Trước hết đã thúc đẩy chuyển đổi yếu tố sản xuất nông nghiệp. Việc cho phép giao dịch đất đai đã khiến thị trường này ra đời và trở nên sôi động, có ảnh hưởng sâu sắc đối với việc phát triển kinh tế thị trường và tiến trình đô thị hóa. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã thúc đẩy chuyển dịch sức lao động ở nông thôn, một số nông dân sau khi chuyển nhượng hoặc cho thuê đất đã chuyển sang làm trong ngành nghề thứ hai hoặc thứ ba, ngành công nghiệp xây dựng hoặc dịch vụ thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển đa dạng. Ngoài ra còn có rất nhiều nông dân tới các thành phố tìm việc làm, cung cấp sức lao động dồi dào cho tiến trình công nghiệp hóa ở Việt Nam.
Hai là, thúc đẩy phát triển thị trường tín dụng ở nông thôn. Thông qua các cơ cấu tài chính ở nông thôn cung cấp cho nông dân những khoản vay ưu đãi là biện pháp quan trọng để Việt Nam thực hiện kế hoạch xóa đói giảm nghèo. Vốn vay ưu đãi từ ngân hàng chủ yếu là các khoản tiền nhỏ, dưới 10 triệu đồng thì không cần thế chấp; nếu cần xin vay khoản lớn hơn, có thể thế chấp bằng giấy chứng nhận quyền sở hữu đất. Thế chấp đất trở thành nguồn đảm bảo quan trọng khiến thị trường tín dụng ở nông thôn Việt Nam phát triển tương đối mạnh, đã đóng vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ người nghèo và phát triển nông thôn.
Ba là, thúc đẩy hoạt động quy mô hóa nông nghiệp. Chính phủ Việt Nam khuyến khích và hỗ trợ nông dân thông qua biện pháp trao đổi đất đai với nhau để giải quyết vấn đề đất đai quá phân tán do chế độ khoán sản mang lại, thông qua các phương thức chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp quyền sử dụng đất hợp pháp đã chấn chỉnh, dồn dịch nguồn tài nguyên đất, thực hiện liên kết và liên doanh. Chủ trang trại áp dụng phương thức liên doanh với người thầu khoán đất hoặc mua quyền sử dụng đất của nông dân và nhận thầu đất hoang đồi núi trọc, thực hiện kinh doanh trên nhiều mảnh đất, thuê nhân công với số lượng khác nhau, đưa sản phẩm trực tiếp ra thị trường.
Cần phải tăng cường quản lý, bảo vệ lợi ích nông dân trong đổi mới
Trong quá trình đô thị hóa nông thôn và thương mại hóa đất đai, do chính sách pháp luật không kiện toàn, quản lý không hoàn thiện và do nạn
tham nhũng, những vấn đề nảy sinh trong quản lý và sử dụng đất đai ở nông thôn Việt Nam từng một thời tương đối tập trung, nông dân liên tục khiếu kiện kêu oan, các vụ khiếu kiện như vậy chiếm tới 60% tổng số các vụ khiếu kiện trong cả nước, thậm chí lúc nào cũng có thể xảy ra các sự kiện tập thể quy mô lớn do sự xúi giục của các thế lực thù địch, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình ổn định chính trị xã hội.
Hoàn thiện cơ chế quản lý. Quy định trách nhiệm và quyền hạn của nhà nước trong việc quản lý đất đai, tăng cường quản lý theo pháp luật và công khai minh bạch, ngăn chặn các hiện tượng tham nhũng, lãng phí và tiêu cực trong quá trình quản lý và sử dụng đất. Thanh tra triệt để tình hình sử dụng đất đai trên cả nước, điều chỉnh hợp lý và công khai với xã hội quy hoạch sử dụng đất.
Giải quyết ổn thỏa những vấn đề phát sinh do trưng dụng đất. Đảng và Chính phủ Việt Nam cần phải chỉ đạo điều chỉnh công tác bồi thường cho những hộ dân bị trưng dụng đất theo nguyên tắc đảm bảo lợi ích hợp lý của các bên liên quan (bao gồm bên cung cấp đất, bên tiếp nhận đất và nhà nước), quan tâm nhiều hơn tới lợi ích của nông dân, lần đầu tiên quy định rõ ràng bằng văn bản pháp luật “phải đảm bảo mức sống của những người bị trưng dụng đất tốt hơn trước khi bị trưng dụng”. Đồng thời, tập trung giải quyết vấn đề tìm lại việc làm cho những người mất đất, ưu tiên đào tạo nghề và giúp họ tìm việc.
