Trạng thái cây, trạng thái bắp và độ bao bắp của các giống ngô tham gia thí

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống ngô lai tại huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn (Trang 54)

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.1.4. Trạng thái cây, trạng thái bắp và độ bao bắp của các giống ngô tham gia thí

Để đánh giá chính xác độ đồng đều, tính ổn định của các giống tham gia thí nghiệm, chúng tôi tiến hành theo dõi các chỉ tiêu như trạng thái cây, trạng thái bắp và độ bao bắp. Các chỉ tiêu này liên quan trực tiếp đến khả năng chống chịu của giống với sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất lợi. Đây là các chỉ tiêu quan trọng trong công tác bảo quản. Đặc biệt độ cao bắp có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác bảo quản ngô ở miền núi và tập quán sử dụng ngô của đồng bào các dân tộc thiểu số. Qua theo dõi các chỉ tiêu này, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.6.

Bảng 3.6. Trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp của các giống ngô tham gia thí nghiệm vụ Xuân và vụ Hè Thu 2013 tại Pác Nặm - Bắc Kạn

Đơn vị tính: Điểm 1 - 5 Giống Vụ Xuân Vụ Hè Thu Trạng thái cây Trạng thái bắp Độ bao bắp Trạng thái cây Trạng thái bắp Độ bao bắp NK4300 1 2 1 1 2 1 G49 1 1 1 1 1 1 CP333 3 2 3 2 2 2 MB69 2 3 1 2 3 1 CP999 2 3 3 2 3 2 LVN10 (Đ/c) 2 2 1 2 2 1 3.1.5.1. Trạng thái cây

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trạng thái cây được đánh giá ở giai đoạn lá còn xanh, bắp đã phát triển đầy đủ. Dựa vào độ đồng đều về chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, mức độ thiệt hại do côn trùng và tỷ lệ đổ gãy để đánh giá.

Qua theo dõi các giống ngô ta thấy: * Vụ Xuân:

Các giống có trạng thái cây đạt điểm từ 1 đến 3. Các giống ngô NK4300 và G49 có trạng thái cây tốt nhất đạt 1 điểm. Giống CP333 có trạng thái cây kém nhất đạt 3 điểm. Các giống còn lại đạt điểm 2 tương đương với giống đối chứng.

* Vụ Hè Thu:

Các giống có trạng thái cây đạt điểm từ 1 đến 2.Giống G49 và NK4300 có trạng thái cây tốt nhất đạt 1 điểm. Các giống MB69, CP999 và CP333 có trạng thái cây tương đương với đối chứng.

Giống có trạng thái cây tốt có dấu hiệu về tiềm năng cho năng suất cao. Tuy nhiên năng suất còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.

3.1.5.2. Trạng thái bắp

Trạng thái bắp được đánh giá khi thu hoạch bằng cách cho điểm. Căn cứ vào độ lớn, độ đồng đều của bắp, độ dày của hạt và mức độ thiệt hại do côn trung gây ra để đánh giá. Những giống có trạng thái bắp tốt đạt điểm 1 hoặc 2.

Qua theo dõi chúng ta thấy ở cả 2 vụ trạng thái bắp của các giống đều giống nhau đạt điểm từ 1 đến 3. Giống ngô G49 có trạng thái bắp tốt nhất ở cả 2 vụ đều đạt 2 điểm 1.

3.1.5.3. Độ bao bắp

Được đánh giá trước khi thu hoạch bằng cách cho điểm. Đây là một trong những đặc trưng của giống.Giống có độ bao bắp tốt là giống có lá bi kéo dài che kín bắp. Độ bao bắp có ý nghĩa rất lớn, giống có lá bi dài, che kín bắp sẽ ngăn cản những tác động bên ngoài như: mưa, nhiệt độ, sâu hại, tác động cơ giới nên có tác dụng bảo quản bắp tốt hơn.

Các giống ngô trong thí nghiệm vụ Xuân có độ bao bắp dao động từ điểm 1 đến điểm 3. Các giống CP333 và CP999 có độ bao bắp kém nhất đạt điểm 3. Các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

giống ngô còn lại có độ bao bắp được đánh giá đạt điểm 1 tương đương với giống đối chứng.

Vụ Hè Thu độ bao bắp của các giống được đánh giá từ 1 đến 2. Trong đó, các giống CP333 và CP999 có độ bao bắp kém nhất đạt điểm 2. Các giống ngô còn lại có độ bao bắp được đánh giá đạt điểm 1 tương đương với giống đối chứng.

3.1.5. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô tham gia thí nghiệm vụ Xuân và vụ Hè Thu 2013 tại Pác Nặm - Bắc Kạn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống ngô lai tại huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)