a. Nguồn vốn ngân sách nhà nước: Nguồn vốn cấp cho xây dựng nông
thôn mới; nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia (bao gồm cả các chương trình hỗ trợ có mục tiêu cân đối ngân sách hàng năm); các đề án, đề tài, dự án đầu tư trên địa bàn xã; Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách hàng năm cân đối. Tập trung huy động nguồn vốn trái phiếu chính phủ, trái phiếu kho bạc và công trái xây dựng tổ quốc để đầu tư cho các công trình đường giao thông liên xã, kiến cố hóa trường học.
b. Nguồn vốn của các doanh nghiệp: Huy động nguồn vốn từ doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác: Huy động vốn doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp. Đầu tư xây dựng các công trình công cộng có thu phí để thu hồi vốn như chợ, công trình cấp nước sạch cho dân cư, điện, thu dọn và chôn lấp chất thải. Đầu tư kinh doanh các cơ sở sản xuất chế biến và tiêu thụ nông sản, thực phẩm, cung cấp dịch vụ như: Kho hàng, trang trại chăn nuôi tập trung. Đầu tư nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ và tổ chức đào tạo và hướng dẫn bà con tiếp cận kỹ thuật tiến tiến và tổ chức sản xuất những giống cây, vật nuôi, dịch vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ khuyến nông, khuyến công… có chất lượng cao.
c. Huy động nguồn vốn tín dụng: Nguồn vốn tín dụng của nhà nước phân
bổ cho chương trình kiên cố hóa kênh mương, đường giao thông nông thôn cơ sở nuôi trồng thủy sản, làng nghề; nguồn vốn ưu đãi; nguồn vốn vay thương mại.
d. Nguồn vốn đóng góp của dân và cộng đồng: Công sức của dân cải
tạo nhà ở, xây dựng mới và nâng cấp các công trình vệ sinh phù hợp với chuẩn mới; cải tạo ao, vườn để có cảnh quan đẹp và có thu nhập; cải tạo cổng ngõ, tường rào sạch sẽ, đẹp đẽ. Đóng góp xây dựng các công trình công cộng của làng, xã bằng công lao động, tiền mặt, vật liệu, máy móc thiết bị, hiến đất...