MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ PHÍA NHÀ NƯỚC

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả nhập khẩu nguyên liệu nhựa tại công ty trách nhiệm hữu hạn Vĩnh Ký (Trang 39)

Để nâng cao hiệu quả nhập khẩu thì nỗ lực từ phía doanh nghiệp thôi là chưa đủ mà còn cần có sự hỗ trợ thêm từ phía Nhà nước. Nhà nước cần có những chính sách và biện pháp sau:

Thứ nhất là về thuế nhập khẩu: với sự ra đời của công ty TNHH Polystyrene Việt Nam là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam sản xuất hạt nhựa, tổng vốn đầu tư là 10 triệu USD. Với công suất hiện nay nhà máy có thể sản xuất từ 2.500-3.000 tấn/tháng nhưng thực tế chỉ sản xuất từ 1.000- 1.200 tấn/tháng, Công ty chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu của thị trường tiêu dùng Việt Nam do sự cạnh tranh gay gắt với hàng nhập khẩu. Do đó công ty đã gửi công văn lên Bộ Tài chính đề nghị tăng thuế nhập khẩu nguyên liệu nhựa, để chính sách bảo hộ và khuyến khích sản xuất trong

nước đạt được mục tiêu đề ra, Bộ Tài chính dự kiến điều chỉnh thuế suất của mặt hàng này từ 2% lên 5%.

Việc thuế nhập khẩu nguyên liệu nhựa tăng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp sản xuất trong nước hiện đang nhập khẩu từ nước ngoài. Doanh nghiệp trong nước thường không muốn phụ thuộc vào một nhà cung cấp trong nước, vì nhiều lý do liên quan đến công nợ, gối đầu hàng,… Ngoài ra, khi doanh nghiệp có nhiều nhà cung cấp, họ có thể tạo áp lực cho các nhà cung cấp c cn lại. Hơn nữa, nhà cung cấp trong nước thường đưa ra giá bán bằng cách lấy giá nhập khẩu trừ đi thuế nhập khẩu. Trong khi đó, doanh nghiệp có thể có được những đơn hàng với giá nhập rẻ hơn giá bán trong nước. Việc giá bán của Công ty Polystyrene Việt Nam thấp hơn giá nhập khẩu (đã bao gồm thuế nhập khẩu 3%) Tuy nhiên, mức chênh lệch không lớn, do đó các công ty nước ngoài sẵn sàng giảm giá để có mức giá cạnh tranh hơn và cho khách hàng Việt Nam mở L/C trả chậm, vì vậy các công ty lớn có nhu cầu sử dụng hạt nhựa thường nhập khẩu từ nước ngoài.

Nếu như Việt Nam kêu gọi doanh nghiệp nước ngoài đầu tư sản xuất nguyên liệu thì phải hỗ trợ để doanh nghiệp này hoạt động. Tuy nhiên, khi đã tăng thuế nhập khẩu để hỗ trợ cho nhà cung cấp nguyên liệu trong nước, thì phải đảm bảo giá bán trong nước thấp hơn giá nhập khẩu và đảm bảo về sản lượng có như vậy thì các doanh nghiệp trong nước mới mua nguyên liệu từ các công ty này.

Thứ hai là trong bối cảnh Việt Nam chưa thể sản xuất được nguyên liệu nhựa, phần lớn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, Chính phủ nên cho phép đưa ngành nhựa vào trong 14 ngành hàng được ưu tiên về nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Tăng cường hiệu quả hoạt động của các hiệp hội trong nước, đặc biệt là Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA), liên kết hơn nữa với các thương vụ Việt Nam ở nước ngoài và một số công ty cung cấp thiết bị quốc tế để giới thiệu công nghệ và nguồn nguyên liệu mới cho các doanh nghiệp sản xuất Nhựa trong nước.

Nhà nước cần triển khai chính sách phát triển ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ cho ngành Nhựa, định hướng đến 2020 nhập khẩu nguyên liệu của ngành chỉ còn khoảng 50%. Đồng thời, thực hiện nhiều chính sách khuyến khích để huy động các nguồn lực xã hội tham gia vào khâu sản xuất nguyên liệu cho ngành này. Mục tiêu rất quan trọng của ngành Nhựa Việt Nam trong thời gian tới là đầu tư để cung cấp một phần nguyên liệu trong nước. Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu chủ yếu từ hóa dầu nên chiến lược phát triển ngành phải kết hợp chặt chẽ với chiến lược phát triển hóa dầu và chiến lược phát triển ngành Hóa chất. Trong tương lai, khi các

dự án hóa dầu của nước ta đi vào hoạt động thì áp lực về nguyên liệu cho ngành Nhựa sẽ được giảm bớt.

