Phương pháp phân tích đánh giá

Một phần của tài liệu Đánh giá sự ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến cơ cấu sử dụng đất thành phố Vĩnh Yên – tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 – 2013. (Trang 25)

Phương pháp phân tích thống kê: Phương pháp này dùng để phân tích các số liệu cụ thể và thường kết hợp với so sánh nhằm phản ánh mức đô thị hóa và sự thay đổi mục đích sử dụng đất của các hộ nông dân. Làm rõ tình hình biến động của các hiện tượng, mức độ của hiện tượng và mối quan hệ giữa các hiện tượng.

Phương pháp phân tích kinh tế: Thu thập, tổng hợp và phân tích số liệu, sử dụng số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, tốc độ phát triển… để tính toán các chỉ tiêu liên quan đến đề tài nhằm nêu bật quy mô, xu hướng sử dụng đất trong các hộ nông dân, từ đó đưa ra các kết luận có căn cứ khoa học.

3.4.3. Phương pháp điu tra, thu thp s liu sơ cp và th cp

- Đối với số liệu thứ cấp: Điều tra, thu thập, tổng hợp các thông tin, tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, thực trạng sử dụng đất của thành phố Vĩnh Yên trực tiếp từ các phòng, ban, đơn vị trực thuộc Sở TNMT Vĩnh Phúc, UBND thành phố Vĩnh Yên.

- Đối với số liệu sơ cấp:

Phương pháp điều tra: Điều tra trực tiếp các hộ dân trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên bằng phiếu đã in sẵn.

Phương pháp xây dựng câu hỏi điều tra, phỏng vấn: Trên cơ sở nội dung nghiên cứu của đề tài để tiến hành xây dựng câu hỏi điều tra.

3.4.4. Phương pháp d báo

Căn cứ vào thực trạng đô thị hoá và ảnh hưởng của đô thị hoá đến cơ cấu sử dụng đất Vĩnh Yên. Căn cứ vào định hướng, mục tiêu cụ thể của địa phương, từ đó đưa ra dự báo về quy mô diện tích, quy mô dân số, cơ cấu kinh tế, phát triển không gian đô thị, mức độ và tốc độ đô thị hóa tại thành phố Vĩnh Yên trong những năm tới.

20

PHẦN IV

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Vĩnh Yên – tỉnh Vĩnh Phúc – tỉnh Vĩnh Phúc

4.1.1. Điu kin t nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Vĩnh Yên có tổng diện tích tự nhiên là 5081,27 ha, chiếm 4,1% diện tích tự nhiên của tỉnh Vĩnh Phúc; có 09 đơn vị hành chính cấp xã- phường, trong đó có 07 phường (Tích Sơn, Liên Bảo, Hội Hợp, Đống Đa, Ngô Quyền, Đồng Tâm và Khai Quang) và 02 xã (Định Trung và Thanh Trù).

Bảng 4.1. Diện tích thành phố Vĩnh Yên theo đơn vị hành chính năm 2013 Thứ tự Đơn vị hành chính Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Thành Phố Vĩnh Yên 5081,27 100 1 Phường Tích Sơn 238,72 4,70

2 Phường Liên Bảo 404,55 7,96

3 Phường Hội Hợp 811,64 15,97

4 Phường Đống Đa 244,48 4,81

5 Phường Ngô Quyền 60,52 1,19

6 Phường Đồng Tâm 753,15 14,82

7 Phường Khai Quang 1117,86 22

8 Xã Định Trung 748,56 14,73

9 Xã Thanh Trù 701,79 13,81

Thành phố nằm trong tọa độ địa lý từ 1050

32’54” đến 105o

38’19” Kinh độ Đông và từ 21015’19” đến 21020’19” Vĩ độ Bắc.

- Phía Bắc và phía Tây giáp huyện Tam Dương. - Phía Đông giáp huyện Bình Xuyên.

21

- Phía Nam giáp huyện Yên Lạc và huyện Bình Xuyên.

Hình 4.1. Bản đồ hành chính thành phố Vĩnh Yên

Thành phố Vĩnh Yên nằm cách Thủ đô Hà Nội hơn 50 km về hướng Tây Bắc theo quốc lộ 2, cách Thành phố Việt Trì (Phú Thọ) khoảng 25 km về hướng Đông, cách cảng hàng không quốc tế Nội Bài 20 km, cách Tuyên Quang 50 km về phía Nam và cách khu du lịch Tam Đảo 25 km về phía Đông Nam.

