Tình hình dân số khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường, GPMB, tái định cư dự án xây dựng kè bờ sông Phó Đáy thị trấn Sơn Dương - huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang. (Trang 33)

- Giới thiệu và sơ lược về dự án:

Dự án dựng kè bờ sông Phó Đáy -thị trấn Sơn Dương- huyện Sơn Dương- tỉnh Tuyên Quang là dự án phục vụ mục đích quốc gia, mục đích công cộng an ninh quốc phòng nằm trên dọc bờ sông Phó Đáy địa bàn thị trấn Sơn Dương. Chủđầu tư của dự án là Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang, dự án nhằm bảo vệ bờ sông chống sạt lở, tạo cảnh quan, tạo khu vui chơi giải trí cho người dân xung quanh dự án nói riêng và người huyện Sơn Dương nói chung. Dự án vừa giúp bảo vệ môi trường và cuộc sống của người dân hai bên bờ sông nên được người dân nhiệt tình ủng hộ.

Dự án kè bờ sông Phó Đáy -thị trấn Sơn Dương- huyện Sơn Dương- tỉnh Tuyên Quang, nằm trên địa bàn các tổ nhân dân: Tân Kì, Đồng Tiến,

Đăng Châu, Quyết Tiến, Kỳ Lâm, Tân Thịnh, nhưng các hộ dân có đất lại bao gồm cả các tổ nhân dân khác trong khu vực thị trấn Sơn Dương và vùng phụ

cận như: Các hộ thuộc thôn Cầu Quất, thôn Tứ Thông – Hợp Thành, tổ nhân dân Cơ Quan, tổ nhân dân Tân Bắc, tổ nhân dân Xây Dựng, tổ nhân dân Đăng Châu, tổ nhân dân Tân Thịnh. Nguồn vốn đầu tư, xây dựng, bồi thường, giải phóng mặt bằng chủ yếu từ nguồn vốn đầu tư trong tỉnh. Trong đó tổng kinh phí cho công tác bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng là: gần 11 tỷ Việt Nam đồng (10.625.759.100 đồng), Tổng diện tích đất thu hồi để làm dự án lên tới: 186.307 m2, được thu hồi từ các loại đất như: đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất ở, đất giao thông, đất sông ngòi kênh, rạch chuyên dùng, đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, đất giáo dục đào tạo (của trường trung học phổ thông Sơn Dương- huyện Sơn Dương-tỉnh Tuyên Quang), đất cơ sở sản xuất kinh doanh. Chủ đầu tư của dự án là Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang, lãnh đạo UBND huyện Sơn Dương, Ban bồi thường, GPMB huyện Sơn Dương luôn lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân thực hiện với nguyên tắc của dự án: Theo quyết

định số 16/2009/QĐ-UBND "Về trình tự, thủ tục về bồi thường, hỗ trợ, tái

định cư khi Nhà nước thu hồi đất vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, đảm bảo lợi ích của người dân xung quanh khu vực theo đúng quy định của pháp luật. Để đảm bảo cuộc sống của người dân bị mất đất trong dự án có cuộc sống tốt hơn, tạo tâm lý thoải mái, tránh thiệt thòi, giúp giải quyết khó khăn của nhân dân trong khu vực khi bị mất đất, tạo công ăn việc làm mới cho người dân dự án kè bờ sông Phó Đáy còn có các khoản hỗ trợ phù hợp với tình hình thực tế của dự án như: Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm khi thu hồi đất nông nghiệp, hỗ trợ đất vườn liền kề đất ở, đất nông nghiệp trong khu dân cư, đất không đủ điều kiện bồi thường, mỏ đất, hỗ trợ công cải tạo đất thu hồi làm đường công vụ và mỏ vật liệu

đường vận chuyển, hỗ trợ ổn định đời sống với những hộ bị mất trên 30% đất nông nghiệp đang sử dụng. Các khoản hỗ trợ trên tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình của địa phương. Người dân khu vực thị trấn nói chung và người dân chịu ảnh hưởng trực tiếp của dự án nói riêng

đầu còn chưa hiểu rõ, chưa chịu hợp tác để giải phóng mặt bằng. Nhưng nhờ

sự vận động giải thích của các cán bộ làm công tác bồi thường và người thân trong gia đình họ nên dần dần họđã hiểu công tác bồi thường, GPMB đã hoàn thành tốt, đúng tiến độ. Những người dân sau khi được vận động giải thích những lợi ích mà công tình đem lại đã dần dần hiểu rõ và ủng hộ dự án nhiệt tình. Dự án không đơn thuần chỉ là bảo vệ lợi ích về kinh tế cho những người dân ở xung quang dự án, mà còn là dự án có vai trò quang trọng giúp người dân xung quanh hai bờ sông Phó Đáy ở thị trấn tránh sạt lở, xói mòn đất và nhà ở của họ. Góp phần bảo vệ cuộc sống, tính mạng, tài sản của họ.