Đẩy mạnh kiểm tra xử lý những vi phạm liên quan đất đai. Tập trung giải quyết những vụ khiếu kiện tố cáo liên quan đến đất đai còn tồn tại trước đây, xử lý nghiêm túc những hành vi bắt ép nông dân, chiếm đoạt đất của nông dân. Chính phủ lập ra chức danh Kiểm sát viên chuyên trách về đất đai để kiểm tra tình hình chính quyền các cấp quản lý đất đai và các tổ chức, cá nhân thi hành chính sách pháp luật liên quan, khi phát hiện hành vi vi phạm. Kiểm sát viên được xử lý theo quyền hạn hoặc kiến nghị với các ngành chức năng của nhà nước để xử lý. Đã có những quy định xử phạt cụ thể đối với những công chức có hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý đất đai.
Để xây dựng thành công mô hình nông thôn mới phải là một phong trào quần chúng rộng lớn, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, có sự tham gia chủ động, tích cực, tự giác của mỗi người dân, mỗi cộng đồng dân cư, của cả hệ thống chính trị ở cơ sở, phát huy cao nhất nội lực, có sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước và chính quyền các cấp. Vì vậy, để xây dựng mô hình thành công cần có sự cộng đồng trách nhiệm của chính quyền các cấp với đoàn thể địa phương và sự hợp tác, ý thức, nỗ lực của chính những người dân vốn quen với cách sống sau lũy tre làng.
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở, các tổ chức đoàn thể ở địa phương. - Các hoạt động xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Tại xã Vân Diên – huyện Nam Đàn – tỉnh Nghệ An
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu
Cục Quy hoạch đất đai - Tổng cục quản lý đất đai
3.2.2. Thời gian nghiên cứu
Thời gian thực hiện đề tài: 02/6/2013 đến 08/8/2013
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội của xã Vân Diên – huyện Nam Đàn – tỉnh Nghệ An huyện Nam Đàn – tỉnh Nghệ An
3.3.2. Thực trạng nông thôn xã Vân Diên so với bộ tiêu chí nông thôn mới 3.3.3. Mục tiêu, phương hướng và giải pháp xây dựng xã Vân Diên đến 3.3.3. Mục tiêu, phương hướng và giải pháp xây dựng xã Vân Diên đến năm 2015
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu, tài liệu
Khảo sát tình hình thực tế của địa bàn để thu thập được số liệu về công
tác thực hiện chương trình nông thông mới. Từ đó, đánh giá thuận lợi, khó khăn của việc thực hiện chương trình nông thôn mới.
3.4.2. Phương pháp điều tra thực tế
Nắm bắt tình hình thực tế tại địa bàn, từng người dân và các đối tượng
tham gia.
3.4.3. Phương pháp tổng hợp thông tin phân tích, so sánh , đánh giá
Tiến hành đánh giá phân tích tổng hợp số liệu từ phương pháp thống kê và phương pháp điều tra. Ngoài ra phương pháp so sánh kết hợp với những lý luận khoa học để làm rõ những vấn đề cần nghiên cứu.
Phân tích những thuận lợi khó khăn trong đường lối chủ chương chính sách của Đảng và Nhà nước về thực hiện chương trình nông thôn mới.
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lí
Vân Diên nằm cách Thị Trấn Nam Đàn 1Km về phía Tây, cách Thành phố Vinh 21Km về phía Tây, nằm giáp bên bờ Sông Lam và Sông Đào. Có tổng diện tích tự nhiên là 1.362,97 ha, có vị trí địa lý như sau :
+ Phía Đông giáp xã Xuân Hoà
+ Phía Bắc giáp xã Nam Thanh, xã Nam Nghĩa + Phía Nam giáp Thị trấn Nam Đàn , Nam Tân
+ Phía Tây giáp xã Nam Thượng, xã Nam Thái, huyện Nam Đàn, xã Thanh Khai - huyện Thanh Chương.
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Vân Diên là một xã nửa đồng bằng nửa bán sơn địa có địa hình thấp dần theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, có độ cao từ 25-35m so với mực nước biển.
Địa hình đồng bằng có độ cao mặt đất không đồng đều. Mùa mưa lũ thường bị ngập úng cục bộ gây khó khăn cho xây dựng giao thông nội đồng sản xuất nông nghiệp.
