3.4.1. Điều tra các số liệu sơ cấp
Sử dụng phương pháp phỏng vấn người dân .Chọn 30 hộ dân bất kỳ
xung quanh dự án.
3.4.2. Điều tra các số liệu thứ cấp
- Các thông tin, số liệu thứ cấp được thu thập từ các bài báo, bài viết, sách, các báo cáo và các văn bản đã được công bố.
- Thu thập tài liệu, số liệu có liên quan tại các phòng ban liên quan đến công tác BTGPMB.
- Các Nghị định, Quyết định, Công văn và Thông tư hướng dẫn thực hiện công tác GPMB.
3.4.3. Phương pháp xử lí số liệu
- Số liệu, thông tin thứ cấp: Được phân tích, tổng hợp sao cho phù hợp với các mục tiêu của đề tài.
- Số liệu sơ cấp: Được xử lý trên bảng tính Excel. Và còn sử dụng các phương pháp sau:
- Sử dụng phương pháp thống kê. - Sử dụng phương pháp so sánh.
- Sử dụng các phương pháp toán học thông thường. - Phương pháp vẽ biểu đồ.
PHẦN 4
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 4.1. Sơ lược tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu
4.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên của thị trấn Sơn Dương
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Thị trấn Sơn Dương là trung tâm kinh tế, xã hội của huyện Sơn Dương, cách trung tâm thành phố Tuyên Quang 30 km về phía nam, có vị trí địa lý 21o36’ vĩ độ bắc 150o24’ đến 105o31’ kinh độđông, dọc theo trục đường quốc lộ 37 và được tiếp giáp với các đơn vị hành chính theo các hướng như sau:
Phía Bắc giáp xã Tú Thịnh, Hợp Thành; Phía Nam giáp xã Kháng Nhật, Phúc Ứng; Phía đông giáp xã Kháng Nhật;
Phía Tây giáp xã Phúc Ứng.
Là đô thị loại V, thị trấn Sơn Dương có điều kiện vị trí địa lý thuận lợi, hệ thống giao thông tương đối hoàn thiện với các Quốc lộ 37, Quốc lộ 2C và các tuyến đường huyện chạy qua. Thị trấn có nhiều tiềm năng trong phát triển kinh tế công nghiệp, du lịch thương mại và nông - lâm nghiệp kết hợp.
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Thị trấn Sơn Dương có hai dạng địa hình chính:
- Địa hình đồi núi thấp: Phân bố ở phía bắc và nam, được ngăn cách bởi thung lũng sông Phó Đáy, địa hình cả hai khu vực phía bắc và phía nam thấp dần theo hướng sông Phó Đáy, độ cao trung bình là 150 - 200 m.
- Địa hình đồng bằng: Phần địa hình này tập trung chủ yếu dọc theo hai bên bờ sông Phó đáy, được hình thành do sản phẩm bồi tụ phù sa, có độ
cao từ 50 - 70 m so với mực nước biển.
4.1.1.3. Khí hậu
Thị trấn Sơn Dương có khí hậu nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa: - Mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9, nhiệt độ
trung bình khoảng 280 C. Lượng mưa trung bình từ 1.500 đến 1.800mm. - Mùa đông lạnh, thời tiết khô hanh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình là 160 C. Do vị trí địa lý nên hàng năm chịu nhiều ảnh hưởng nhiều của gió mùa đông bắc. Vào mùa khô, nhiệt độ và độ ẩm tương
đố thấp.
- Nhiệt độ trung bình hàng năm là 22,50C, nhiệt độ tối thấp trung bình từ 12- 130C; nhiệt độ tối cao trung bình năm từ 33- 350C.
- Độẩm trung bình năm là 85%.
4.1.1.4. Thủy văn
Hệ thống thủy văn của thị trấn Sơn Dương bao gồm sông suối, cùng với hệ thống ao hồ, đập có diện tích 90,75 ha là nguồn nước quý phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất. Mặc dù nguồn nước dồi dào nhưng do địa hình dốc bị
chia cắt nên việc tưới tiêu gặp nhiều khó khăn.
4.1.1.5. Các loại tài nguyên
* Tài nguyên đất
Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ thổ nhưỡng thị trấn Sơn Dương tỷ lệ 1/10000 có 4 nhóm đất với 7 loại hình thổ nhưỡng khác nhau.
a. Nhóm đất phù sa: Diện tích 44.5 ha chiếm 2.14% diện tích đất tự
nhiên của thị trấn bao gồm 2 loại:
- Đất phù sa được bồi đắp hàng năm (Pb) có diện tích 28 ha được phân bố trên bậc thềm của sông Phó Đáy. Tầng đất dày, thành phần cơ giới từ cát
pha đến thịt nhẹ phù hợp với nhiều loại cây trồng hàng năm song cần bố trí thời vụ hợp lý để tránh thiệt hại do lũ gây ra.
