Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống ngô thí nghiệm vụ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống ngô lai tại huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn (Trang 44)

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.1.1. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống ngô thí nghiệm vụ

Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây ngô được chia thành 2 giai đoạn: Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng và thời kỳ sinh trưởng sinh thực. Ở mỗi giai đoạn sinh trưởng phát triển có những yêu cầu khác nhau. Hiểu rõ được quá trình sinh trưởng phát triển của cây ngô để có thể tác động các biện pháp kỹ thuật, xác định thời vụ, bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý giúp cây phát triển thuận lợi nhất cho năng suất, phẩm chất cao tăng hiệu quả kinh tế.

Thời gian sinh trưởng của cây ngô được tính bằng tổng số ngày từ khi gieo hạt đến khi chín sinh lý, thời gian này dài ngắn khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm của giống, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật canh tác.

Trong các giai đoạn sinh trưởng và phát triển thì giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng là giai đoạn tạo nên các bộ phận của cây, nó ảnh hưởng đến giai đoạn sinh trưởng sinh thực và quyết định đến năng suất ngô. Vì vậy, các biện pháp kỹ thuật tác động vào giai đoạn này phải hợp lý. Qua theo dõi quá trình sinh trưởng và phát triển của các giống ngô trong thí nghiệm, chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Các giai đoạn sinh trƣởng và phát triển của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân và vụ Hè Thu 2013 tại Pác Nặm - Bắc Kạn

Giống

Thời gian từ gieo đến… (ngày)

Trỗ cờ Phun râu Chín sinh lý Xuân Hè Thu Xuân Hè Thu Xuân Hè Thu

NK4300 65 65 67 69 111 115

G49 65 66 66 68 111 116

CP333 63 65 65 68 108 112

MB69 63 62 65 65 104 102

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

LVN10 (đối chứng) 61 60 64 62 107 108

3.1.1.1. Giai đoạn từ gieo đến trỗ cờ

Đây là khoảng thời gian sinh trưởng đầu tiên và khá dài của cây ngô. Khởi đầu là thời kỳ nảy mầm, mọc (Ve) và kết thúc là thời kỳ trỗ cờ (Vt). Sau khi mọc dinh dưỡng chủ yếu cung cấp cho cây con là nội nhũ của hạt, cây chưa hút được dinh dưỡng từ đất, lúc này bộ rễ chỉ làm nhiệm vụ hút nước. Cây ngô sinh trưởng phát triển chậm và chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện ngoại cảnh. Khi cây con đạt 3 - 4 lá thật, cây chuyển từ dinh dưỡng hạt sang dinh dưỡng đất. Đến khi cây có 5 - 6 lá thật, điểm sinh trưởng đã ở trên mặt đất, lúc này hệ rễ đốt phát triển rất nhanh và yêu cầu một lượng dinh dưỡng nhất định. Khi được 7 - 8 lá là giai đoạn hình thành và phát triển bộ rễ, sau thời kỳ này các bộ phận trên mặt đất (thân, lá) và dưới mặt đất đều tăng trưởng rất nhanh. Từ 9 lá đến trỗ cờ là giai đoạn cây hấp thụ dinh dưỡng tối đa, lượng dinh dưỡng cây hấp thu trong thời kỳ này bằng 70 - 95% tổng lượng dinh dưỡng so với cả vòng đời cây hút. Khi cây ngô có biểu hiện xoáy nõn tức là cây đã chuẩn bị bước vào giai đoạn trỗ cờ.Giai đoạn trỗ cờ được xác định khi nhánh cuối cùng của bông cờ đã thấy rõ hoàn toàn.

Số liệu ở bảng 3.1 cho thấy: Thời gian từ gieo đến trỗ cờ của các công thức thí nghiệm biến động từ 61 - 65 ngày (vụ Xuân) và từ 62 – 66 ngày (vụ Hè Thu). Trong đó, các giống ngô trong thí nghiệm đều có thời gian từ trồng đến trỗ kéo dài hơn so với đối chứng từ 2 -4 ngày.

3.1.1.2. Giai đoạn tung phấn, phun râu

Thời gian từ tung phấn đến phun râu có thể dao động đáng kể phụ thuộc vào giống và điều kiện môi trường. Cây ngô thường tung phấn vào buổi sáng muộn và đầu buổi chiều. Khi hạt phấn tung ra khỏi bao phấn, hạt phấn rất mẫn cảm với điều kiện ngoại cảnh, dễ bị chết nếu gặp điều kiện không thuận lợi. Nhiệt độ thích hợp cho ngô thụ phấn, thụ tinh từ 20 - 220C, nhiệt độ nhỏ hơn 130C và lớn hơn 350C sẽ làm hạt phấn mất sức sống và chết. Độ ẩm thích hợp là 80%, độ ẩm không khí quá thấp hoặc quá cao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

gây mất sức sống hạt phấn, làm hạt phấn chết.Nên bố trí thời vụ cho ngô trỗ trong khoảng thời gian có nắng và gió nhẹ, không có mưa to, gió lớn.

Quá trình theo dõi thí nghiệm chúng tôi thấy: * Vụ Xuân

Cây ngô bắt đầu phun râu khi thấy một vài râu ngô xuất hiện ở ngoài lá bi. Thụ phấn có thể xảy ra khi những hạt phấn rơi được giữ lại trên râu mới phun. Hạt phấn được giữ lại cần 24 giờ để phát triển thành ống phấn đưa hạt phấn từ râu đến bầu nhụy nơi xảy ra thụ tinh.Thông thường cần 5 - 8 ngày để tất cả râu trên một bắp phun hết.Đây là thời gian quyết định số hạt trên bắp, những hoa cái không được thụ tinh sẽ không cho hạt và bị thoái hóa.

Qua bảng 3.1 cho thấy thời gian từ gieo đến phun râu của các giống ngô tham gia thí nghiệm biến động từ 65 - 67 ngày.

Giống ngô đối chứng LVN10 có thời gian từ gieo tới phun râu sớm nhất 62 ngày sau trồng. Giống ngô NK4300 có thời gian từ gieo đến phun râu muộn nhất 67 ngày sau trồng.

* Vụ Hè Thu

Thời gian từ gieo đến phun râu của các giống ngô tham gia thí nghiệm biến động từ 65 - 69 ngày. Khoảng cách giữa tung phấn - phun râu cũng là yếu tố quyết định tỷ lệ thụ phấn, thụ tinh của ngô. Khoảng cách giữa tung phấn và phun râu các giống ngô tham gia thí nghiệm biến động từ 1 đến 2 ngày, thuận lợi cho quá trình thụ phấn thụ tinh, hình thành hạt.

3.1.1.3. Thời gian sinh trưởng

Sau khi thụ phấn thụ tinh, hạt ngô được hình thành và bắt đầu tích lũy vật chất khô. Khối lượng hạt tăng nhanh, phôi phát triển, chất dự trữ từ thân được vận chuyển về hạt và trải qua quá trình biến đổi sinh lý phức tạp..

Thời gian sinh trưởng của các giống ngô trong thí nghiệm biến động từ 103 – 111 ngày trong vụ Xuân và từ 100 - 116 ngày trong vụ Hè Thu. Nhìn chung, các giống trong thí nghiệm đều có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm trung ngày, tương đối phù hợp với công thức luân canh của vùng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống ngô lai tại huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)