Quan điểm và phương hướng phát triển đô thị hóa trong những

Một phần của tài liệu Đánh giá sự ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến cơ cấu sử dụng đất thành phố Vĩnh Yên – tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 – 2013. (Trang 66)

ti ca thành ph Vĩnh Yên

4.5.1.1. Định hướng phát triển không gian các khu phố cũ và khu đô thị mới thành phố Vĩnh Yên

Thành phố Vĩnh Yên được chia thành 3 phân khu chức năng chính là khu đô thị trung tâm, khu nhà ở và khu công nghiệp.

1. Phân khu đô thị trung tâm bao gồm 4 khu vực

- Khu cơ quan hành chính thành phố Vĩnh Yên là nơi tập trung bộ máy quản lý hành chính của Tỉnh như UBND tỉnh, Tỉnh ủy, các cơ quan hành chính Thành phố, và các cơ quan hành chính khác. Cảnh quan khu trung tâm hành chính được hình thành từ các công trình kiến trúc đẹp.

- Khu vực quanh Đầm Vạc có vai trò nòng cốt phát triển thành phố Vĩnh Yên. Đất quanh hồ Đầm Vạc là nơi bố trí các công trình thương mại – văn phòng – các khu nghỉ dưỡng. Mục tiêu là xây dựng khu vực này thành nơi có cảnh quan đẹp trên cơ sở kết hợp không gian đô thị với không gian thiên nhiên của hồ tạo thành một thể thống nhất. Cảnh quan quanh hồ Đầm Vạc được hình thành từ các công trình nghỉ dưỡng (resort) có kiến trúc đẹp hòa quyện với thiên nhiên.

- Khu phức hợp thương mại - văn phòng bao gồm phường Tích Sơn, phường Ngô Quyền, phường Đống Đa.

- Khu quanh chợ Vĩnh Yên là trung tâm sinh hoạt của người dân với chợ, khu dân cư đô thị hiện nay. Mục đích cải tạo khu này thành khu có cảnh quan hấp dẫn, và có sức sống trên cơ sở tái phát triển khu vực này, xây dựng các công trình kiến trúc đẹp, các nhà hàng ăn uống, giải khát.

61

Hình 4.2. Sơđồ phân khu chức năng thành phố Vĩnh Yên

2. Phân khu nhà ở chia thành khu nhà ở đô thị, khu nhà ở nhà vườn và khu làng xóm nông thôn.

- Khu nhà ở đô thị bao gồm các chung cư cao trung bình và thấp tầng, có mật độ cao, bố trí quanh các khu đầu mối vào thành phố Vĩnh Yên. Yêu cầu về cảnh quan là thanh nhã, thích hợp với dạng nhà ở đô thị.

- Khu nhà ở nhà vườn bố trí ở các cánh đồng phía gần hồ Đầm Vạc. Bức tranh tổng thể về cảnh quan khu nhà vườn là rộng rãi, thanh bình gắn với mặt nước, hài hòa với xung quanh, vì thế cần giữ lại các sông ngòi, kênh mương hiện có.

- Phân khu làng xóm nông thôn bao gồm các làng xóm hiện nay. Mục tiêu giữ gìn nông thôn làm sản phẩm du lịch. Bức tranh toàn cảnh của khu này là nông thôn gắn kết với hoạt động nông nghiệp và đời sống nông thôn.

62

3. Phân khu công nghiệp

Phân khu công nghiệp được chia thành hai loại là khu tiểu thủ công nghiệp và khu tiểu thủ công nghiệp. Khu công nghiệp hiện có là khu công nghiệp Khai Quang. Về cơ bản, không gian khu công nghiệp đã tạo ra cảnh quan hài hòa với cảnh quan xung quanh và có tính đến môi trường sống xung quanh.

4.5.1.2. Định hướng quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020

Mục tiêu quy hoạch sử dụng đất nhằm sử dụng đất đai tiết kiệm, hiệu quả, hài hòa trong quá trình phát triển, không vi phạm vào diện tích đất an ninh quốc phòng..., đảm bảo phát triển bền vững. Ưu tiên quỹ đất cho xử lý rác thải sinh hoạt, xử lý rác thải tập trung.