Lợi thế của thành phố là nằm trong chùm các đô thị đang phát triển, là nơi tập trung các đầu mối giao thông như quốc lộ số 2 (nối với các tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang) và tuyến đường sắt Hà Nội - Vĩnh Yên; là cầu nối giữa vùng Trung du và miền núi phía Bắc với thủ đô Hà Nội. Những năm gần đây, sự hình thành và phát triển các tuyến hành lang kinh tế quốc tế và quốc gia liên quan đến Vĩnh Phúc đã làm cho thành phố Vĩnh Yên có điều kiện mở rộng mối liên kết kinh tế với các trung tâm kinh tế, các khu công nghiệp và những thành phố lớn như: hành lang kinh tế Côn Minh - Lào

22

Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Việt Trì - Hà Giang - Trung Quốc. Vì vậy vai trò quan trọng của thành phố Vĩnh Yên trong vùng thủ đô Hà Nội và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ ngày càng được nâng lên.

4.1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo

Thành phố Vĩnh Yên có địa hình vùng đồi thấp, thoải, độ cao từ 9m đến 30m so với mặt nước biển. Khu vực có địa hình thấp nhất là Hồ Đàm Vạc. Địa hình có độ dốc từ Đông Bắc xuống Tây Nam và được chia thành 2 vùng:

- Vùng đồi thấp: Tập trung ở phía Bắc thành phố gồm xã Định Trung và phường Khai Quang, độ cao trung bình 26 m so với mặt nước biển, với nhiều quả đồi không liên tục xen kẽ ruộng và các khe lạch, thấp dần xuống phía Tây Nam.

- Khu vực đồng bằng và đầm lầy: Thuộc phía Tây, Tây Nam thành phố gồm có xã Thanh Trù, phường Đồng Tâm và phường Hội Hợp. Đây là khu vực có địa hình bằng phẳng, độ cao trung bình 7,0 - 8,0 m xen kẽ là các ao, hồ, đầm có mặt nước lớn.

4.1.1.3. Khí hậu

Thành phố Vĩnh Yên là vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu được chia làm 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Mùa xuân và thu là hai mùa chuyển tiếp, khí hậu ôn hoà, mùa hạ nóng và mùa đông lạnh.

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm khoảng 240

C, mùa hè 29-340C, mùa đông dưới 180C, có ngày dưới 100C. Nhiệt độ trong năm cao nhất vào tháng 6, tháng 7 và tháng 8; chiếm trên 50% lượng mưa cả năm, thường gây ra hiện tượng ngập úng cục bộ ở một số nơi.

- Nắng: Số giờ nắng trung bình 1.630 giờ/năm, số giờ nắng giữa các tháng có sự chênh lệch nhau rất nhiều.

23

- Độ ẩm: Độ ẩm trung bình 82,5%/năm; giũa các tháng trong năm không có sự chênh lệch nhiều, độ ẩm cao vào mùa mưa và thấp vào mùa đông.

- Chế độ gió: Hướng gió thịnh hành là gió Đông Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 9. Gió Đông Bắc thổi từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, kèm theo sương muối, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

Nhìn chung, thời tiết của thành phố có nhiều thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên, lượng mưa tập trung theo mùa, sương muối, kết hợp với điều kiện địa hình thấp trũng gây ngập úng cục bộ vào mùa mưa ở vùng trũng và khô hạn vào mùa khô ở vùng cao.

4.1.1.4. Thủy văn

Chế độ thủy văn của thành phố phụ thuộc vào lưu vực của các sông: sông Cà Lồ, sông Phó Đáy và sông Phan; mật độ sông ngòi thấp trên địa bàn thành phố thấp. Tuy nhiên trên địa bàn thành phố lại nhiều hồ ao với diện tích trên 460 ha, trong đó lòng Đầm Vạc khoảng 200 ha là nguồn dự trữ và điều tiết nước quan trọng của thành phố.

Sông Cà Lồ là sông chính chảy qua thành phố, nằm về phía Nam và Đông Nam; được bắt nguồn từ chân núi Tam Đảo sau đó đổ vào sông Cầu. Sông có diện tích lưu vực khoảng 881 km2, chiều dài sông khoảng 89,0 km. Hơn một nửa diện tích lưu vực sông là vùng núi, nhiều ngòi suối lớn từ nguồn Tam Đảo, Liễu Sơn gia nhập (tại trạm quan trắc Phú Cường đo được Hmax = 9,14 m; Hmin = 1,00 m).

Sông Phó Đáy nằm ở phía Bắc, là một nhánh của sông Cà Lồ.

Sông Phan có chiều dài 31 km, lưu vực 87 km2; nằm ở phía Nam của thành phố, làm nhiệm vụ tưới tiêu và cung cấp nước cho thành phố.

