Đặc điểm hình thái của các giống ngô thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống ngô lai tại huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn (Trang 47)

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.1.2. Đặc điểm hình thái của các giống ngô thí nghiệm

Đặc điểm hình thái của cây bao gồm các đặc điểm về chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, số lá/cây... Đặc điểm hình thái cho biết mức độ đồng đều, khả năng thụ phấn thụ tinh khả năng chống đổ gãy, chống chịu với sâu bệnh và tiềm năng cho năng suất.Tuy nhiên, đặc điểm này khác nhau giữa các giống. Kết quả theo dõi đặc điểm hình thái sinh lý của các tổ hợp ngô lai trong thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.2 và 3.3.

Bảng 3.2. Chiều cao cây và chiều cao đóng bắp của các giống thí nghiệm vụ Xuân và vụ Hè Thu 2013 tại Pác Nặm - Bắc Kạn

Giống

Chiều cao cây (cm) Chiều cao đóng bắp (cm) Tỷ lệ CC đóng bắp/CC cây (%) Xuân

Thu Xuân Hè Thu Xuân

Thu NK4300 248,70 216,67 106,67 91,42 42,91 42,19 G49 211,73 217,47 78,50 74,88 37,08 34,44 CP333 202,83 193,63 73,10 65,18 36,03 33,75 MB69 209,50 201,70 82,17 68,82 39,22 34,17 CP999 214,93 222,47 95,97 83,84 44,65 37,69 LVN10 (đối chứng) 200,39 198,10 72,37 71,64 36,11 36,23 P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 LSD 0.05 13,00 12,57 8,22 11,24 3,36 6,37 CV (%) 3,3 4,3 5,3 8,1 4,7 9,6

3.1.2.1. Chiều cao cây

Chiều cao của cây ngô được tính từ sát mặt đất đến điểm phân nhánh bông cờ đầu tiên. Trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây ngô chiều cao tăng dần từ 7 – 8 lá đến thời kì trỗ cờ và dừng lại sau khi thụ tinh xong. Chiều cao cây phụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thuộc vào yếu tố di truyền, điều kiện kĩ thuật chăm sóc... Chiều cao cây là một chỉ tiêu quan trọng đối với công tác chọn tạo giống qua đó đánh giá được khả năng sinh trưởng, phát triển, tốc độ tăng trưởng và khả năng chống đổ của các giống.

* Vụ Xuân

Các giống ngô trong thí nghiệm có chiều cao cây biến động từ 202,83cm đến 248,67cm. Giống G49, CP333, MB69 có chiều cao cây (202,83 – 211,73cm) tương đương giống đối chứng (200,39 cm). Giống NK4300 và CP999 có chiều cao cây (214,39 - 248,70 cm) cao hơn đối chứng một cách chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.

* Vụ hè thu

Các giống ngô trong thí nghiệm có chiều cao cây biến động từ 198,10cm đến 222,47cm, các giống ngô tham gia thí nghiệm đều có chiều cao cây cao hơn và tương đương so với giống đối chứng, chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Cao nhất là giống CP999 đạt 222,47cm.

3.1.2.2. Chiều cao đóng bắp

Chiều cao đóng bắp được xác định bằng khoảng cách tính từ mặt đất đến đốt mang bắp trên cùng. Chiều cao đóng bắp phụ thuộc vào giống, ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, điều kiện chăm sóc, biện pháp kỹ thuật. Đối với giống ngắn ngày bắp thường đóng ở đốt thứ 7 - 8 và ở vị trí 35 - 38% chiều cao cây. Đối với giống dài ngày bắp thường ở vị trí đốt thứ 14 - 15 và chiếm khoảng 45 - 60% chiều cao cây. Qua nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy chiều cao đóng bắp tốt nhất bằng 1/2 chiều cao cây.

Chiều cao đóng bắp cao làm cho cây dễ đổ, nếu thấp quá ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn, cho nên chiều cao đóng bắp cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng chống đổ và khả năng cơ giới hóa các giống.

* Vụ xuân

Chiều cao đóng bắp của các giống ngô tham gia thí nghiệm biến động từ 72,37 đến 106,67cm. Tỷ lệ chiều cao đóng bắp/chiều cao cây biến động từ 36,11% đến 44,65%. Các giống ngô NK4300, CP999 và MB69 trong thí nghiệm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

có chiều cao đóng bắp cao hơn so với giống đối chứng. Các giống ngô còn lại có chiều cao đóng bắp tương đương với giống đối chứng ở mức chắc chắn 95%.