Thứ ba là để cứu các doanh nghiệp đang trong giai đoạn khó khăn hiện tại, Chính phủ cũng nên tác động đến ngành ngân hàng cho các doanh nghiệp nhựa vay thêm vốn hoặc giảm lãi suất vốn vay dài hạn…

Thứ tư là hoàn thiện hệ thống các thủ tục hải quan về nhập khẩu nhằm đơn giản hóa các giấy tờ và tránh hiện tượng cán bộ hải quan gây phiền nhiễu, khó khăn cho các doanh nghiệp, hàng hóa được giải phóng nhanh không tồn đọng, lưu kho tại cảng.

Thứ năm là Nhà nước cần có các chính sách thực hiện việc quản lý ngoại tệ có hiệu quả, ổn định chính sách tỉ giá hối đoái tránh gây nên tình trạng trượt giá trong các hợp đồng giao dịch nhập khẩu tạo sức ép cho các doanh nghiệp hiện nay.

KẾT LUẬN

Nhựa là một trong những ngành chiến lược của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năm trở lại đây. Tương tự như ngành Dược, một trong những lý do đóng góp chính vào sự tăng trưởng của ngành Nhựa là do xuất phát điểm của Việt Nam còn thấp, tỷ lệ tiêu thụ bình quân trên đầu người thấp hơn trung bình của khu vực và thế giới. Do đó, tăng trưởng của ngành còn mang tính ‘quảng canh’ hơn ‘thâm canh’, công nghệ nhìn chung lạc hậu, hàm lượng chất xám thấp, giá trị gia tăng không nhiều nên chỉ có một số rất ít các công ty đi đầu có mức tỷ suất lợi nhuận ròng trên 10%. Do phụ thuộc tới xấp xỉ 80% nguyên phụ liệu nhập khẩu nên ngành Nhựa Việt Nam biến động mạnh, tính chủ động thấp, thường xuyên sử dụng nguồn vốn lưu động lớn (để nhập sẵn hạt nhựa với thời gian lưu kho dài).

Công ty TNHH Vĩnh Ký là một trong các doanh nghiệp sản xuất đồ gia dụng nhựa cũng đang phải đối mặt với những thách thức ấy. Để có thế tồn tại và phát triển thì bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả nhập khẩu luôn là vẫn đề cần được chú trọng quan tâm.

Với quy mô giới hạn chuyên đề đã giải quyết được một số vấn đề sau:

Trình bày tóm gọn những đặc điểm chung nguyên liệu nhựa và ngành Nhựa, đồng thời phân tích được hoạt động nhập khẩu nguyên liệu nhựa tại công ty TNHH Vĩnh Ký.

Đánh giá được những kết quả đã đạt được cũng như hạn chế, kèm theo phân tích các nguyên nhân những mặt hạn chế dựa trên thực trạng hiệu quả nhập khẩu nguyên liệu nhựa tại công ty.

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nhập khẩu nguyên liệu nhựa tại công ty cũng như một số đề xuất ý kiến về phía Nhà Nước.

Chuyên đề này cũng là một đề tài nghiên cứu với sự giúp đỡ tận tình của nhân viên trong công ty, đặc biệt là chị Trịnh Thị Ngấn, kế toán thanh toán là người trực tiếp hướng dẫn. Do thời gian không nhiều cũng như kinh nghiệm và trình độ bản thân còn hạn chế nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót về nội dung cũng như hình thức. Em rất mong nhận được sự đánh giá, góp ý của các thầy cô trong Viện và đặc biệt là PGS.TS Nguyễn Như Bình và Ths. Bùi Thị Lành đến vấn đề này để đề tài nghiên cứu được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Hữu Tửu - “Giáo trình Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương”. NXB Giáo dục, 2002.

2. Nguyễn Thị Hường - “Giáo trình kinh doanh quốc tế”, trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân, NXB Lao Động – Xã Hội, Hà Nội, 2003.

3. TS. Trần Văn Hòe -“Giáo trình Tín dụng và thanh toán quốc tế”, trường ĐH Kinh tế Quốc Dân, NXB ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, 2009.

4. GS.TS.Đặng Đình Đào, GS.TS.Hoàng Đức Thân-“Giáo trình Kinh tế thương mại”, trường ĐH Kinh tế Quốc Dân, NXB ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, 2011. 5. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm của công ty TNHH Vĩnh Ký. 6. “ Báo cáo triển vọng ngành nhựa” – công ty cổ phần chứng khoán SMES http://www.ors.com.vn/upload/BaoCaoPhanTich/20110510152808Bao%20cao %20trien%20vong%20nganh%20Nhua%202011_final_SMES.pdf

7. “Phân tích ngành”- công ty cổ phần chứng khoán Phố Wall (WSS) http://www.ors.com.vn/upload/BaoCaoPhanTich/20090102100634WSS_PHAN %20TICH%20NGANH%20NHUA%207.2008.pdf

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả nhập khẩu nguyên liệu nhựa tại công ty trách nhiệm hữu hạn Vĩnh Ký (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w