Dựa vào kết quả khảo sát về số lượng động vật đáy và công thức tính chỉ số đa dạng của Shannon – Weiner (Shannon và Weiner, 1949) có thể lập được bảng chỉ số đa dạng của động vật đáy ở các điểm khảo sát trên rạ ch Sang Trắng và Cái Khế như bảng 4. 2 và bảng 4.3
Trên rạch Sang Trắng
Bảng 4.2 Chỉ số đa dạng của độ ng vật đáy ở các điểm khảo sát trên rạch Sang Trắng
Điểm thu mẫu Tổng số loài Chỉ số H’ Mức độ ÔN
P1 16 1.234 Ô nhiễm P2 13 1.347 Ô nhiễm P3 17 2.237 Ô nhiễm nhẹ P4 11 0.212 Rất ô nhiễm P5 4 0.036 Rất ô nhiễm P6 5 0.029 Rất ô nhiễm P7 5 0.167 Rất ô nhiễm P8 18 1.558 Ô nhiễm P9 15 1.736 Ô nhiễm P10 17 1.922 Ô nhiễm P11 15 1.928 Ô nhiễm P12 10 1.326 Ô nhiễm P13 10 1.339 Ô nhiễm P14 13 1.487 Ô nhiễm
Kết quả khảo sát từ bảng 4.2 cho thấy, chỉ số đa dạng sinh học H’ tại 14 điểm trên rạch Sang Trắng biến động từ 0.029 – 2.237, mức độ ô nhiễm từ Ô nhiễm nhẹ đến Rất ô nhiễm.
Các điểm thuộc rạch Sang Trắng 1 là P4 (gần cống thải tập trung của khu công nghiệp), P5 (gần cống thải của chợ), P6 (gần cống nước thải của khu công nghiệp), P7 (cách điểm P5 150m) được đánh giá là Rấ t ô nhiễm. Các điểm này có một số đặc điểm chung là thành phần loài kém đa dạng, số lượng ít, các loài
Limnodrilus hoffmeisteri vàTubifex sp thuộc lớp Giun ít tơ chiếm ưu thế cả về số lượng và khối lượng. Các loài này chỉ thị cho ô nhiễm hữu cơ rất nặng.
Điểm P3 ( ngã ba rạch Sang Trắng) được đánh giá là Ô nhiễm nhẹ (mức độ ô nhiễm thấp nhất trong các điểm khảo sát) . Tại điểm P3 có sự đa dạng về thành phần loài với sự xuất hiện của các loài thuộc lớp Bivalvia chiếm tỉ lệ về số lượng 36.38%, Gastropoda chiếm 19.36%, Insecta chiếm 5.9%, Oligochaeta chiếm 26.65%, Polychaeta chiếm 11.74%. Điểm này ngay ngã ba rạch nên có sự trao đổi nước thường xuyên do đó nồng độ các chất ô nhiễm không cao, thuận lợi cho nhiều loài phát triển.
Các điểm thuộc rạch Sang Trắng 2 là P8, P9, P10, P11, P12, P13, P14 được đánh giá ở mức Ô nhiễm, chỉ số H’ dao động từ 1.234 (P1) đến 1.928 (P11). Các điểm có số loài cao như P3 (17 loài), P8 (18 loài), P10 (17 loài) thì có chỉ số H’ cao, P3 (2.237), P8 (1.558) và P10 (1.922), cho thấy số loài động vật đáy ở mỗi điểm có liên quan chặt chẽ với chỉ số H’. Xét về số lượng thì điểm P1 (36837 cá thể/m2) và P4 (36792 cá thể/m2) là hai điểm có số lượng cao nhất nhưng không phải là điểm có chỉ số H’ cao nhất mà là điểm P3 với số lượng khá thấp 3032 cá thể/m2. Về khối lượng thì P1 (1163.5 g/m2), P8 (654.8 g/m2), P10 (625.9 g/m2) là ba điểm có khối lượng lớn nhất nhưng chỉ số H’ không cao. Từ những dẫn chứng trên cho thấy chỉ số H’ có liên quan đến số loài tại mỗi điểm và số lượng của chúng. Ở những điểm thành phần loài đa dạng và có mật độ cao đều giữa các loài thì chỉ số H’ cao. Những điểm có số lượng cao nhưng chỉ tập trung ở một vài loài thì chỉ số H’ thấp.
Kết quả này phù hợp với đánh giá của Nguyễn Thị Kim Thoa (2013) vào mùa khô có chỉ số da dạng H’ từ 0.031 đến 2.392 với mức độ ô nhiễm từ Ô nhiễm nhẹ đến Rất ô nhiễm. Tuy nhiên có sự khác nhau về mức độ ô nhiễm tại một số vị trí. Vào mùa khô thì các điểm P1, P8, P9, P10 ô nhiễm nhẹ, P3 ô nhiễm, P11 rất ô nhiễm; nhưng và mùa mưa thì các điểm P1, P8, P9, P10 tăng một bậc từ ô nhiễm nhẹ lên ô nhiễm, P3 giảm từ ô nhiễm xuống còn ô nhiễm nhẹ, P11 giảm từ rất ô nhiễm xuống ô nhiễm. Các điểm P2, P4, P5, P6, P7, P12, P13, P14 đánh giá có mức độ ô nhiễm giống nhau giữa mùa khô và m ùa mưa. Nhìn chung, mức độ ô nhiễm vào mùa mưa giảm hơn so với mùa khô. Do lưu lượng nước lớn nên nồng độ các chất ô nhiễm được pha loãng, chính vì vậy mà có sự trao đổi và lưu thông dễ dàng hơn giữa các thủy vực mang đi các chất ô nhiễm từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp hơn làm cho một số điểm có mức độ ô nhiễm giảm, một số điểm thì tăng hơn so với mùa khô, chính điều này đã ảnh hưởng đến sự phát triển của các loài động vật đáy.