- Đất phù sa không được bồi đắp hàng năm (Pk) diện tích 16.5 ha phân bố trên bậc thềm cao hơn đất phù sa được bồi đắp hàng năm. Tầng đất dày, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến thịt trung bình phù hợp với nhiều loại cây. Hiện tại đang được trồng cây hàng năm cho năng suất khá.
b. Nhóm đất dốc tụ: Diện tích 43,7 ha chiếm 2.11% diện tích đất tự
nhiên. Nhóm đất dốc tụ ở thị trấn Sơn Dương chủ yếu là đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D). Loại đất này phân bố trong các thung lũng giữa các dải
đồi núi. Tầng đất dày, thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, Phần lớn diện tích này thích hợp để trồng lúa cho năng xuất khá.
c. Nhóm đất đỏ vàng phát triển trên nền đá sét và đá biến chất (Fs). Nhóm đất này có diện tích 1608.5 ha chiếm 77,22 % diện tích đất. Loại đất này có tầng đất dày đến trung bình, thành phần cơ giới thịt nặng đến sét. Loại
đất này thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp, cây ăn quả song chỉ nên bố
trí ở độ dốc <200.
d. Nhóm đất đỏ vàng nhạt trên đá cát kết (Fs) có diện tích 220.7ha chiếm 10,59 ha, phân bố trên địa hình đồi bắt úp, thấp, thoải. Tầng đất dày trung bình thành phần cơ giới thịt nhẹ đế thịt trung bình. Thích hợp với các cây trồng lâu năm. Loại đất này cần được bón phân hữu cơ, trồng các cây họ đậu để cải tạo đất.
* Tài nguyên nước
Với hệ thống các ao, hồ, đập có diện tích 39,37 ha và hệ thống sông suối có diện tích 90,75 ha đây là những nguồn nước mặt rất phong phú, tạo
điều kiện cho phát triển sản xuất nông nghiệp và cân bằng môi trường sinh thái. Một nguồn nước mặt khác là nước mưa, với lượng mưa bình quân trên 1.500 mm/năm đã bổ sung nguồn nước quan trọng cho sinh hoạt và sản xuất.
Theo sựđánh giá kết quảđiều tra của liên đoàn địa chất 2, Cục địa chất Việt Nam, thị trấn Sơn Dương có nguồn nước ngầm rất phong phú, có khả năng đáp
ứng đủ nhu cầu sử dụng nước sạch cho toàn khu vực trong nhiều năm. * Tài nguyên rừng
tích đất tự nhiên, trong đó hầu hết là rừng tự nhiên, rừng trồng phòng hộ và rừng trồng sản xuất. Diện tích rừng tự nhiên được khoanh nuôi bảo vệ kết hợp với các chính sách giao đất giao rừng, các khu vực đất đồi núi trống đã được phủ xanh, diện tích rừng không ngừng được nâng lên.
Nhìn chung rừng của thị trấn Sơn Dương đang được phát triển tốt góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, giữ nước đầu nguồn, chống sói mòn, rửa trôi, bảo vệ đất và cảnh quan môi trường. Do diện tích rừng ngày càng được khôi phục đã tạo điều kiện cho các thảm thực vật trước đây có nguy cơ mất trắng giờ phát triển trở lại làm đa dạng cho sự phát triển của tự nhiên. Đặc biệt là hiện nay rừng và đất rừng của thị trấn Sơn Dương đã góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng nông lâm kết hợp, tạo thêm công ăn việc làm cho lao động địa phương.
* Tài nguyên khoáng sản
Theo tài liệu của Đoàn địa chất 109, Liên đoàn bản đồ 207 công bố
năm 1994- 1995 và tài liệu của các Bộ, ngành hữu quan, huyện Sơn Dương là một huyên có nhiều loại khoáng sản và có trữ lượng lớn. Thị trấn Sơn Dương có 02 điểm mỏ thiếc sa khoáng và gốc (điểm Kỳ Lâm và Bắc Lũng), ngoài ra còn có một số khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường như: mỏđá vôi Núi Hồng với diện tích khai thác 1,0 ha, mỏ Khuân Hân - Kỳ Lâm diện tích khai thác 1,0 ha, mỏ An Đinh với diện tích 0,8 ha và cát, sỏi trên dòng sông Phó đáy... Đây là nguồn tài nguyên quan trọng tạo đà phát triển cho thị trấn Sơn Dương.
* Tài nguyên du lịch.
- Huyện Sơn Dương có khu di tích lịch sử Tân Trào, được mệnh danh là “thủđô kháng chiến"