Để đáp ứng được các mục tiêu nêu trên, định hướng về cơ cấu và khung định mức sử dụng đất đai đến năm 2020 chia thành 8 nhóm chính bao gồm:

1. Nhóm đất nông nghiệp 2. Nhóm đất nhà ở

3. Nhóm đất Thương mại – Văn phòng 4. Nhóm đất du lịch

5. Nhóm đất công nghiệp 6. Nhóm đất quốc phòng

7. Nhóm đất công viên cây xanh 8. Nhóm đất hạ tầng kỹ thuật

Trong mỗi nhóm đất được chia thành nhiều loại đất với mục đích cụ thể được thể hiện trong bảng sau:

63 Bảng 4.17. Định hướng quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 Thứ tự Nhóm đất Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng số 5081,27 100,0

01 Nhóm đất nông nghiệp Đất nông nghiệp 213,4 4,2

Đất ở nông thôn 203,3 4,0 02 Nhóm đất nhà ở Thấp tầng 711,4 14,0 Trung bình và cao tầng 660,6 13,0 03 Nhóm đất TM-VP (TM-VP-DV-HC) TM-VP trung tâm 431,9 8,5 TM-VP ven đường 203,3 4,0 TM-VP dịch vụ công 127,0 2,5 Cơ sở giáo dục 254,1 5,0 04 Nhóm đất du lịch Cơ sở du lịch 589,4 11,6 05 Nhóm đất công nghiệp TTCN Công nghiệp 365,0 7,2 06 Nhóm đất quốc phòng Đất quốc phòng 45,7 0,9

07 Nhóm đất công viên cây xanh Công viên 360,8 7,1 Cây xanh 177,8 3,5 Mặt nước 167,7 3,3 08 Nhóm đất hạ tầng kỹ thuật Kết cấu hạ tầng 457,3 9,0 Đất dự phòng 111,8 2,2 4.5.1.3. Tầm nhìn đến năm 2030 * Đất nông nghiệp

- Phát triển một nền nông nghiệp toàn diện, hiệu quả theo hướng đa canh, sinh thái, bền vững gắn với thị trường; từng bước xây dựng nền nông nghiệp sạch phục vụ nhu cầu nội bộ, các đô thị, khu công nghiệp, khu du lịch và xuất khẩu.

- Chuyển dần phát triển nông nghiệp sang phát triển nông nghiệp đô thị và nông nghiệp sinh thái. Kết hợp trồng trọt trong nông nghiệp với dải cây xanh, công viên cây xanh, tạo ra không gian vườn đô thị.

64

- Nông nghiệp phát triển theo hướng phục vụ ngành dịch vụ; trong quá trình chuyển dịch đất nông nghiệp cần quy hoạch trồng trọt, chăn nuôi theo tiêu chuẩn công nghệ sạch đảm bảo tiêu dùng và bảo vệ môi trường.

- Trên cơ sở định hướng phát triển nông nghiệp, đến năm 2030 đất nông nghiệp giảm dần, còn khoảng 400 ha trong đó:

+ Đất lúa : 250,00 ha

+ Đất trồng cây lâu năm : 55,00 ha + Đất rừng sản xuất : 40,00 ha + Đất nuôi trồng thủy sản : 50,00 ha + Đất nông nghiệp còn lại : 5,00 ha.

* Đất phi nông nghiệp

- Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp đến năm 2030 có 100 ha. - Đất quốc phòng, an ninh theo quy hoạch của Bộ quốc phòng và bộ công an. - Không mở rộng thêm đất khu công nghiệp Khai Quang, quy hoạch phát triển khi công nghiệp Hội Hợp và khu công nghiệp Lai Sơn theo quy hoạch phát triển khu công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc và quy hoạch khu công nghiệp Việt Nam.

- Đất khai thác khoáng sản không có chủ trương khai thác mở rộng. - Đất di tích danh thắng trên cơ sở bảo tồn và phát triển di tích danh thắng trên địa bàn; đến năm 2030 đất di tích danh thắng có khoảng 10,0 ha.

- Đất để bãi thải, xử lý chất thải cần đảm bảo nhu cầu đất cho việc thu gom, xử lý và chôn lấp chất thải; vì vậy đến năm 2030 có khoảng là 10,0 ha.

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa cần ổn định diện tích hiện có, những năm tiếp theo cần bố trí quy hoạch đất thực hiện theo nghi thức hỏa táng. vì vậy đến năm 2030 đất nghĩa trang nghĩa địa ổn định khoảng 62,0 ha.

- Đất phát triển hạ tầng do nhu cầu ngày càng tăng, vì vậy đến năm 2030 khoảng 1.800,0 ha.

65

- Đất ở đảm bảo nhu cầu do tăng dân số và tốc độ đô thị hóa; đến năm 2030 đất ở có khoảng 1.500 ha.

Hình 4.3. Sơđồ quy hoạch sử dụng đất thành phố Vĩnh Yên năm 2030

Một phần của tài liệu Đánh giá sự ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến cơ cấu sử dụng đất thành phố Vĩnh Yên – tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 – 2013. (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)