Thực trạng nông thôn xã Vân Diên so với bộ tiêu chí nông thôn mới

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã Vân Diên – huyện Nam Đàn – tỉnh Nghệ An năm 2013. (Trang 29)

3.3.3. Mục tiêu, phương hướng và giải pháp xây dựng xã Vân Diên đến năm 2015

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu, tài liệu

Khảo sát tình hình thực tế của địa bàn để thu thập được số liệu về công

tác thực hiện chương trình nông thông mới. Từ đó, đánh giá thuận lợi, khó khăn của việc thực hiện chương trình nông thôn mới.

3.4.2. Phương pháp điều tra thực tế

Nắm bắt tình hình thực tế tại địa bàn, từng người dân và các đối tượng

tham gia.

3.4.3. Phương pháp tổng hợp thông tin phân tích, so sánh , đánh giá

Tiến hành đánh giá phân tích tổng hợp số liệu từ phương pháp thống kê và phương pháp điều tra. Ngoài ra phương pháp so sánh kết hợp với những lý luận khoa học để làm rõ những vấn đề cần nghiên cứu.

Phân tích những thuận lợi khó khăn trong đường lối chủ chương chính sách của Đảng và Nhà nước về thực hiện chương trình nông thôn mới.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lí

Vân Diên nằm cách Thị Trấn Nam Đàn 1Km về phía Tây, cách Thành phố Vinh 21Km về phía Tây, nằm giáp bên bờ Sông Lam và Sông Đào. Có tổng diện tích tự nhiên là 1.362,97 ha, có vị trí địa lý như sau :

+ Phía Đông giáp xã Xuân Hoà

+ Phía Bắc giáp xã Nam Thanh, xã Nam Nghĩa + Phía Nam giáp Thị trấn Nam Đàn , Nam Tân

+ Phía Tây giáp xã Nam Thượng, xã Nam Thái, huyện Nam Đàn, xã Thanh Khai - huyện Thanh Chương.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Vân Diên là một xã nửa đồng bằng nửa bán sơn địa có địa hình thấp dần theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, có độ cao từ 25-35m so với mực nước biển.

Địa hình đồng bằng có độ cao mặt đất không đồng đều. Mùa mưa lũ thường bị ngập úng cục bộ gây khó khăn cho xây dựng giao thông nội đồng sản xuất nông nghiệp.

Địa hình đồi núi có độ dốc lớn, thích hợp với cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả. Nhưng đường giao thông thường bị bào mòn khi mùa mưa lũ tới.

4.1.1.3. Khí hậu, thời tiết

Vân Diên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và có chung đặc điểm của vùng đồng bằng Bắc Trung Bộ, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông bắc vào mùa đông và gió phơn tây nam vào mùa hè.

Chế độ nhiệt: phân làm 2 mùa rõ rệt. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 8 dương lịch với nhiệt độ cao nhất đạt 41,10C, mùa lạnh bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 3 hàng năm với nhiệt độ thấp nhất 100C, nhiệt độ trung bình năm 23,70C, số giờ nắng trung bình năm 1.637 giờ.

Độ ẩm trung bình hàng năm là 85%.

Chế độ mưa: Trong năm lượng mưa phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung vào tháng 3, tháng 8,9,10 thường bị ngập úng. Lượng mưa thấp nhất vào tháng 1 đến đầu tháng 3 chỉ đạt 10% lượng mưa cả năm.

Với đặc điểm thời tiết trên, cần bố trí cây trồng, cơ cấu thời vụ thích hợp, né tránh các yếu tố bất thuận, tăng cường bảo vệ đất kết hợp với sử dụng đất hợp lý để nâng cao độ phì nhiêu cho đất.

4.1.1.4. Thủy văn

Trên địa bàn xã có con sông Lam và kênh Đào chảy qua nên nguồn nước tự nhiên cho sản xuất nông nghiệp là khá phong phú. Hơn nữa, diện tích ao hồ đào lại có chất lượng nước tốt với cao trình mặt đất canh tác là 2 đến 3m, nên toàn bộ diện tích canh tác cũng được tưới tiêu khá chủ động thông qua hệ thống kênh mương trên địa bàn xã. Ngoài ra xã cũng có nguồn nước ngầm vô cùng phong phú, là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho người dân trong xã.

4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên a) Tài nguyên đất a) Tài nguyên đất

Tổng diện tích đất tự nhiên 1.362,97ha. Trong đó diện tích đất nông nghiệp hiện tại là 1.016,40ha chiếm 74,57%; đất phi nông nghiệp 321,94 chiếm 23,62% và đất chưa sử dụng 24,63ha chiếm 1,81% so với tổng diện tích tự nhiên.

Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2013 của xã Vân Diên STT Chỉ tiêu Năm 2013 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 1.316,97 100 1 ĐẤT NÔNG NGHIỆP NNP 1016,40 74,57 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 677,39 100

1.1.1 Đất lúa nước DLN 481,14 71,03

1.1.1.1 Đất chuyên trồng lúa nước LUC 448,31 93,18

1.1.1.2 Đất trồng lúa nước còn lại LUK 32,83 6,82

1.2 Đất trồng cây hằng năm còn lại HNK 35,42 5,23 1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 160,83 23,74 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 315,22 31,01 1.2.1 Đất rừng đặc dụng RDD 108 34,26 1.2.1 Đất có rừng trồng đặc dụng RDT 108 100 1.3 Đất rừng sản xuất RSX 207,22 65,74 1.3.1 Đất có rừng trồng sản xuất RST 207,22 100 1.4 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 23,79 2,34 2 Đất phi nông nghiệp PNN 321,94 23,62

2.1 Đất ở OTC 49,72 3,22

2.1.2 Đất ở tại nông thôn ONT 49,72 100

2.2 Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình

sự nghiệp CTS 5,79 1,80

2.3 Đất quốc phòng CQP 42,67 13,25

2.4 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh SKC 2,56 0,80 2.5 Đất di tích danh thắng DDT 3,32 1,03 2.6 Đất tôn giáo tín ngưỡng TTN 1,74 0,54 2.7 Đất nghĩa trang nghĩa địa NTD 18,27 5,67

2.8 Đất sông suối SON 29,96 9,31

2.9 Đất phát triển hạ tầng DHT 167,91 52,16

2.9.1 Đất giao thông DGT 103,26 61,49

2.9.2 Đất thủy lợi DTL 52,00 30,97

2.9.3 Đất công trình năng lượng DNL 0,34 0,20

2.9.4 Đất công trình bưu chính viễn thông DBV 0,36 0,21

2.9.5 Đất cơ sở văn hóa DVH 0,87 0,52

2.9.6 Đất cơ sở y tế DYT 0,17 0,10

2.9.7 Đất cơ sở giáo dục đào tạo DGD 2,85 1,70

2.9.8 Đất cơ sở thể dục thể thao DTT 7,06 4,20

2.9.9 Đất chợ DCH 1 0,6

3 Đất chưa sử dụng CSD 24,63 1,81

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 8,10 32,89 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 16,53 67,11

Theo kết quả điều tra khảo sát và kết quả tổng hợp được từ bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Nghệ An tỷ lệ 1: 100.000 trên địa bàn xã Vân Diên có các loại đất chính sau:

Đất vàng nhạt trên sa thạch và cuội kết (Fu): Tầng đất khá sâu, độ phì nhiêu trung bình, thích hợp với các loại cây ăn quả và lâu năm.

Đất đỏ vàng trên đá sét (Fs): Có độ phì nhiêu thích hợp trên nhiều loại cây.

Đất Feralit đỏ vàng trên núi (Hs): Đất hình thành trên vùng núi, độ dốc hầu hết trên 300

thuộc các khu vực rừng đầu nguồn. Nên dành để phát triển sản xuất lâm nghiệp.

Đất phù sa (Fa): Đây là loại đất thích hợp cho trồng lúa và hoa màu.

b) Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt phụ thuộc vào nguồn nước mưa, nước sông Lam, sông Đào va các hồ đập trong địa phương đưa về các kênh mương. Lượng mưa hàng năm tuy lớn nhưng lại tập trung theo mùa, mùa mưa chiếm trên 90% tổng lượng mưa, ngược lại mùa khô chỉ chiếm 10% lượng mưa cả năm.

Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm của xã tương đối dồi dào chia làm hai dạng: nước ngầm mạch nông và nước ngầm mạch sâu. Nước ngầm mạch nông được khai thác rộng rãi bằng các giếng đào ở độ sâu 8-15 m. Nước ngầm mạch sâu được khai thác bằng giếng khoan ở độ sâu 30-39 m.

c) Tài nguyên khoáng sản

Có mỏ đá xanh khai thác phục vụ xây dựng các công trình. Có nguồn đất sét sản xuất vật liệu xây dựng.

d) Tài nguyên nhân văn

Toàn xã có 2.882 hộ, đồng bào dân tộc thiểu số 3 hộ. Tổng số nhân khẩu là 11.940 khẩu, với tổng lao động trong độ tuổi 5.356 lao động, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo là 32%. Với nguồn nhân lực trên là điều kiện góp phần quan trọng trong phát triển kinh - tế xã hội hiện nay và trong tương lai. Hơn nữa là địa phương có truyền thống cách mạng, người dân sinh sống có tinh thần đoàn kết yêu thương quê hương, có đức tính cần cù, chăm chỉ, vượt qua khó khăn gian khổ về kinh tế để từng bước đi lên. Đó là điều kiện thuận lợi để Đảng và Chính quyền xã lãnh đạo nhân dân vững bước tiến lên trong sự nghiệp công nghiếp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông

thôn.

