dựng mô hình NTM
Sự tham gia của người dân và các tổ chức xã hội tại địa phương vào việc xây dựng nông thôn mới được coi như nhân tố quan trọng, quyết định sự thành bại của việc áp dụng phương pháp tiếp cận phát triển dựa vào nội lực và do cộng đồng làm chủ trong xây dựng nông thôn mới. Khi tham gia vào quá trình phát triển thôn, xóm với sự hỗ trợ của Nhà nước, người dân tại các cộng đồng dân cư nông thôn sẽ từng bước được tăng cường kỹ năng, năng lực về quản lý nhằm tận dụng triệt để các nguồn lực tại chỗ và bên ngoài. Khi xem xét quá trình tham gia của người dân và các tổ chức xã hội trong các hoạt động trong phát triển nông thôn xóm làng, vai trò của người dân ở đây được thể hiện: Dân biết, dân bàn, dân đóng góp, dân làm, dân
kiểm tra, dân quản lý và dân hưởng lợi. Như vậy, vai trò của người dân
vẫn theo một trật tự nhất định, các trật tự ở đây hoàn toàn phù hợp với quan điểm của Đảng ta “lấy dân làm gốc”. Các nội dung trong nâng cao vai trò
của người dân trong việc tham gia xây dựng nông thôn mới được hiểu:
Dân biết: Quyền lợi, nghĩa vụ và sự hiểu biết của người nông dân về
những kiến thức bản địa có thể đóng góp vào quá trình quy hoạch nông thôn, quá trình khảo sát thiết kế các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Mặt khác, người dân có điều kiện tham gia hiệu quả hơn vào các giai đoạn sau của quá trình xây dựng công trình; Người dân nắm được thông tin đầy đủ về công trình mà họ tham gia như: mục đích xây dựng công trình, quy mô công trình, các yêu cầu đóng góp từ cộng đồng, trách nhiệm và quyền lợi của cộng đồng người dân được hưởng lợi
Dân bàn: Sự tham gia ý kiến của người dân liên quan đến kế hoạch phát triển sản xuất, liên quan đến các giải pháp, mọi hoạt động của nông dân trên địa bàn như: được họp bàn tham gia đóng góp ý kiến vào các quy hoạch, đền án xây dựng nông thôn mới; bàn luận mở ra một hướng sản xuất mới, đầu tư xây dựng công trình phúc lợi công cộng, các giải pháp thiết kế, phương thức khai thác công trình, tổ chức quản lý công trình, các mức đóng góp và các định mức chi tiêu từ các nguồn thu, phương thức quản lý tài chính,… trong nội bộ cộng đồng dân cư hưởng lợi.
Dân đóng góp: Là một yếu tố không chỉ ở phạm trù vật chất, tiền bạc,
công sức mà còn ở cả phạm trù nhận thức về quyền sở hữu và tính trách nhiệm, tăng tính tự giác của từng người dân trong cộng đồng. Hình thức
đóng góp có thể bằng tiền, hiến đất, sức lao động, vật tư tại chỗ hoặc đóng góp bằng trí tuệ.
Dân làm: Là sự tham gia lao động trực tiếp từ người dân vào các hoạt
động phát triển nông thôn như: đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các hoạt động của các nhóm hộ khuyến nông, khuyến lâm, nhóm tín dụng tiết kiệm và những công việc liên quan đến tổ chức tiếp nhận, quản lý và sử dụng công trình. Người dân trực tiếp tham gia vào quá trình cụ thể trong việc lập kế hoạch có sự tham gia cho từng hoạt động thi công, quản lý và duy tu bảo dưỡng, từ những việc tham gia đó đã tạo cơ hội cho người dân có việc làm, tăng thu nhập cho người dân.
Dân kiểm tra: Thông qua các chương trình, hoạt động có sự giám sát
và đánh giá của người dân, để thực hiện các quy chế dân chủ cơ sở của Đảng và Nhà nước nói chung và nâng cao hiệu quả chất lượng công trình. Ở những công trình có nhiều bên tham gia, sự kiểm tra, giám sát của cộng đồng hưởng lợi có tác động tích cực trực tiếp đến chất lượng công trình và tính minh bạch trong việc sử dụng các nguồn lực của Nhà nước và của người dân vào xây dựng, quản lý và vận hành công trình. Việc kiểm tra có thể được tiến hành ở tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư trên các khía cạnh kỹ thuật cũng như tài chính.
Dân quản lý: Các thành quả của các hoạt động mà người dân đã tham
gia; các công trình sau khi xây dựng xong cần được quản lý trực tiếp của một tổ chức do nông dân hưởng lợi lập ra để tránh tình trạng không rõ ràng về chủ sở hữu công trình. Việc tổ chức của người dân tham gia duy tu, bảo dưỡng công trình nhằm nâng cao tuổi thọ và phát huy tối đa hiệu quả trong việc sử dụng công trình.