Bảng 4.2. Tổng hợp dân số theo độ tuổi khu vực GPMB STT Độ tuổi Số người (người) Tỉ lệ (%)

1 < 16 53 31,92 %

2 Từ 16 -> 60 93 56,03 %

3 > 60 20 12,05 %

(Nguồn: Ban bồi thường, giải phóng mặt bằng huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang năn 2010.)

-Qua bảng trên ta nhận thấy: Độ tuổi lao động từ 16-60 chiếm tỉ lệ cao nhất 56,03 % và độ tuổi trên 60 chiếm tỉ lệ thấp nhất, cho thấy dân cư khu vực

ởđộ tuổi trong tuổi lao động chiếm tỉ lệ lớn, lực lượng lao động dồi dào.

Bảng 4.3. Thành phần dân tộc của thị trấn Sơn Dương năm 2013

STT Dân tộc Số người (người) Tỉ lệ (%)

1 Kinh 71.824 53,6 %

2 Tày 29.788 22,23 %

3 Nùng 10.492 7,83 %

4 Dân tộc khác 21.895 16,34 %

Tổng số 133.999 100 %

(Nguồn: Ban bồi thường, giải phóng mặt bằng huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang năn 2010.)

- Thị trấn Sơn Dương là một huyện miền núi phía Bắc nên tỉ lệ dân số là người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ ở mức: 46.4%, trong các dân tộc ít người chiếm tỉ lệ lớn nhất là dân tộc Tày, tuy vậy tỉ lệ người Kinh vẫn chiếm tỉ lệ cao hơn: 53,6 % hơn 7,2 %, đây là đặc điểm của thị trấn Sơn Dương, do ảnh hưởng

của vị trí địa ly tiếp giáp các tỉnh trung du như: Thái Nguyên, Phú Thọ. Và ảnh hưởng của làn sóng nhập cưđi khai hoang, lập vùng kinh tế mới thế kỉ XX

4.1.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

* Giao thông

Diện tích đất dành cho giao thông theo thống kê của thị trấn Sơn Dương là 108,55 ha. Hệ thống giao thống của thị trấn tương đối thuận lợi, các tuyến

đường chính: Quốc lộ 37, Quốc lộ 2C là những tuyến đường chính, rất quan trọng trong việc phát triển các ngành thương mại và du lịch, đặc biệt là du lịch về với cội nguồn khu di tích lịch sử cách mạng Tân Trào. Các tuyến đường chính đã được đầu tư, nâng cấp theo tiêu chuẩn đường miền núi; các tuyến (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đường liên thôn xóm của thị trấn đã được bê tông hoá, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại cũng như phát triển kinh tế, xã hội của thị trấn.

* Thủy lợi

Diện tích đát dành cho thủy lợi 48,24 ha. Phần lớn hệ thống thủy lợi của thị

trấn là các hồ nước, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; hệ thống kênh mương nội

đồng của thị trấn trấn dã được đầu tư kiên cố hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, cung cấp các nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

* Văn hóa - giáo dục

- Giáo dục: Thị trấn Sơn Dương đã xây dựng được trường tiểu học và THCS tương đối khang trang, trong đó có 2 trường tiểu học đạt trường chuẩn quốc gia (Trường tiểu học Đăng Châu và trường THCS Hồng Thái). Những năm gần đây, các trường học luôn duy trì được sỹ số 100%.

Năm học 2012 + 2013 số học sinh của thị trấn:

- Trường mầm non có 228 trẻ (dưới 3 tuổi); 274 trẻ (từ 3 đến 5 tuổi). - Trường tiểu học có 1.089 học sinh

- Trường THCS có 1.188 học sinh

Các cơ sở giáo dục ứng tương đối điều kiện học tập cho con em trong thị trấn. Điều kiện cơ sở vật chất cho giảng dạy và học tập ngày càng tăng, số

giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đạt chuẩn là 97%. Thành quả

phổ cập giáo dục bậc tiểu học và THCS được giữ vững. - Văn hóa:

+ Về các phong trào văn hóa, văn nghệ: Luôn được thị trấn quan tâm,

đầu tưđúng mức, hầu hết các thôn của thị trấn đã có nhà văn hóa thôn. Hàng năm thị trấn đều kết hợp với các ban ngành đoàn thể trong thị trấn, trung tâm văn hoá thông tin thể thao, phòng văn hoá thông tin của huyện tổ chức các hội diễn văn nghệ nhân dịp các ngày lễ lớn trong năm; các hội diễn văn nghệ cho các cháu thiếu nhi và các chương trình của các đoàn trong và ngoài tỉnh về

biểu diễn để phục vụ nhân dân trong thị trấn.

