nông nghiệp trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên
4.4.1. Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa tới nghề nghiệp của các hộ dân mất đất nông nghiệp mất đất nông nghiệp
Bảng 4.14. Tình hình nghề nghiệp của hộ trước và sau đô thị hóa Nghề nghiệp của hộ Năm 2008 (%) Năm 2013 (%) Tăng (+), Giảm (-) 1. Nông nghiệp 65 42,5 -22,5 2. Kinh doanh 7,5 20 12,5 3. Cán bộ 10 7,5 -2,5 4. Lao động tự do 7,5 15 7,5 5. Nghề khác 10 15 5
(Nguồn:Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ)
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Nông nghiệp
Kinh doanh Cán bộ Lao động tự do
Nghề khác
2008 2013
Biểu 4.3. Cơ cấu nghề nghiệp của hộ gia đình mất đất nông nghiệp giai đoạn 2008-2013
Qua bảng 4.14 và đồ thị hình 4.3 cho thấy: Trước khi quá trình ĐTH diễn ra các hộ gia đình sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp: Trồng ngô, lúa, nuôi lợn…
56
chiếm tới 65 % trong tổng số ngành nghề nhưng khi quá trình ĐTH diễn ra thì số hộ sản xuất nông nghiệp đã giảm đi 22,5 %, chỉ còn 47,75 % (năm 2013) đồng thời số hộ gia đình tham gia vào sản xuất kinh doanh và một số các ngành nghề khác lại tăng lên nhanh chóng (từ 7,5 % năm 2008 lên 20 % năm 2013). Nguyên nhân do sau khi mất đất, các hộ mất đi một phần lớn diện tích đất nhưng bù lại họ đã có thêm nguồn vốn để đầu tư và phát triển sang các ngành nghề khác, một số hộ gia đình đã sử dụng số tiền đấy để đi học thêm ngành nghề nuôi sống bản thân và gia đình: lái xe ô tô, nghề may, luyện kim… còn một số gia đình lại chuyển sang kinh doanh dịch vụ: bán hàng tạp hóa, mở các quán nước, xây nhà trọ cho sinh viên, công nhân thuê… và vừa tiếp tục sản xuất vừa kinh doanh thêm. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số hộ dân chưa tìm được công việc thích hợp, chưa biết cách tận dụng được những cơ hội về thị trường nên vẫn chưa tìm ra phương thức sản xuất phù hợp với bản thân và gia đình mình.