4.1.1.6. Cảnh quan môi trường

Hiện nay, môi trường sinh thái của Vân Diên khá tốt, đáp ứng được yêu cầu bảo vệ sức khỏe của nhân dân. Có hệ thống làng mạc lâu đời với nhiều đình, đền, chùa và các di tích lịch sử văn hóa lâu dời, tạo cho khu

vực cảnh quan đẹp và môi trường sinh thái hấp dẫn.

Xã Vân Diên là một xã thuần nông nên ít chịu ảnh hưởng của việc phát triển công nghiệp và đô thị, ô nhiễm môi trường ít.

Tuy nhiên cần áp dụng các biện pháp thủy lợi và canh tác hợp lý nhằm hạn chế nguy cơ đất đai bị ô nhiễm. khuyến khích nông dân sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón có nguồn gốc sinh học, sử dụng thức ăn trong nuôi trồng thủy sản hợp lý… để đảm bảo an toàn cho môi trường đất và nước.

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế

Trong những năm qua Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Vân Diên không ngừng nỗ lực phấn đấu vượt qua nhiều khó khăn và thử thách đã có những tiến bộ quan trọng. Nhiều ngành, nhiều lĩnh vực xuất hiện nhiều nhân tố mới, những mô hình tốt tạo đà cho đổi mới phát triển trong giai đoạn tới.

4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

Trong những năm qua xã Vân Diên đã tạo cho mình một nền kinh tế khá ổn định và có những bước phát triển tích cực, cơ cấu kinh tế đang chuyển dần theo hướng sản xuất hàng hóa, theo bước phát huy được tiềm năng của địa phương.

Tổng giá trị sản xuất đạt 451.891 triệu đồng theo giá trị hiện hành. Trong đó:

Giá trị sản xuất ngành nông, lâm, ngư nghiệp đạt 125.417 triệu đồng tăng 12,3% so với năm 2012.

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng đạt 160.923 triệu đồng, tăng 13,8% so với năm 2012.

Giá trị sản xuất ngành thương mại, dịch vụ, du lịch đạt 165.551 triệu đồng, tăng 14,8% so với năm 2012.

a) Ngành nông nghiệp Trồng trọt:

Việc ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất ngày càng được mở rộng như đưa lúa lai ở vụ xuân hàng năm đạt từ 70-72% lúa giống, lúa chất lượng cao từ 10-15% diện tích là những cây cho năng suất và giá trị kinh tế cao trên đất 2 lúa. Đến nay 100% diện tích đất nông nghiệp cho giá trị sản xuất 35 triệu đồng trở lên/ha/năm, trong đó 56,1% diện tích đất nông nghiệp đạt giá trị sản xuất trên 50 triệu đồng/ha/năm, có khoảng 20ha đạt trên 100 triệu đồng/ha/năm.

Cây lúa: Diện tích 662ha, năng suất bình quân đạt 62 tạ/ha tăng 2 tạ/ha so với năm 2012.

Cây ngô: Diện tích gieo trồng 141,4 ha, giảm 65,6 ha so với năm 2012, năng suất bình quân đạt 41 tạ/ha.

Cây lạc: Diện tích gieo trồng 99 ha, giảm 5,2 ha so với năm 2012, năng suất bình quân đạt 22 tạ/ha.

Cây vừng: Diện tích gieo trồng 5,1 ha, năng suất bình quân đạt 8 tạ/ha.

Cây sắn: diện tích gieo trồng 6 ha, năng suất bình quân đạt 90 tạ/ha.

Chăn nuôi:

Tiếp tục giữ vững phát triển ngành chăn nuôi cả về lượng và chất. Tổng đàn trâu bò có 1.463 con, tăng 0,2% so với năm 2012. Đàn lợn có 1.741 con, tăng 0,1% so với năm 2012. Đàn gia cầm có 33.000 con, tăng 1,1% so với năm 2012.

