Đánh giá thuận lợi, khó khăn và giải pháp

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường, GPMB, tái định cư dự án xây dựng kè bờ sông Phó Đáy thị trấn Sơn Dương - huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang. (Trang 58)

4.2.4.1. Thuận lợi và khó khăn

4.2.4.1.1. Thuận lợi

Nhận thức được tầm quan trọng của dự án nên khi triển khai dự án đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của người dân và sự quan tâm của các cấp các ngành nên cơ bản công tác BT&GPMB đã đảm bảo đúng tiến độđề ra.

- Huyện Sơn Dương đã học tập các địa phương để xây dựng cơ chế

chính sách hợp lý, thông thoáng hơn. Các văn bản, quyết định thực hiện chính sách của Nhà nước về bồi thường, hỗ trợ GPMB khi Nhà nước thu hồi đất

được cập nhật thường xuyên để sát với thực tế.

- Luôn được sự quan tâm chỉđạo sát sao và kịp thời của lãnh đạo huyện và các ngành chuyên môn nên các vướng mắc trong công tác BT&GPMB phần nào được giải quyết tốt, đặc biệt là công tác tuyên truyền, vận động để

người dân hiểu và thực hiện.

- Trình độ dân trí của người dân ngày được nâng cao nên việc tuyên truyền, vận động người dân trở nên thuận lợi hơn.

- Lực lượng chuyên môn với năng lực ngày càng cao giúp công tác thống kê bồi thường diễn ra nhanh, chính xác, đảm bảo lợi ích của cả Nhà nước và người dân.

- Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thường xuyên chủđộng phối hợp với chủ dự án và cán bộ địa chính xã làm tốt công tác tuyên truyền, vận

động nhân dân thực hiện việc bồi thường thiệt hại, hỗ trợ và GPMB và bàn giao mặt bằng cho chủđầu tư. Đôn đốc chủđầu tư thực hiện công khai quy hoạch đến người dân, kết hợp giới thiệu dự án để người dân hiểu được ý nghĩa, mục đích của việc thực hiện dự án và nắm được chỉ giới quy hoạch, thu hồi đất.

- Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và UBND thường xuyên tổ

chức các hội nghị, họp dân để phổ biến các chế độ, chính sách bồi thường thiệt hại và GPMB và tiến hành giải đáp thắc mắc của người dân về quyền lợi và nghĩa vụ của họ. Báo cáo đề xuất tham mưu cho UBND các biện pháp giải quyết, xử lý các vấn đề bức xúc đểổn định tư tưởng cho các hộ có đất bị thu hồi. Do làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân nên phần lớn các

hộ nằm trong khu chỉ giới thu hồi đều nghiêm túc thực hiện kê khai, kiểm kê tài sản theo hướng dẫn của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

4.2.4.1.2. Khó khăn

- Phương tiện phục vụ công tác bồi thường GPMB còn thiếu, chưa đáp

ứng được nhu cầu thực hiện công việc, thêm nữa lực lượng của hội đồng thẩm

định còn ít nên việc phân công lao động còn khá khó khăn, việc phân bổ các cán bộ thực hiện công tác đo đạc, thu hồi còn gặp nhiều khó khăn

- Nhận thức và ý thức chấp hành Pháp luật của một số người dân còn hạn chế nên gây khó khăn cho công tác thống kê. Số ít trường hợp đơn thư

khiếu nại mặc dù đã được trả lời xong vẫn tái diễn gây phiền hà cho cơ quan chuyên môn.

- Do Ban bồi thường giải phóng mặt bằng mới thành lập nên trình độ

chuyên môn vẫn còn hạn chế nên sau khi thẩm định và công bố kết quả thì vẫn chưa được người dân chấp nhận khiến tiến độ dự án chậm lại.

- Các chính sách hỗ trợ cho người dân mất đất sản xuất, mất việc làm chưa thoả đáng để tạo điều kiện ổn định cuộc sống và sản xuất cho họ, nên người dân mang tâm lý hoang mang, lo sợ.

- Mặc dù được sự quan tâm chỉđạo của các ngành, các cấp, nhưng công tác GPMB là công việc khó khăn, phức tạp liên quan đến lợi ích kinh tế, đời sống của người dân. Đặc biệt, các chính sách hỗ trợ sau khi thu hồi đất để đảm bảo ổn định đời sống và sản xuất.