+ Công tác vận động xây dựng đời sống văn hóa, nếp sống văn minh đã

được UBND thị trấn phối hợp với UBND mặt trận tổ quốc Việt Nam của thị

trấn tổ chức phát động. Đến nay, hầu hết các hộ gia đình, các khu dân cư và các cơ quan, ngành đoàn thể trong thị trấn đều tham gia hưởng ứng và đã đưa phong trào phát triển sâu rộng đến từng các bộ, nhân dân trong thị trấn.

* Y tế

Trên địa bàn thị trấn có 01 trạm y tế, một bệnh viện và một Trung tâm y tế phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, cơ bản đảm bảo tiêu chuẩn, định mức. Với cơ sở vật chất và lực lượng y, bác sỹ như hiện nay đã phục vụ tốt công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân trong thị trấn. Công tác tiêm chủng, uống Vitamin luôn đạt từ 95 - 100%; hàng tháng đều tiến hành tổ

chức kiểm tra định kỳ về vệ sinh an toàn thực phẩm và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.

Hàng năm khám chữa bệnh tại trạm đạt 10.640 lượt người; điều trị

bệnh đạt 4.691 lượt người. Duy trì và thực hiện tốt các chương trình tiêm chủng mở rộng và các chương trình y tế quốc gia.

* Hệ thống thông tin, liên lạc

Là trung tâm kinh tế, xã hội của huyện Sơn Dương, hệ thống thông in liên lạc trong những năm gần đây đã được đầu tư, hoàn thiện. Trên địa bàn hiện có bưu điện huyện, đến năm 2009 hệ thống các dịch vụ viễn thông được xây dựng và hoàn thiện(VMS MobiFone, Vinaphone, Viettel, mạng điên lực...), cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu người dân địa phương.

- Ngoài ra, thị trấn có đài truyền thanh - truyền hình, hệ thống truyền thanh không dây đã được đầu tư xây dựng ở hầu hết các thôn của thị trấn đảm bảo tốt cho việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ chính trị của địa phương tới từng người dân.

* Hệ thống lưới điện

Trong những năm qua mạng lưới điện đã được đầu tư xây dựng với hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm. Nhìn chung hệ thống điện đã đảm bảo chuyền tải đủ điện năng cho các cơ quan nhà nước, đơn vị và các hộ dân trong thị trấn có điện thắp sáng và phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thị trấn.

* Hệ thống cung cấp nước sạch (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong những năm gần đây, Ban quản lý cung cấp nước sạch của huyện (nay là Ban quản lý công trình đô thị huyện) đã đầu tư xây dựng và lắp đặt hệ

thống cung cấp nước sạch sinh hoạt trên địa bàn thị trấn tương đối hoàn chỉnh, đảm bảo đáp ứng đủ nước sạch sinh hoạt cho các cơ quan, đơn vị và hộ

gia đình trong thị trấn. * Thể dục - thể thao

Là trung tâm của huyện, hiện nay trên địa bàn thị trấn có sân vận động huyện, các sân thể thao của các cơ quan, đơn vịđóng trên địa bàn thị trấn đảm bảo tốt cho việc phục vụ luyện tập và thi đấu thể dục - thể thao của nhân dân trong thị trấn. Hàng năm thị trấn đều tổ chức đại hội thể dục - thể thao toàn thị

trấn với hàng trăm vận động viên không chuyên tham gia.

Nhìn chung, hoạt động thể dục - thể thao của thị trấn còn gặp nhiều khó khăn do thiếu cơ sở vật chất cũng như kinh phí hoạt động, đặc biệt là các nhà thi đấu. Tuy nhiên do được các cấp Đảng ủy, UBND, các đoàn thể quan tâm tổ chức và được nhân dân nhiệt tình hưởng ứng tham gia nên phong trào luôn sôi nổi góp phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân trong thị trấn cũng nhưđẩy lùi các tệ nan xã hội.