Đầm Vạc có diện tích 200 ha, làm nhiệm vụ chứa nước mưa từ các vùng đồi núi chảy vào Đầm. Vì vậy Đầm Vạc mang tính chất là hồ điều hoà, điều tiết nước trong mùa mưa và cung cấp nước trong mùa khô. Mực nước cao

24

nhất trong mùa mưa tại Đầm Vạc Hmax = 8,5 m ÷ 9,0 m; ngoài chức năng là hồ điều hòa hồ còn được kết hợp nuôi trồng thủy sản.

Hiện nay thành phố đã có thêm kênh đào Bến Tre cung cấp nước cho Đầm Vạc; kênh rộng hơn 10 m, sâu 7 ÷ 8 m.

4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên

a. Tài nguyên đất

Đất của thành phố Vĩnh Yên là vùng phù sa cổ được nâng lên, có tầng dầy đất pha cát, lẫn ít cuội và sỏi, thích hợp để trồng cây ăn quả. Đất đai của thành phố được hình thành từ 2 nguồn gốc: Đất thủy thành và đất địa thành.

Căn cứ vào tính chất nông hoá thổ nhưỡng, đất đai thành phố được phân chia thành các nhóm chính; như sau:

- Đất phù sa không được bồi hàng năm; có diện tích không lớn, địa hình bằng phẳng, độ dốc nhỏ hơn 40; phân bố chủ yếu ở xã Thanh Trù, đất có thành phần cơ giới trung bình, trung tính, ít chua phù hợp với sản xuất nông nghiệp.

- Đất phù sa không được bồi; có địa hình trũng, hàng năm thường bị ngập nước, tỷ lệ mùn khá, độ pH từ 4,5 - 6,0. Đây là vùng đất thích hợp để trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản, phân bố chủ yếu ở phường Ngô Quyền và Đống Đa.

- Đất phù sa cũ có sản phẩm Feralit không bạc màu; đất thường xen kẽ với đất bạc màu nhưng ở địa hình thấp hơn, được hình thành trên nền phù sa cổ, đất thường bị chua hoặc rất chua; phân bố chủ yếu ở xã Thanh Trù; đất phù hợp với cây trồng nông nghiệp nhưng cho năng suất thấp.

- Đất bạc màu trên nền phù sa cũ có sản phẩm Feralit; đất có địa hình dốc, thoải, lượn sóng phân bố hầu hết ở xã, phường trên địa bàn thành phố; đất nghèo dinh dưỡng, bề mặt rời rạc, thành phần chủ yếu là cát và cát pha.

- Đất dốc tụ ven đồi núi nằm ở ven đồi núi thấp, tạo nên những dải ruộng nhỏ, hẹp dạng bậc thang; phân bố chủ yếu ở phường Liên Bảo, xã Định Trung.

25

- Đất cát gió có khoảng 95 ha, được hình thành do ảnh hưởng của sản phẩm dốc tụ ven đồi núi; thành phần cơ giới chủ yếu là cát, cát pha; phân bố chủ yếu ở xã Định Trung và các xã, phường khác.

- Đất Feralit biến đổi do trồng lúa nước; trong đó: Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên nền phiến thạch Mirca, đây là loại đất thích hợp trồng cây hàng năm, phát triển lâm nghiệp và trồng cây công nghiệp; phân bố tập trung nhiều ở phường Khai Quang và Liên Bảo. Đất Feralit xói mòn mạnh, trơ sỏi đá; phần lớn là các dải đồi thoải, độ dốc trung bình từ 15 - 250

; hân bố dọc theo tuyến đường sắt.

Nhìn chung, tính chất đất và địa hình của thành phố Vĩnh Yên tương đối thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị.

b. Tài nguyên nước

Tài nguyên nước của thành phố gồm nguồn nước mặt và nước ngầm. - Nước mặt chủ yếu của thành phố Vĩnh Yên chủ yếu là lưu vực sông Cà Lồ và Đầm Vạc; ngoài ra nguồn nước mặt còn có ở các sông, ao hồ khác trên địa bàn thành phố. Trữ lượng nước mặt của thành phố khá dồi dào, chất lượng nước mặt tương đối tốt; đây là nguồn nước quan trọng cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên trong những năm gần đây, ở một số khu vực, nhất là khu đô thị, khu dân cư nông thôn chất lượng nước đã phần nào bị ô nhiễm do ảnh hưởng của chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt và do sử dụng thuốc trừ sâu, phân hoá học trong sản xuất nông nghiệp.

