của tác giả Trần Trung Kiên và cs (2013) [15], thí nghiệm nghiên cứu được tiến hành trên 6 giống ngô lai do Viện Nghiên cứu Ngô mới chọn tạo và giống đối chứng LVN4 vụ Xuân 2012 và 2013 tại Thái Nguyên. Kết quả thí nghiệm cho thấy: Thời gian sinh trưởng của các giống vụ Xuân biến động từ 109-119 ngày, đều thuộc nhóm sinh trưởng trung ngày phù hợp với công thức luân canh tại Thái Nguyên. Các giống ngô thí nghiệm có chiều cao cây thấp, chiều cao đóng bắp đạt gần tối ưu, có số lá nhiều và ổn định, chỉ số diện tích lá đạt cao; khả năng chịu đổ gãy khá. Giống SB11-5 và SB12-9 có khả năng chịu hạn tốt nhất (điểm 2) ở cả hai vụ. Các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
giống ngô lai mới chọn tạo đều bị nhiễm sâu đục thân và sâu đục bắp mức độ nặng. Năng suất thực thu của các giống ngô thí nghiệm ở vụ Xuân 2012 đạt từ 49,87- 65,71 tạ/ha; vụ Xuân 2013 biến động từ 64,57 - 79,30 tạ/ha. Các giống có năng suất thực thu tương đương đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Giống SB12-6 là giống đạt năng suất thực thu cao và ổn định ở cả 2 vụ đạt từ 65,71 - 76,94 tạ/ha.
Thí nghiệm nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của 11 giống ngô lai mới chọn tạo và một giống đối chứng C919 được triển khai tại tỉnh Tuyên Quang trong vụ Thu Đông 2011 và vụ Xuân 2012. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Các giống nghiên cứu đều thuộc nhóm chín trung bình phù hợp với vụ Thu Đông và vụ Xuân tại Tuyên Quang. Giống SSC131 đạt năng suất cao hơn có ý nghĩa so với giống đối chứng, đạt 62,9 tạ/ha trong vụ Thu Đông 2011, 69,2 tạ/ha trong vụ Xuân 2012. Giống ngô SSC131 có thể giới thiệu vào sản xuất ngô tại tỉnh Tuyên Quang (Trần Văn Điền, Ngô Thế Tuyến Dũng, 2014) [9].
Nghiên cứu thực hiện qua 2 vụ Xuân Hè năm 2012 và 2013 tại huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang với 7 giống ngô lai (7 công thức) trong đó giống NK4300 được sử dụng làm đối chứng. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh với 3 lần nhắc lại. Kết quả cho thấy các giống ngô thí nghiệm có thời gian chín trung bình đến muộn, phù hợp với điều kiện sinh thái và tập quán canh tác của người dân. Giống AG59 và DK9901 có khả năng chống đổ tốt, năng suất cao và ổn định nhất. Giống AG59 có năng suất đạt 74,03 – 79,76 tạ/ha; giống DK9901 có năng suất đạt 72,49 – 75,48 tạ/ha (Nguyễn Thị Lân và cs, 2014) [18].
Sự phát triển sản xuất ngô ở Việt Nam không chỉ là nhiệm vụ của các nhà khoa học mà là mối quan tâm của cả xã hội. Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách tích cực khuyến khích các nhà khoa học và hỗ trợ cho nông dân phát triển sản xuất ngô.
Tóm lại, nhu cầu ngô ở Việt Nam nói chung và tỉnh Bắc Kạn nói riêng trong thời gian tới là rất lớn. Phương hướng chọn giống ngô phù hợp với điều kiện của địa phương là khả thi và hiệu quả nhất. Đồng thời, nghiên cứu lựa chọn giống ngô phù hợp với điều kiện tỉnh Bắc Kạn chưa được thực hiện và công bố nhiều. Vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn thực hiện đề tài này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 2
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU