4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1.3. Khả năng chống chịu của các giống tham gia thí nghiệm vụ Xuân và vụ Hè
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Khả năng chống chịu là phản ứng của cây đối với sâu bệnh hại và điều kiện ngoại cảnh bất thuận như: Bão lũ, khô hạn, giá rét... Do vậy, đặc tính chống chịu của cây là một chỉ tiêu quan trọng luôn đặt ra trong các chương trình chọn tạo giống ngô mới cũng như trong công tác khảo nghiệm giống cây trồng trước khi đưa ra sản xuất.
Cùng với việc bố trí mùa vụ, tác động các biện pháp kỹ thuật hợp lý như: Bố trí mật độ, chăm sóc tốt, phòng trừ sâu bệnh hại bằng các biện pháp hóa học, sinh học, biện pháp phòng trừ tổng hợp... thì việc tạo ra các giống ngô có khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất thuận, các loại sâu bệnh hại là cần thiết góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế, nâng cao năng suất và chất lượng ngô.
Qua quá trình theo dõi thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả về khả năng chống chịu của các giống ngô như sau:
Bảng 3.4. Tỷ lệ nhiễm sâu bệnh của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân và vụ Hè Thu 2013 tại Pác Nặm - Bắc Kạn Giống Sâu đục thân (1-5 điểm) Bệnh đốm lá (%) B. Khô vằn (%)
Xuân Hè Thu Xuân Hè Thu Xuân Hè Thu
NK4300 2 3 12,90 16,25 5,03 9,58 G49 2 2 24,60 20,42 6,58 10,02 CP333 2 2 22,50 24,17 9,10 18,35 MB69 2 3 20,00 22,92 13,45 16,25 CP999 2 3 17,90 15,42 10,65 15,00 LVN10 (đối chứng) 2 2 8,80 9,58 5,35 11,68 3.1.3.1. Sâu đục thân
Sự sinh trưởng và phát triển của sâu đục thân gắn liền với sự sinh trưởng và phát triển của cây ngô. Sâu đục thân phá hoại ở tất cả các bộ phận của cây ngô như: thân, lá, bông, cờ, bắp.
Sâu non tuổi nhỏ gặm rách lá và bông cờ hoặc cắn xiên thủng lá nõn, tạo thành các lỗ thủng thẳng hàng. Khi 3 tuổi trở lên, sâu mới đục vào thân và bắp, sâu có thể
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
phát sinh rộng, trên mỗi cây có thể có từ 2 – 5 lỗ đục, sâu càng lớn lỗ đục càng to, khi gặp gió cây dễ bị gẫy ngang. Sâu non phát triển mạnh nhất vào thời kì trỗ cờ, đục vào bông cờ làm hỏng hoặc gẫy bông cờ, trên bắp ngô sâu đục từ đầu bắp xuống cuối bắp, sâu hóa nhộng trong thân ngô.
Qua bảng 3.4 cho thấy:
Khả năng chống chịu sâu đục thân của các giống ngô tham gia thí nghiệm được đánh giá từ điểm 2 – 3. Các giống ngô NK4300, MB69 và CP999 tham gia thí nghiệm có khả năng chống chịu sâu đục thân kém hơn giống đối chứng. Các giống ngô còn lại có khả năng chống chịu sâu đục thân tương đương so với giống đối chứng.
3.1.3.2. Bệnh đốm lá
Bệnh đốm lá ngô bao gồm hai loại đốm lá nhỏ và đốm lá lớn là bệnh phổ biến nhất ở tất cả các vùng trồng ngô trên thế giới và ở nước ta. Mức độ tác hại của bệnh phụ thuộc vào từng giống, từng vùng và chế độ canh tác khác nhau.
Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi thấy:
* Vụ Xuân: Tỷ lệ bệnh đốm lá ở các giống ngô biến động từ 12,90 – 24,60%. Trong đó, giống NK4300 bị nhiễm bệnh đốm lá nhẹ nhất. Các giống còn lại có tỷ lệ nhiễm bệnh cao hơn đạt trên 20%.
* Vụ Hè Thu: Tỷ lệ bệnh đốm lá ở các giống ngô biến động từ 15,42 – 24,17%. Trong đó, giống NK4300 và giống CP999 bị bệnh đốm lá ở tỷ lệ trung bình (15,42 – 16,25%). Các giống còn lại đều bị nhiễm ở mức độ nặng hơn, đều trên 20%.
3.1.3.3. Bệnh khô vằn
Bệnh khô vằn là bệnh quan trọng nhất trên các giống ngô mới hiện nay đang trồng rộng rãi ở khắp các miền trồng ngô nước ta. Tuỳ theo mức độ bị bệnh năng suất ngô trung bình bị giảm từ 20 - 40%. Cây ngô bị bệnh có vết bệnh leo cao tới bắp, bông cờ thì tác hại rất lớn có thể làm mất năng suất 70% và hơn thế nữa.
Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi thấy: Tỷ lệ bệnh khô vằn ở các giống ngô biến động từ 5,03 – 13,45% ở vụ Xuân và từ 9,58 – 18,35% trong vụ Hè Thu. Trong đó, giống NK4300 qua cả hai vụ đều thể hiện là giống chống bệnh khô vằn tốt nhất (5,03 – 9,58%) tương đương với đối chứng và tỷ lệ nhiễm thấp hơn so với các giống trong thí nghiệm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Tỷ lệ nhiễm bệnh khô vằn của các giống thí nghiệm trong vụ Hè thu nặng hơn so với vụ Xuân.
3.1.3.2. Khả năng chống đổ của các giống tham gia thí nghiệm
Để đánh giá khả năng chống chịu điều kiện ngoại cảnh bất lợi của các giống thí nghiệm, chúng tôi tiến hành theo dõi chỉ tiêu đổ rễ, gãy thân. Đây là những chỉ tiêu liên quan đến năng suất ngô và là chỉ tiêu quan trọng trong chọn tạo giống ngô.
Ngô bị đổ ảnh hưởng lớn đến năng suất, nếu cây nào bị gãy thân thì coi như cây đó mất trắng. Đổ rễ và gãy thân phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Nền đất trồng, chế độ canh tác (nước, phân bón, kỹ thuật chăm sóc), sâu bệnh. Ngoài ra còn phụ thuộc vào chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, khả năng phát triển của bộ phận rễ, độ cứng của cây và điều kiện ngoại cảnh,...
Bảng 3.5. Tỷ lệ gãy thân, đổ rễ của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân và vụ Hè thu 2013 tại Pác Nặm - Bắc Kạn
Giống Đổ đổ rễ (%) Đổ gãy thân (điểm 1 - 5) Xuân Hè Thu Xuân Hè Thu
NK4300 6,67 13,33 1 1 G49 5,00 13,33 1 1 CP333 3,33 6,67 1 1 MB69 1,67 3,33 1 1 CP999 3,33 3,33 1 1 LVN10 (đối chứng) 3,33 0,00 1 1
Qua bảng 3.5 chúng ta thấy, tỷ lệ đổ rễ của các giống trong vụ Xuân thấp hơn so với vụ Hè Thu, cụ thể: Vụ Xuân tỷ lệ đổ rễ dao động từ 1,67 - 6,67% và từ 0,00 - 13,33% (vụ Hè Thu). Các giống có chiều cao cây cao như giống NK4300 và G49 có tỷ lệ đổ rễ cao hơn so với các giống khác trong thí nghiệm. Tỷ lệ gãy thân của tất cả các giống ở cả 2 vụ là như nhau đều đạt mức điểm là 1.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Nhìn chung tỷ lệ đổ rễ gãy thân của các giống trong thí nghiệm ở mức độ thấp nên không ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng và năng suất của các giống ngô.
3.1.4. Trạng thái cây, trạng thái bắp và độ bao bắp của các giống ngô tham gia thí nghiệm vụ Xuân và vụ Hè Thu 2013 tại Pác Nặm - Bắc Kạn