- Cả huyện chưa có khu tái định cư tập trung của các dự án, nên thường áp dụng tái định cư xen kẽ.

4.2.4.2. Đề xuất một số giải pháp

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng chậm tiến độ GPMB là do các chính sách về BT & GPMB, chính sách hỗ trợ chưa đồng bộ, đơn giá bồi lại thấp hơn so với giá thực tế khiến người dân cảm thấy không hài lòng. Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác BT&GPMB chúng ta cần:

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách của Nhà nước để từng bước nâng cao nhận thức của cộng đồng trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai nói chung từ đó chấp hành tốt các quyết định của Nhà nước liên quan đến công tác BT&GPMB.

- Có những chính sách, cơ chế thưởng phạt nghiêm minh đối với các hộ

bị thu hồi đất, các hộ cố tình mưu lợi cá nhân, chống đối, gây khó khăn cho công tác BT&GPMB. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Công tác đo vẽ bản đồ hiện trạng, bản đồ trích đo địa chính của cơ

quan chuyên môn cần phải có độ chính xác cao, tránh sai sót giúp cho việc thu hồi đất và bồi thường thiệt hại được nhanh chóng, thuận lợi và chính xác.

- Tổ chức công khai quy hoạch của dự án, chế độ chính sách bồi thường, kế hoạch di chuyển.

- Sắp xếp, bố trí cán bộ ở các cấp cơ sở có đủ năng lực, có phẩm chất

đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao để thực hiện công việc.

- Nên lắng nghe ý kiến của người dân, đúng thì xem xét thực hiện, không đúng thì phải giải thích cho họ hiểu, từ đó mới tạo được lòng tin của dân. Điều đó sẽ giúp cho công tác BT&GPMB được diễn ra nhanh chóng, thuận lợi.

- Chính quyền địa phương phối hợp với các cơ quan chuyên môn trong việc xác định rõ một số hạng mục đất có tính phức tạp của các gia đình nằm trong diện GPMB công trình được giải quyết nhanh, chính xác để người dân không thắc mắc, khiếu kiện.

- UBND tỉnh cần ban hành khung giá các loại đất phù hợp với từng vị

trí tuỳ vào thời điểm nhất định. Đơn giá bồi thường tài sản, cây cối và hoa màu phải hợp lý với khả năng sinh lời mà chúng mang lại. Các chính sách hỗ

trợ phải xem xét đến tình hình thực tế cuộc sống của người dân.

- Cần phải có sự lãnh đạo tập trung, thống nhất, đồng bộ giữa các cấp, ngành liên quan. UBND huyện, các cơ quan liên quan quan tâm đầu tư và có chính sách tốt hơn cho công tác thực hiện GPMB như điều chỉnh chế độ

hưởng % của các công trình. UBND Huyện giao nhiệm vụ cho Ban BTGPMB theo đúng tính chất về nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra về công tác quản lý và sử

dụng đất ở tất cả các cấp để tránh gặp phải các vấn đề trong khi thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng như khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai, thừa kế.

- Cần thực hiện chính sách bồi thường, chính sách hỗ trợ hợp lý, sát với giá thị trường tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.

- Thường xuyên tập huấn nâng cao tay nghề, chia sẻ kinh nghiệm cho cán bộđịa chính nói chung và cán bộ làm công tác bồi thường nói riêng.

- Lắng nghe tâm tư nguyện vọng của nhân dân để từ đó đưa ra những giải pháp có tính sát thực tế. Mặt khác cần đặc biệt quan tâm và tăng cường hơn nữa đến công tác vận động, tuyên truyền để người dân hiểu rõ mục đích và ý nghĩa của dự án, chấp hành các chính sách pháp luật của Nhà nước khi thu hồi đất.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

- Qua việc “Đánh giá công tác bồi thường, GPMB, tái định cư dự án kè bờ sông Phó Đáy - thị trấn Sơn Dương - huyện Sơn Dương - tỉnh Tuyên Quang”, tôi rút ra một số kết luận như sau:

- Chính sách bồi thường giải phóng mặt bàng khi Nhà nước thu hồi đất của Việt Nam đã có những đổi mới tiến bộ. Nhìn chung ở địa phương đã thực thi đúng các qui định của pháp luật về bồi thưòng giải phóng mặt bàng. - Giá bồi thường đất nông nghiệp còn thấp gây nên những khó khăn trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại địa phương.