Công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc gia cầm được quan tâm thường xuyên. Kết quả tiêm phòng cho đàn trâu bò được 557 con đạt 38% tổng đàn, đàn lợn được 261 con đạt 21% tổng đàn, đàn gia cầm được 27.250 con đạt 80% tổng đàn. Trong năm toàn xã không có dịch bệnh xẩy ra.

b) Ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng cơ bản Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Phát huy các ngành nghề truyền thống và mở rộng sản xuất một số ngành nghề có giá trị kinh tế cao như chế biến thép phôi từ thép phế liệu, chế biến nông sản thực phẩm, sản xuất các mặt hàng dân dụng, giữ vững và phát triển làng nghề cả về chất và lượng.

Xây dựng cơ bản

Trong những năm gần đây, thu nhập bình quân của người dân ngày càng tăng cao nên xây dựng cơ bản trong nhân dân phát triển mạnh đã góp phần thay đổi diện mạo nông thôn.

Một số công trình như trường học, trạm y tế… cũng được xã đầu tư xây dựng nhằm đảm bảo cho công tác dạy và học cũng như nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.

c) Ngành thương mai dịch vụ

Phát triển toàn diện các loại hình dịch vụ, một số ngành có ưu thế như: Nhà hàng ăn uống, kinh doanh vận tải, buôn bán vật liệu xây dựng, dịch vụ tổng hợp…

Hoạt động thương mại ngày càng phát triển, đã có những bước chuyển mạnh mẽ trong việc cung ứng và lưu thông hàng hóa góp phần đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng, phục vụ tốt cho nhu cầu sản xuất và đời sống.

Tổng số hộ dịch vụ là 227 hộ, số hộ kinh doanh tăng 2,7% so với năm 2012, số lao động làm dịch vụ tăng 4% so với năm 2012.

4.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm a) Dân số a) Dân số

Toàn xã có 11.940 nhân khẩu với 2.882 hộ, trong đó số nữ 6.226 người chiếm 52,14% dân số toàn xã.

Được sự quan tâm, lãnh đạo của Đảng ủy, UBNN, sự phối hợi của các ban ngành đoàn thể và ban dân số, công tác tuyên truyền kế hoạch hóa gia

đình được phát huy sâu rộng trong nhân dân, tỷ lệ sinh con thứ 3 chiếm 25,6%, tỷ lệ phát triển dân số 0,94%.

Bảng 4.2: Hiện trạng dân số xã Vân Diên năm 2013

STT Tên đơn vị hành chính Số hộ Số nhân khẩu (người)

1 Vệ Nông 135 600 2 Sư Phạm 38 506 3 Hồ Sơn 192 169 4 Bắc Thung 237 991 5 Nam Thung 199 597 6 Trường Long 144 741 7 Hùng lĩnh 131 1.017 8 Đụn Sơn 52 662 9 Hà Long 268 476 10 Nhật Đông 126 750 11 Nhật Quang 177 574 12 Vạn An 228 300 13 Nam Sơn 162 662 14 Bắc Sơn 132 476 15 Nam Bình 182 750 16 Trung Đông 142 574 17 Đông Tiến 67 300 18 Quy Chính 1 129 629 19 Quy Chính 2 141 665 Tổng 2882 11.940

(Nguồn: Thuyết minh quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Vân Diên – huyện Nam Đàn – tỉnh Nghệ An)

b) Lao động và việc làm

Hiện nay, số người đang trong độ tuổi lao động của xã có khoảng 5.356 người, chiếm 47,86% dân số xã, trong đó lao động nông nghiệp chiếm khoảng 65%, lao động phi nông nghiệp chiếm 35%. Để nâng cao chất lượng nguồn lao động đáp ứng nhu cầu lao động cho các dự án phát triển công nghiệp trên địa bàn xã đòi hỏi huyện Nam Đàn và xã Vân Diên cần có chiến lược đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng lao động trẻ.

Giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho người lao động là vấn đề được chính quyền cũng nhân dân đặc biệt quan tâm. Từ năm 2005 đến nay đã triển khai nhiều dự án phát triển kinh tế xoá đói giảm nghèo, hoàn thành chương trình, chỉ tiêu nhà tình nghĩa, nhà tình thương, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về được ưu tiên giới thiệu việc làm tại các cơ sở đóng trên địa bàn. Cùng với việc chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ... đã góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông nhàn. Tạo điều kiện nâng cao mức sống của nhân dân góp phần ổn định trật tự an toàn xã hội.

c) Thu nhập

Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển nhanh về kinh tế, cơ sở hạ tầng được đầu tư nâng cấp, đời sống vật chất và tinh thần của nhân

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã Vân Diên – huyện Nam Đàn – tỉnh Nghệ An năm 2013. (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)