Dân hưởng lợi: Là lợi ích mà các hoạt động mang lại, tuy nhiên cần
chia ra các nhóm hưởng lợi ích trực tiếp và nhóm hưởng lợi gián tiếp. Nhóm hưởng lợi trực tiếp là nhóm thụ hưởng các lợi ích từ các hoạt động như thu nhập tăng thêm của năng suất cây trồng do thực hiện thâm canh, tăng vụ, áp dụng các giống mới, các kỹ thuật tiên tiến, phòng trừ dịch bệnh và các hoạt động tài chính, tín dụng… Nhóm hưởng lợi gián tiếp là nhóm thụ hưởng thành quả của các hoạt động đó, để hưởng lợi từ mức độ cải thiện môi trường sinh thái, học hỏi nhóm hưởng lợi trực tiếp từ các mô hình nhân rộng, mức độ tham gia vào thị trường để tăng thu nhập…
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Là một trong 7 xã được huyện Nam Đàn chọn làm điểm về xây dựng NTM giai đoạn 2010-2015 do đó trong thời gian qua đã được sự quan tâm chỉ đạo cũng như hỗ trợ về vốn để đầu tư phát triển hạ tầng và phát triển sản xuất. Mặc dù chính quyền địa phương xã Vân Diên đã tích cực tuyên truyền, vận động và tranh thủ sức mạnh đồng thuận của lòng dân. Hiện xã đã đạt được 12/19 tiêu chí, cụ thể là:
Tiêu chí quy hoạch Tiêu chí điện
Tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa Tiêu chí chợ xã
Tiêu chí bưu điện xã
Tiêu chí nhà ở dân cư nông thôn Tiêu chí về thu nhập
Tiêu chí lao động
Tiêu chí hình thức tổ chức sản xuất Tiêu chí giáo dục
Tiêu chí hệ thống tổ chức chính trị xã hội Tiêu chí an ninh trật tự xã hội
Còn 7 tiêu chí chưa đạt bao gồm: Tiêu chí giao thông
Tiêu chí thủy lợi Tiêu chí trường học Tiêu chí về hộ nghèo Tiêu chí y tế
Tiêu chí văn hóa Tiêu chí môi trường
5.2. Kiến nghị
Xây dựng nông thôn mới đã được triển khai và mở rộng ở tất cả các xã trong tỉnh và cả nước và trở thành một chương trình mục tiêu quốc gia. Tuy nhiên, việc triển khai xây dựng các xã đạt tiêu chí là xã nông thôn mới phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội nước ta hiện nay các bước thực hiện chương trình nên thực hiện như sau:
1. Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới đề cán bộ và người dân hiểu rõ được chủ trương, quan điểm, nội dung và thành quả của việc xây dựng nông thôn mới đem lại lợi ích cho chính người dân để mọi người chủ động, tự giác tham gia; đồng thời tranh thủ sự
hỗ trợ của các doanh nghiệp, tổ chức đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn của xã.
2. Chương trình xây dựng nông thôn mới là chương trình đầu tư xây dựng tổng thể cần phải có nguồn đầu tư lớn để xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu cũng như đầu tư phát triển kinh tế. Đề nghị Tỉnh Nghệ An, Trung ương, các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư, hỗ trợ kinh phí để xã hoàn thành được chương trình xây dựng nông thôn mới.
3. Hiện nay việc thực hiện xây dựng nông thôn mới ở xã theo 19 tiêu chí đã được chính phủ quy định còn gặp nhiều khăn, có những tiêu chí chỉ cần thời gian ngắn là làm được ngay nhưng có những tiêu chí làm trong khoảng thời gian dài chưa chắc đã làm được (tiêu chí thu nhập, tỷ lệ lao động, môi trường); có tiêu chí không sát với thực tiễn của người dân. Đề nghị Chính phủ xem xét điều kiện thực tế của từng địa phương điều chỉnh thay đổi tiêu chí cho phù hợp với thực tế của từng địa phương; không áp dụng cứng nhắc 19 tiêu chí cho tất cả các vùng miền trong cả nước./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành Trung ương (2008), Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn xác định nhiệm vụ:
“Chương trình xây dựng nông thôn mới”.
2. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2000), một số văn bản pháp luật hiện hành về phát triển nông nghiệp, nông thôn, NXB lao động –
xã hội, số 36 ngõ Hòa Bình 4 – Minh Khai Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội.
3. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2013), Thông tư 41/TT-BNNPTNT ngày 04/10/2013, về việc Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
4. BCH đảng bộ Huyện Nam Đàn (2010), Nghị quyết chuyên đề số 04- NQ/HU, ngày 24/12/2010, về lãnh đạo thực hiện chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới.
5. BCH Đảng bộ tỉnh Nghệ An (2011), Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVII và Nghị Quyết số 02/NQ-TW ngày 22/02/2011, về triển khai các chương trình, đề án trọng điểm để thực hiện Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.
6. Cát Chí Hoa (2008), từ nông thôn mới đến đất nước mới, NXB Giang
Tô.
7. Đặng Kim Sơn (2001), công nghiệp hóa từ nông nghiệp – lý thuyết, thực tiễn và triển vọng áp dụng ở Việt Nam, NXB nông nghiệp Hà Nội.
8. Đặng Kim Sơn (2008), nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam hôm nay và mai sau, NXB Chính trị quốc gia.
9. Lê Đình Thắng (2000), chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn sau nghị quyết 10 của bộ chính trị, NXB Chính trị quốc gia.
10. Lê Thị Nghệ (2002), tổng quan lý luận và thực tiễn về mô hình phát triển nông thôn cấp xã.
11. Mai Thanh Cúc – Quyền Đình Hà – Nguyễn Thị Tuyết Lan – Nguyễn Trọng Đắc (2005), giáo trình phát triển nông thôn, NXB nông nghiệp
Hà Nội.
12. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2009 Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.
13. UBND Huyện Nam Đàn (2010), Quyết định số 2612/QĐ-UBND ngày 15/10/2010, về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện chương trình nông thôn mới huyện Nam Đàn giai đoạn 2010-2020.
14. UBND huyện Nam Đàn (2011), Quyết định số 4712/QĐ-UBND ngày 12/12/2011 về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng NTM xã Vân Diên. 15. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày
8/6/2012 về sửa đổi nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.