Nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu đặc điểm động vật đáy ở rạch sang trắng và cái khế, thành phố cần thơ (Trang 29)

Từ năm 1997 đến năm 1999, với sự tài trợ của quỹ Darwin của Chính phủ Anh, Hội Nghiên cứu Thực địa (Field Studies Council) và Viện Sinh thái Nước ngọt (Institute of Freshwater Ecology) Anh Quốc đã phối hợp với Khoa Sinh học, trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học quốc gia Hà Nội thực hiện chương trình nghiên cứu “Bảo tồn đa dạng si nh học thông qua việc sử dụng Động vật đáy không xương sống cỡ lớn làm sinh vật chỉ thị quan trắc và đánh giá chất lượng nước ở Việt Nam” (Lê Văn Khoa et al.,2007).

Từ năm 1999 đến năm 2000, chương trình nghiên cứu được tiếp tục với sự tham gia của GS.TS.Steve Tilling và tập trung nghiên cứu các dữ liệu ban đầu, xây dựng quy trình quan trắc và điều chỉnh hệ thống tính điểm BMWP cho phù hợp với Việt Nam (Lê Văn Khoa et al.,2007).

Nguyễn Công Thuận (2004) nghiên cứu về động vật đáy ở vườn Quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp) đã phát hiện được 18 loài trong đó nhóm động vật 2 mảnh vỏ (Bivalvia) và côn trùng (Insecta) có số lượng lớn nhất và luôn chiếm ưu thế. Tác giả cũng đã sử dụng động vật đáy để đánh giá chất lượng nước thì thấy mức độ ô nhiễm cao hơn khi sử dụn g thôg số lý hóa học để đánh giá.

Lê Hoàng Việt et al (2004) nghiên cứu sử dụng động vật đáy làm chỉ thị trong quan trắc môi trường. Các tác giả cho rằng sử dụng động vật đáy làm chỉ thị môi trường là phù hợp với trình độ và điều kiện ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, khi sử dụng hệ thống cho điểm các động vật đáy để đánh giá môi trường thì mức độ ô nhiễm cao hơn 1 hoặc 2 bậc so với các chỉ tiêu lý hóa.

Nguyễn Xuân Quýnh (2008) đã cho rằng các dẫn liệu về sinh lượng, sự khác biệt về tính đa dạng, mức độ phong phú về thành phần loài thủy sinh vật ở các thủy vực nước thải ở Hà Nội thì động vật đáy chỉ thị tốt cho các mức độ ô nhiễm các thủy vực trong mối tương quan nghịch. Ví dụ như mức độ ô nhiễm của thủy vực tăng thì các giá trị về COD, BOD5 tăng, hàm lượng DO giảm xuống, đồng thời về thành phần loài và số lượng động vật đáy cũng giảm theo.

Lê Công Quyền (2008) cho rằng nơi có hàm lượng chất hữu cơ cao nhóm hai mảnh vỏ không phát triển được. Nghiên cứu còn cho thấy tỉ lệ cát trong thành phần cơ giới của n ền đáy tác động đến sự phân bố các loài thuộc nhóm Hai mảnh vỏ (Bivalvia) và nhóm Chân bụng (Gastropoda), tỉ lệ bùn tác động đến sự phân bố các loài thuộc nhóm Giun ít tơ (Oligochaeta) và tỉ lệ sét tác động đến sự phân bố các loài thuộc nhóm Giun ít tơ (Ol igochaeta) và Chân bụng (Gastropoda).

Nguyễn Công Thuận (2009) cho rằng cấu trúc cấu trúc động vật đáy có mối quan hệ chặt chẽ với cấu trúc nền đáy hơn là các thông số thủy hóa, đặc biệt là thành phần cơ giới và hàm lượng chất hữu cơ cao thì sinh lượng độn g vật đáy cao. Những nơi có hàm lượng sét ở bùn đáy cao thì sinh lượng động vật đáy thấp.

Đào Minh Minh (2012), nghiên cứu về “Sự phân bố của động vật đáy trên rạch Cái Khế, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ”, kết quả cho thấy tại các điểm khảo sát trên thủy vực đều xuất hiện những nhóm chỉ thị cho đặc tính môi trường của thủy vực. Trong đó, Limnodrilus hoffmeisteri là loài hiện diện trong suốt hai đợt khảo sát và trên toàn bộ các điểm khảo sát, đồng thời chỉ thị cho tính chất ô nhiễm hữu cơ của thủy vực . Chất lượng nước được đánh giá ở mức khá ô nhiễm đến ô nhiễm nặng.

Nguyễn Thị Kim Thoa (2013), nghiên cứu về “Sự biến động quần xã động vật đáy trên rạch Sang Trắng” cho rằng có sự biến động thành phần loài giữa các điểm khảo sát do sự xuất hiện các loài t huộc nhóm Polychaeta, Gastropoda, Bivalvia, Insecta. Loài Limnodrilus hoffmeisteri xuất hiện ở tất cả các điểm khảo sát và quyết định về sô lượng ở các điểm khảo sát, về khối lượng

thì do lớp Bivalvia quyết định. Dựa vào chỉ số đa dạng H’ cho thấy mức độ ô nhiễm ở rạch Sang Trắng từ ô nhiễm nhẹ đến rất ô nhiễm.

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu đặc điểm động vật đáy ở rạch sang trắng và cái khế, thành phố cần thơ (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)