Địa hình đồi núi có độ dốc lớn, thích hợp với cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả. Nhưng đường giao thông thường bị bào mòn khi mùa mưa lũ tới.
4.1.1.3. Khí hậu, thời tiết
Vân Diên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và có chung đặc điểm của vùng đồng bằng Bắc Trung Bộ, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông bắc vào mùa đông và gió phơn tây nam vào mùa hè.
Chế độ nhiệt: phân làm 2 mùa rõ rệt. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 8 dương lịch với nhiệt độ cao nhất đạt 41,10C, mùa lạnh bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 3 hàng năm với nhiệt độ thấp nhất 100C, nhiệt độ trung bình năm 23,70C, số giờ nắng trung bình năm 1.637 giờ.
Độ ẩm trung bình hàng năm là 85%.
Chế độ mưa: Trong năm lượng mưa phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung vào tháng 3, tháng 8,9,10 thường bị ngập úng. Lượng mưa thấp nhất vào tháng 1 đến đầu tháng 3 chỉ đạt 10% lượng mưa cả năm.
Với đặc điểm thời tiết trên, cần bố trí cây trồng, cơ cấu thời vụ thích hợp, né tránh các yếu tố bất thuận, tăng cường bảo vệ đất kết hợp với sử dụng đất hợp lý để nâng cao độ phì nhiêu cho đất.
4.1.1.4. Thủy văn
Trên địa bàn xã có con sông Lam và kênh Đào chảy qua nên nguồn nước tự nhiên cho sản xuất nông nghiệp là khá phong phú. Hơn nữa, diện tích ao hồ đào lại có chất lượng nước tốt với cao trình mặt đất canh tác là 2 đến 3m, nên toàn bộ diện tích canh tác cũng được tưới tiêu khá chủ động thông qua hệ thống kênh mương trên địa bàn xã. Ngoài ra xã cũng có nguồn nước ngầm vô cùng phong phú, là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho người dân trong xã.
4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên a) Tài nguyên đất a) Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên 1.362,97ha. Trong đó diện tích đất nông nghiệp hiện tại là 1.016,40ha chiếm 74,57%; đất phi nông nghiệp 321,94 chiếm 23,62% và đất chưa sử dụng 24,63ha chiếm 1,81% so với tổng diện tích tự nhiên.
Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2013 của xã Vân Diên STT Chỉ tiêu Mã Năm 2013 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 1.316,97 100 1 ĐẤT NÔNG NGHIỆP NNP 1016,40 74,57 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 677,39 100
1.1.1 Đất lúa nước DLN 481,14 71,03
1.1.1.1 Đất chuyên trồng lúa nước LUC 448,31 93,18
1.1.1.2 Đất trồng lúa nước còn lại LUK 32,83 6,82
1.2 Đất trồng cây hằng năm còn lại HNK 35,42 5,23 1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 160,83 23,74 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 315,22 31,01 1.2.1 Đất rừng đặc dụng RDD 108 34,26 1.2.1 Đất có rừng trồng đặc dụng RDT 108 100 1.3 Đất rừng sản xuất RSX 207,22 65,74 1.3.1 Đất có rừng trồng sản xuất RST 207,22 100 1.4 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 23,79 2,34 2 Đất phi nông nghiệp PNN 321,94 23,62
2.1 Đất ở OTC 49,72 3,22
2.1.2 Đất ở tại nông thôn ONT 49,72 100
2.2 Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình
sự nghiệp CTS 5,79 1,80
2.3 Đất quốc phòng CQP 42,67 13,25
2.4 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh SKC 2,56 0,80 2.5 Đất di tích danh thắng DDT 3,32 1,03 2.6 Đất tôn giáo tín ngưỡng TTN 1,74 0,54 2.7 Đất nghĩa trang nghĩa địa NTD 18,27 5,67
2.8 Đất sông suối SON 29,96 9,31
2.9 Đất phát triển hạ tầng DHT 167,91 52,16
2.9.1 Đất giao thông DGT 103,26 61,49
2.9.2 Đất thủy lợi DTL 52,00 30,97
2.9.3 Đất công trình năng lượng DNL 0,34 0,20
2.9.4 Đất công trình bưu chính viễn thông DBV 0,36 0,21
2.9.5 Đất cơ sở văn hóa DVH 0,87 0,52
2.9.6 Đất cơ sở y tế DYT 0,17 0,10
2.9.7 Đất cơ sở giáo dục đào tạo DGD 2,85 1,70
2.9.8 Đất cơ sở thể dục thể thao DTT 7,06 4,20
2.9.9 Đất chợ DCH 1 0,6
3 Đất chưa sử dụng CSD 24,63 1,81
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 8,10 32,89 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 16,53 67,11
Theo kết quả điều tra khảo sát và kết quả tổng hợp được từ bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Nghệ An tỷ lệ 1: 100.000 trên địa bàn xã Vân Diên có các loại đất chính sau:
Đất vàng nhạt trên sa thạch và cuội kết (Fu): Tầng đất khá sâu, độ phì nhiêu trung bình, thích hợp với các loại cây ăn quả và lâu năm.