* Vụ hè thu

Chiều cao đóng bắp của các giống ngô tham gia thí nghiệm biến động từ 65,18 đến 91,42 cm. Tỷ lệ chiều cao đóng bắp/chiều cao cây biến động từ 33,75% đến 42,19%. Hai giống ngô NK4300 và CP999 trong thí nghiệm có chiều cao đóng bắp cao hơn so với giống đối chứng. Các giống ngô còn lại có chiều cao đóng bắp tương đương với giống đối chứng ở mức chắc chắn 95%.

Bảng 3.3. Số lá trên cây và chỉ số diện tích lá của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân và vụ Hè Thu 2013 tại Pác Nặm - Bắc Kạn

Giống

Số lá/cây (lá) Chỉ số diện tích lá (m2lá/m2đất)

Xuân Hè thu Xuân Hè thu

NK4300 15,50 15,43 3,49 3,50 G49 17,00 17,07 3,24 3,23 CP333 17,67 17,90 3,22 3,13 MB69 16,87 16,77 3,20 3,21 CP999 16,83 16,87 3,27 3,22 LVN10 (đối chứng) 17,27 17,47 2,99 3,07 P >0,05 >0,05 <0,05 <0,05 LSD 0.05 - - 0,24 0,22 CV (%) 5,7 5,5 8,5 8,2 3.1.2.3. Số lá trên cây

Lá ngô mọc từ các mắt đốt trên thân và mọc so le nhau. Căn cứ vào hình thái và vị trí trên thân có thể chia ra thành các loại lá: Lá mầm, lá thân, lá ngọn. Lá trưởng thành gồm các bộ phận: Bẹ lá, phiến lá, thìa lìa. Một lá được xác định khi nhìn thấy cổ bẹ lá. Lá là cơ quan quang hợp quan trọng của cây đồng thời làm nhiệm vụ trao đổi khí,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hô hấp và dự trữ dinh dưỡng cho cây nên có vai trò lớn trong việc quyết định năng suất. Lá ngô có cấu tạo lòng máng nên có khả năng hứng nước tốt chỉ cần một lượng mưa nhỏ 7 - 8 mm thì 80% diện tích đất xung quanh gốc ngô ở độ sâu 20 - 25cm đã chứa lượng nước chiếm 50 – 70% tổng lượng mưa (Nguyễn Đức Lương và Cs, 2000) [6]. Số lá trên cây là đặc điểm tương đối ổn định chủ yếu phụ thuộc vào giống.

Qua số liệu ở bảng 3.3 cho thấy: Tổng số lá trên cây của các giống ngô tham gia thí nghiệm biến động từ 15,50 đến 17,67 lá trong vụ Xuân và từ 15,43 đến 17,90 lá. Sai khác giữa các giống về số lá không có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%.

3.1.2.4. Chỉ số diện tích lá

Cùng với việc nghiên cứu số lá trên cây thì chỉ số diện tích lá cũng là một chỉ tiêu quan trọng. Nghiên cứu chỉ số diện tích lá là cơ sở để bố trí mật độ gieo trồng cũng như áp dụng các biện pháp kĩ thuật. Qua nghiên cứu cho thấy, cơ sở để nâng cao năng suất cây trồng là tăng hiệu suất quang hợp, vì vậy cần tạo giống ngô có lá to, góc lá hẹp, điều chỉnh mật độ hợp lý, đảm bảo chỉ số diện tích lá thích hợp.

Qua bảng 3.3 cho thấy: * Vụ Xuân

Chỉ số diện tích lá của các giống ngô tham gia thí nghiệm biến động từ 3,20 đến 3,49 m2

lá/m2đất. Giống ngô CP333 có chỉ số diện tích lá tương đương so với giống đối chứng. Các giống ngô còn lại tham gia thí nghiệm có chỉ số diện tích lá cao hơn so với giống đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.

* Vụ Hè Thu

Chỉ số diện tích lá của các giống ngô tham gia thí nghiệm biến động từ 3,13 đến 3,50 m2 lá/m2 đất. Giống ngô NK4300 có chỉ số diện tích lá (3,50 m2 lá/m2 đất ) cao hơn so với giống đối chứng một cách chắc chắn. Các giống ngô còn lại tham gia thí nghiệm có chỉ số diện tích lá tương đương so với giống đối chứng ở mức tin cậy 95%.

3.1.3. Khả năng chống chịu của các giống tham gia thí nghiệm vụ Xuân và vụ Hè Thu 2013 tại Pác Nặm - Bắc Kạn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống ngô lai tại huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)