* Quốc phòng - an ninh

- Quốc phòng: Công tác tuyển chọn, gọi quân nhân nhập ngũ hàng năm

đều hoàn thành các chỉ tiêu trên giao. Trong quá trình xét tuyển thực hiện tốt việc công khai, dân chủ đúng luật nên luôn đảm bảo về số lượng và chất lượng, công tác xây dựng lực lượng dân quân đạt kế hoạch, tổ chức huấn luyện cho lực lượng dân quân hàng năm đạt từ 90% trở lên. Huy động quân dự bị động viên tập trung huấn luyện cơ bản đạt yêu cầu; Công tác chỉ huy, trực sẵn sàng chiến đấu và tuần tra canh gác bảo vệđịa bàn đảm bảo theo yêu cầu nhất là trong các đợt cao điểm, các ngày lễ lớn.

- An ninh: Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thị trấn luôn được giữ vững và ổn định. Công tác phòng ngừa và ngăn chặn các loại tội phạm luôn được quan tâm.

4.2. Đánh giá công tác bồi thường, GPMB, tái định cư công trình xây dựng kè bờ sông thị trấn Sơn Dương. dựng kè bờ sông thị trấn Sơn Dương.

4.2.1. Hiện trạng dự án và thị trấn :

Bảng 4.4. Thực trạng dân số và lao động khu vực GPMP

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng Tỉ lệ (%)

1 Hộ nông nghiệp Hộ 63 37,95

2 Hộ phi nông nghiệp Hộ 103 62,05

3 Tổng số hộ Hộ 166 100

4 Lao động nông nghiệp Người 129 38,28

5 Lao động phi nông nghiệp Người 208 61,72

6 Tổng số lao động Người 337 100

(Nguồn: Ban bồi thường, GPMB huyện Sơn Dương)

- Qua bảng 4.4. Thực trạng dân số và lao động khu vực GPMB ta thấy:

Đặc điểm dân cư ở khu vực là: Chủ yếu sản xuất phi nông nghiệp chiếm tới 62,05 %, lao động phi nông nghiệp chiếm tỉ lệ khá lớn chiếm 61,72 % do đặc

điểm của dự án là xây dựng kè bờ sông, dân cư sống xung quanh hai bên bờ

sông là dân cư thị trấn chủ yếu làm nghề kinh doanh, buôn bán, tự do hay là cán bộ công nhân, viên chức. Dự án nằm ở trung tâm thị trấn cạnh đường quốc lộ 2C, vị trí đất khá đẹp và thuận lợi cho nhà ớ và buôn bán.

Bảng 4.5. Hiện trạng sử dụng đất của thị trấn Sơn Dương STT Loại đất Kí hiệu Diện tích (ha) Tỉ lệ (%)

1 Đất nông nghiệp NNP 2.736,75 85,29

2 Đất phi nông nghiệp PNN 375,31 11,71

3 Đất chưa sử dụng CSD 96,15 3,0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4 Tổng số 3.208 100

-Qua bảng trên ta thấy trên địa bàn huyện Sơn Dương, đất nông nghiệp vẫn chiếm tỉ lệ lớn lên tới 85,29%, đất chưa sử dụng tuy chiếm tỷ lệ nhỏ nhất song loại đất này là tiềm năng dự trữ cần có kế hoạch khai thác hợp lý.

Hình 4.2. Hình ảnh kè bờ sông Phó Đáy khi đang xây dựng

4.2.2. Đánh giá kết quả bồi thường, GPMB, hỗ trợ, tái định cư.

4.2.2.1.Kết quả bồi thường vềđất

Bảng 4.6. Thống kê diện tích về các loại đất thuộc dự án và kết quả thu hồi đất để thực hiện dự án xây dựng kè bờ sông Phó Đáy

STT Loại đất Kí hiệu Diện tích

(m2) Tỉ lệ (%)

1. Đất sản xuất nông nghiệp SXN 56.383,0 30,26

1.1 Đất cây hàng năm BHN 40.306,0

1.3 Đất cây lâu năm khác LNK 16.077,0

2. Đất phi nông nghiệp PNN 110.251,0 59,17

2.1 Đất ở ODT 869,0

2.2 Đất thủy lợi DTL 264,0

2.3 Đất giao thông DGT 2.642,0

2.4 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự

nghiệp của nhà nước TSC 18,0

2.5 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 105.190,0 2.6 Đất cơ sở giáo dục, đào tạo DGD 868,0 2.7 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh SKC 400 3. Nhóm đất chưa sử dụng (đất bằng chưa

sử dụng) BSC 19.673,0 10,57

Tổng 186.307 100

(Nguồn: Ban bồi thường, giải phóng mặt bằng huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang năm 2010.)

- Bảng 4.6 trên cho ta thấy cụ thể từng loại đất thuộc ba nhóm đất

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường, GPMB, tái định cư dự án xây dựng kè bờ sông Phó Đáy thị trấn Sơn Dương - huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang. (Trang 33)