- Tính đến ngày 30/04/2014 thực trạng bồi thường tại dự án xây dựng kè bờ sông Phó Đáy - thị trấn Sơn Dương - huyện Sơn Dương - tỉnh Tuyên Quang, đã hoàn thành 100% kế hoạch bồi thường GPMB. Trong đó:

- Bồi thường vềđất là: 7.339.724.300 đồng

- Bồi thường hỗ trợ về tài sản, vật kiến trúc là: 1.175.113.500 đồng - Bồi thường hỗ trợ về cây trồng (vật nuôi) là: 331.191.100 đồng

- Bồi thường hỗ trợ về chuyển đổi nghề nghiệp tạo việc làm là: 1.717.930.200 đồng

- Bồi thường hỗ trợ hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp mất trên 30% diện tích đất nông nghiệp: 19.800.000 đồng.

- Bồi thường hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ tiền thuê nhà: 22.800.000 - Bồi thường hỗ trợ, tái định cư: 19.200.000

5.2. Đề nghị

- Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách về bồi thường, GPMB, tái định cư giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên được tập huấn nâng cao tay nghề, nắm vững chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước.

- Trang bịđầy đủ các điều kiện và phương tiện kĩ thuật cần thiết (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cần có chính sách đãi ngộ phù hợp với tính chất phức tạp và yêu cầu trách nhiệm cao trong thực thi công vụ.

- Tuyên truyền, giáo dục cho người dân về chủ trương đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước về bồi thường,GPMB, tái định cư để họ hiểu nắm rõ về chính sách, đưa vào áp dụng trong cuộc sống

- Riêng đối với địa phương cần quy hoạch nhiều hơn các khu tái định cư tập trung lớn cho các dự án trong tình hình địa phương đang từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực.

- Thường xuyên mở lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao chất lượng, trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đểđáp ứng các yêu cầu đặt ra.

- Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trên địa bàn và chính quyền cơ sở để tuyên truyền ý nghĩa, tác dụng của dự án đồng thời công bố, công khai kịp thời quy hoạch được duyệt và chỉ giới thu hồi đất của dự án.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban bồi thường, giải phóng mặt bằng huyện Sơn Dương: Phương án bồi thường kè sông Phó Đáy.

2. Ban bồi thường, giải phóng mặt bằng huyện Sơn Dương, :Báo cáo ban bồi thường, giải phóng mặt bằng tháng 11 năm 2013.

3. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2004): Nghị định số 181/2004/NĐ- CP ngày 29/10/2004 về hướng dẫn thi hành Luật đất đai.

4. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2004): Nghị định 197/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về: Bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

5. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2007): Nghị định số 84/2007/NĐ- CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ: Quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng

đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại vềđất đai.

6. Nguyễn Thị Dung (2009): Tạp chí cộng sản (42), số 42

7. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1993): Luật Đất đai ngày 14 tháng 7

m 1993, Nxb Lao động.

8. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2003): Luật Đất đai ngày 26 tháng 11

m 2003, Nxb Lao động.

9. UBND tỉnh Tuyên Quang: Quyết định số 16/2009/ QĐ-UBND tỉnh Tuyên

Quang ngày 21/10/2009 của UBND tỉnh Tuyên Quang “V/v Ban hành qui định về trình tự, thủ tục thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinh tế

theo qui định của pháp luật trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang”

10. UBND tỉnh Tuyên Quang: Quyết định số 1910/ SNN-TL ngày10/11/2009 của UBND tỉnh Tuyên Quang “V/v bồi thường giải phóng mặt bằng xây dựng công trình: Kè bảo vệ chống sạt lở hai bờ sông Phó Đáy khu vực thị trấn Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang".

11. UBND tỉnh Tuyên Quang: Quyết định số 24/2009/ QĐ-UBND tỉnh Tuyên Quang ngày 21/12/2009 của UBND tỉnh Tuyên Quang “Qui định giá các loại đất năm 2010 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang”.

12. UBND huyện Sơn Dương: Báo cáo thuyết minh tổng hợp qui hoạch sử

dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kì đầu (2011-2015)

huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang.

PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA

Họ tên chủ hộ:...

Nội dung điều tra

I.Đối tượng được bồi thường, hỗ trợ và tái định cư(TĐC) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Gia đình ông (bà) được xếp vào đối tượng nào:

Được bồi thường : Được hỗ trợ : Được TĐC : - Theo ông (bà) qui định bồi thường, hỗ trợ và TĐC như vậy đã hợp lí

chưa?

Hợp lí: Chưa hợp lí:

II. Mức giá bồi thường, hỗ trợ: 1.Đối với đất đai:

- Gia đình ông (bà) được bồi thường, hỗ trợ với mức giá tại thời điểm đó đã hợp lí chưa?

Hợp lí: Chưa hợp lí:

2. Đối với nhà ở và vật kiến trúc ( công trình xây dựng):

- Nhà của ông (bà) được bồi thường, hỗ trợ với mức so với giá thị trường thì:

Hợp lí: Chưa hợp lí:

3. Đối với cây cối, hoa màu:

- Theo ông ( bà) giá bồi thường, hỗ trợ như vậy đã hợp lí chưa? Hợp lí: Chưa hợp lí:

4. Ông (bà) thuộc đối tượng được hỗ trợ:

- Hỗ trợ di chuyển - Thưởng di chuyển đúng kế

hoạch

- Hỗ trợ gia đình chính sách - Hỗ trợ ổn định đời sống - Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp

-Hỗ trợ khác

5. Đối với hỗ trợ:

-Theo ông ( bà) giá hỗ trợ như vậy đã hợp lí chưa? Hợp lí: Chưa hợp lí:

6. Thu nhập bình quân / năm của hộ gia đình trước và sau thu hồi đất:

- Trước thu hồi đất...- Sau thu hồi

đất...

- Thu nhập cao hơn, thấp hơn, hay không đổi so với trước thu hồi...

7. Theo ông bà An ninh, trật tự xã hội sau thu hồi đất:

III. Đề nghị ông (bà) cho ý kiến, tâm tư và nguyện vọng về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư GPMB của dự án:

... ... ... ... ... Sơn Dương, ngày...tháng...năm 2014 Chủ hộ (ký, ghi rõ họ tên)

KẾT QUẢ BỒI THƯỜNG VỀ VẬT KIẾN TRÚC

STT Tên tài sản, vật kiến trúc Đơn vị Khối luợng Đơn giá (Đồng/ đvt) Thành tiền (Đồng) 1 Hàng rào đơn giản md 355 4.620 1.641.000 2 Hàng rào cây xanh không xén tỉa và tre nứa md 565 12.320 6.960.800 3 Hàng rào tre nứa đan dầy cao > 1,5 m md 473 12.320 5.827.360 4 Hàng rào B40, kích thước 5mx1,8m md 9 50.000 450.000 5 Hàng rào B40, kích thước 6,2mx1,8m md 54 50.000 2.700.000 6 Hàng rào B40, kích thước 5mx1,4m md 7 50.000 350.000 7 Hàng rào B40, kích thước 5mx1,5m md 7,5 50.000 375.000 8 Hàng rào phên nứa đan dầy >1,5 m md 60 12.320 739.200 9 Hàng rào xếp khan đá hộc kích thước

7mx0,2mx0,5m m

3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

0,7 259.724 181.810 10 Tường rào xây gạch chỉ kích thước 1mx2m m2 2 291.114 582.228 11 Tường rào xây gạch chỉ kích thước

10,7mx2,1m m

2

22,5 291.114 655.065

12

Nhà vệ sinh kích thước 1,1mx1,3m tường xây gạch 110m, h= 2m, mái lợp proximang, nền bê tông sỏi

m2 2,86 300.300 858.858

13 Nhà vệ sinh xây cấp IV loại 1 kích thước

2,6 mx2,6 m m

2

6,76 985.390 6.661.237 14 Nhà tắm xây gạch chỉ kích thước tương

5,7mx1,8m m

2

10,3 291.114 2.998.475 15 Nền nhà tắm bê tông sỏi kích thước

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường, GPMB, tái định cư dự án xây dựng kè bờ sông Phó Đáy thị trấn Sơn Dương - huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang. (Trang 58)