Trên rạch Cái Khế
Bảng 4.3 Chỉ số đa dạng của động vật đáy ở các đ iểm khảo sát trên rạch Cái Khế
Điểm thu mẫu Tổng số loài Chỉ số H’ Mức độ ÔN
P1 5 0.757 Rất ô nhiễm
P2 4 0.114 Rất ô nhiễm
P4 2 0.281 Rất ô nhiễm P5 8 0.878 Rất ô nhiễm P6 12 1.478 Ô nhiễm P7 14 1.863 Ô nhiễm P8 10 1.481 Ô nhiễm P9 16 1.755 Ô nhiễm P10 19 2.002 Ô nhiễm nhẹ
Qua bảng 4.3 cho thấy chỉ số đa dạng sinh học H’ tại 10 điểm trên rạch Cái Khế dao động từ 0. 114 đến 2.002, mức độ ô nhiễm trên rạch tăng dần từ Ô nhiễm nhẹ đến R ất ô nhiễm theo hướng từ cửa sông đi vào.
Các điểm P1, P2, P3, P4, P5 được đánh giá ở mức độ Rất ô nhiễm. Các điểm này có sự nghèo nàn về thành phần loài (2 - 8 loài), số lượng và khối lượng các loài động vật đáy cũng ở mức độ rất thấp. Chiếm ưu thế là hai các loài
Limnodrilus hoffmeisteri và Tubifex sp thuộc lớp Giun ít tơ. Điểm P5 có thành phần loài đa dạng hơn do sự xuấ t hiện của các loài thuộc lớp Bivalvia (Corbicula castanea) và Gastropoda (Stenothyra messageri, Antimelania siamensis, Bellamya filosa, Sinotaia basicarinata)nhưng các loài thuộc lớp Oligochaeta vẫn chiếm ưu thế nên chỉ số H’ không cao.
Các điểm P6, P7, P8, P9 có chất lượng nước tốt hơn, được đánh giá ở mức Ô nhiễm (H’ từ 1.478 đến 1.755) . Các điểm này với thủy vực sâu, rộng và có trao đổi nước tốt nên có thành phần loài dần đa dạng hơn. Riêng hai điểm P7 (H’=1.863) và P9 (H’=1.755) do ít tiếp nhận nguồn ô nhiễm, chủ yếu từ cống nước mưa chảy tràn và các tuyến đường do đó các loài động vật đáy có sự đa dạng hơn chỉ số H’ cao hơn P6 (H’=1.478) và P8 (H’=1.481).
Điểm ngay cửa sông (P10) được đánh giá ở mức Ô nhiễm nhẹ (H’=2.002), đây là điểm có thành phần loài đa dạng nhất (19 loài) khối lượng không cao nhưng có sự phân tán giữa các loài.
Kết quả này tương đối phù hợp với kết quả đánh giá của Đào Minh Minh (2012) trên rạch Cái Khế vào mùa khô với mức độ ô nhiễm từ ô nhiễm đến rất ô nhiễm, chỉ số đa dạng H’ từ 0.05 đến 1.96. Qua đánh giá mức độ ô nhiễm tại 10 điểm trên rạch Cái Khế thì từ điểm P1 đến P9 có kết quả giống với kết quả vào mùa khô (P1, P2, P3, P4 ở mức rất ô nhiễm, P5, P6, P7, P7, P9 ở mức ô nhiễm). Chỉ có điểm P10 là mức độ ô nhiễm giảm một bậc so với mùa khô là từ ô nhiễm xuống còn ô nhiễm nhẹ, có thể vào mùa mưa nên ảnh hưởng chế độ thủy triều lớn đã làm giảm nồng độ ô nhiễm tại điểm này.
So sánh sự ô nhiễm giữa 2 con rạch
Qua kết quả đánh giá ô nhiễm bằng chỉ số đa dạng sinh học H’ , cả hai rạch đều ở mức độ ô nhiễm từ ô nhiễm nhẹ đến rất ô nhiễm. Trên rạch Sang Trắng chỉ số H’ biến động lớn hơn (H’ từ 0.029 đến 2.237), trên rạch Cái Khế ít biến động hơn (H’ từ 0.114 đến 2.002). Mức độ ô nhiễm là không đồng nhất trên cả con
rạch mà cao hơn những nơi chịu nhiều tác động trực tiếp và ô nhiễm thấp hơn ở những nơi ít chịu tác động hơn. Điểm ô nhiễm nhất trên rạch Sang Trắng là P6 (H’=0.029) và trên rạch Cái Khế là P2 (H’= 0.114), hai điểm này đều được đánh giá ở mức rất ô nhiễm nhưng chỉ số đa dạng H’ trên rạch Sang Trắng thấp hơn cho thấy sự ô nhiễm trên rạch Sang Trắng là cao hơn so với rạch Cái Khế.
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