Đất đỏ vàng trên đá sét (Fs): Có độ phì nhiêu thích hợp trên nhiều loại cây.
Đất Feralit đỏ vàng trên núi (Hs): Đất hình thành trên vùng núi, độ dốc hầu hết trên 300
thuộc các khu vực rừng đầu nguồn. Nên dành để phát triển sản xuất lâm nghiệp.
Đất phù sa (Fa): Đây là loại đất thích hợp cho trồng lúa và hoa màu.
b) Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt phụ thuộc vào nguồn nước mưa, nước sông Lam, sông Đào va các hồ đập trong địa phương đưa về các kênh mương. Lượng mưa hàng năm tuy lớn nhưng lại tập trung theo mùa, mùa mưa chiếm trên 90% tổng lượng mưa, ngược lại mùa khô chỉ chiếm 10% lượng mưa cả năm.
Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm của xã tương đối dồi dào chia làm hai dạng: nước ngầm mạch nông và nước ngầm mạch sâu. Nước ngầm mạch nông được khai thác rộng rãi bằng các giếng đào ở độ sâu 8-15 m. Nước ngầm mạch sâu được khai thác bằng giếng khoan ở độ sâu 30-39 m.
c) Tài nguyên khoáng sản
Có mỏ đá xanh khai thác phục vụ xây dựng các công trình. Có nguồn đất sét sản xuất vật liệu xây dựng.
d) Tài nguyên nhân văn
Toàn xã có 2.882 hộ, đồng bào dân tộc thiểu số 3 hộ. Tổng số nhân khẩu là 11.940 khẩu, với tổng lao động trong độ tuổi 5.356 lao động, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo là 32%. Với nguồn nhân lực trên là điều kiện góp phần quan trọng trong phát triển kinh - tế xã hội hiện nay và trong tương lai. Hơn nữa là địa phương có truyền thống cách mạng, người dân sinh sống có tinh thần đoàn kết yêu thương quê hương, có đức tính cần cù, chăm chỉ, vượt qua khó khăn gian khổ về kinh tế để từng bước đi lên. Đó là điều kiện thuận lợi để Đảng và Chính quyền xã lãnh đạo nhân dân vững bước tiến lên trong sự nghiệp công nghiếp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn.
4.1.1.6. Cảnh quan môi trường
Hiện nay, môi trường sinh thái của Vân Diên khá tốt, đáp ứng được yêu cầu bảo vệ sức khỏe của nhân dân. Có hệ thống làng mạc lâu đời với nhiều đình, đền, chùa và các di tích lịch sử văn hóa lâu dời, tạo cho khu
vực cảnh quan đẹp và môi trường sinh thái hấp dẫn.
Xã Vân Diên là một xã thuần nông nên ít chịu ảnh hưởng của việc phát triển công nghiệp và đô thị, ô nhiễm môi trường ít.
Tuy nhiên cần áp dụng các biện pháp thủy lợi và canh tác hợp lý nhằm hạn chế nguy cơ đất đai bị ô nhiễm. khuyến khích nông dân sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón có nguồn gốc sinh học, sử dụng thức ăn trong nuôi trồng thủy sản hợp lý… để đảm bảo an toàn cho môi trường đất và nước.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế
Trong những năm qua Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Vân Diên không ngừng nỗ lực phấn đấu vượt qua nhiều khó khăn và thử thách đã có những tiến bộ quan trọng. Nhiều ngành, nhiều lĩnh vực xuất hiện nhiều nhân tố mới, những mô hình tốt tạo đà cho đổi mới phát triển trong