- Nguồn nước ngầm do tính chất địa hình nên có trữ lượng không lớn, tuy nhiên đây cũng là nguồn nước rất cần thiết cho sản xuất và sinh hoạt, vì vậy cần bảo vệ nguồn nước ngầm và quy hoạch vùng khai thác.

c. Tài nguyên rừng

Rừng của thành phố có 144,68 ha; toàn bộ diện tích là rừng sản xuất trên địa bàn xã Định Trung, phường Khai Quang và Đồng Tâm; ngoài ra còn

26

ở Hội Hợp có 1,48 ha; nhìn chung rừng của thành phố có tỷ lệ che phủ thấp, ít động thực vật quý hiếm, trữ lượng khai thác lâm sản không nhiều.

d. Tài nguyên khoáng sản

Khoáng sản trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên ít về chủng loại và trữ lượng. Nhóm khoáng sản phi kim chủ yếu là cao lanh, có trữ lượng thăm dò khoảng 7 triệu tấn ở xã Định Trung; do trữ lượng không lớn và nằm trong địa bàn thành phố nên việc khai thác không có hiệu quả kinh tế. Nhóm vật liệu xây dựng có đất sét, đá làm xây dựng, cuội cát sỏi; mỏ đất sét ở Đầm Vạc ....

e. Tài nguyên du lịch

Thành phố Vĩnh Yên có vùng hồ Đầm Vạc rộng lớn ở phía Nam, đã tạo một lợi thế cho thành phố về du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Ngoài ra thành phố Vĩnh Yên nằm gần với khu du lịch Tam Đảo ở phía Bắc, là nơi du lịch nổi tiếng của cả nước vì vậy thành phố có thêm tiềm năng để phát triển tuyến du lịch cho khách thăm quan, nghỉ dưỡng cho du khách trên tuyến đi Tam đảo.

f. Tài nguyên nhân văn

Thành phố Vĩnh Yên nằm trong vùng đất cổ xưa, có truyền thống lịch sử, văn hoá lâu đời; trong quá trình dựng nước và giữ nước, nhân dân thành phố đã đóng góp nhiều của cải, xương máu cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc và xây dựng quê hương giàu đẹp, nhân dân thành phố Vĩnh Yên luôn luôn tự hào và phát huy truyền thống tốt đẹp của các thế hệ cha ông.

Mặc dù trải qua nhiều thời kỳ chiến tranh tàn phá; nhưng cho đến nay thành phố vẫn còn nhiều công trình văn hoá có giá trị lớn như: chùa Tích, chùa Cói, đình Đông Đạo, chùa Hà Tiên, chùa Phú…với những đường nét tinh xảo kiến trúc cổ xưa mang đậm dấu ấn các thời kỳ lịch sử. Cùng với di sản văn hóa vật thể là các di sản văn hóa phi vật thể với các lễ hội truyền thống, các loại hình văn hoá dân gian đặc trưng như lễ hội đình Cả, tứ thú Nhân Lương, lễ hội móc khuỷ ở phường Khai Quang, lễ hội giết trâu ở xã Thanh Trù...

27

4.1.2. Điu kin kinh tế - xã hi

4.1.2.1. Tình hình dân số, lao động

a. Dân số

Cũng như nhiều thành phố khác, thực tế cho thấy, dân cư thực sống trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên không chỉ có số nhân khẩu thường trú mà còn bao gồm một bộ phận khá lớn lực lượng lao động từ các vùng khác đến sinh sống và làm việc. Họ đã góp phần tạo ra giá trị gia tăng cho Thành phố, nên khi tính số lượng dân cư thực sống trên địa bàn, cần thiết phải tính tới cả số người không có hộ khẩu thường trú.

Tính đến đầu năm 2013, dân số trung bình của thành phố Vĩnh Yên là 107.936 người, chiếm 10,8 % dân số trung bình toàn tỉnh Vĩnh Phúc, bao gồm:

- Dân số thường trú (gồm cả lực lượng an ninh quốc phòng): 97.516 người. - Dân số không thường xuyên trú tại thành phố: 10.420 người.

Như vậy, mật độ dân số bình quân toàn thành phố (kể cả số dân thường trú và không thường trú) là 2.124 người/km2

, gấp 2,4 lần so với mật độ dân số của toàn tỉnh (812 người/km2). Nếu chỉ tính dân số thường trú thì mật độ dân số của thành phố là 1.920 người/km2

.

* Dự báo dân số

Dự báo tỷ lệ tăng tự nhiên giảm từ 1,14 % năm 2010 xuống 0,99% năm 2020. Giảm tỷ lệ tăng tự nhiên trung bình 0,015 %/năm.

Nhận xét chung: Nhịp độ tăng dân số giảm dần như xu thế chung của

Một phần của tài liệu Đánh giá sự ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến cơ cấu sử dụng đất thành phố Vĩnh Yên – tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 – 2013. (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)