Biến động số lượng động vật đáy trên rạch Sang Trắng và Cái Khế

Một phần của tài liệu đặc điểm động vật đáy ở rạch sang trắng và cái khế, thành phố cần thơ (Trang 43)

phần loài động vật đáy cũng chịu ảnh hưởng bởi các nguồn gây ô nhiễm. Rạch Cái Khế nguồn gây ô nhiễm chủ yếu chính là nguồn chất thải hữu cơ từ chợ và chất thải sinh hoạt của các hộ dân sống ven rạch, còn trên rạch Sang Trắng ngoài chất thải sinh hoạt của người dân thì chất thải từ các nhà máy đóng vai trò quan trọng gây nên sự ô nhiễm trên rạch này. Chính từ những nguyên nhân trên mà thành phần loài động vật đáy trên rạch Cái Khế đa dạng hơn, có nhiều loài hơn trên rạch Sang Trắng.

4.2 Biến động số lượng động vật đáy trên rạch Sang Trắng và Cái KhếTrên rạch Sang Trắng Trên rạch Sang Trắng

Sự biến động số lượng cá thể ở 14 điểm khảo sát là rất lớn là từ 3032 đến 36837 cá thể/m2. Cao nhất là ở điểm P1 (36837 cá thể/ m2) và P4 (36793 cá thể/m2), thấp nhất là điểm P3 (3032 cá thể/ m2). Mật độ tại điểm cao nhất (P1) cao gấp 12 lần so với điểm thấp nhất (P3). Sự biến động số lượng này do sự chiếm ưu thế của lớp Bivalvia và Gastropoda, cụ thể là loài Novaculina siamensis

Stenothyra messageri. Sự biến động số lượng cá thể được thể hiện qua hình 4.7.

0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000 P 1 P 2 P 3 P 4 P 5 P 6 P 7 P 8 P 9 P 1 0 P 1 1 P 1 2 P 1 3 P 1 4 Các điểm khảo sát Số lượng (cá thể/m2) .

Hình 4.7 Biến động số lượng động vật đáy ở các điểm khảo sát t rên rạch Sang Trắng

Qua hình 4.7 ta thấy điểm ngay cửa sông (P1) và điểm P4 có số lượng cao nhất. Điểm P1 có 2 loài chiếm ưu thế đó là Stenothyra messageri (21182 cá thể/m2) thuộc lớp Gastropoda chiếm 57.5%, loài Novaculina siamensis(10098 cá thể/m2) chiếm 27.41% thuộc lớp Bivalvia, loàiNamalycastis longiciris thuộc lớp Giun nhiều tơ với số lượng khá cao (2098 cá thể/m2). Ở điểm P4 thì hai lớp Gastropoda và Bivalvia không chiếm ưu thế mà loài chiếm ưu thế làLimnodrilus hoffmeisteri thuộc lớp Giun ít tơ Oligochaeta, loài này với mật độ 35396 cá thể/m2 đã chiếm 96.2% số lượng cá thể tại điểm P4. Ngoài điểm P4 c òn có hai điểm P2, P5 và P6 cũng xuất hiện loài Limnodrilus hoffmeisteri với mật độ cao, P2 (14036 cá thể/m2), P5 (10791 cá thể/m2) và P6 (24347 cá thể/m2). Điều này

cho thấy thủy vực tại những điểm này đã ô nhiễm hữu cơ rất nặng (Thái Trần Bái, 2002). Điểm P3 ngay ngã ba sông nhưng có cấu trúc nền đáy đất sét , có ít mùn bả hữu cơ nên không thích hợp cho cho các loài động vật đáy phát triển . Điểm P7 có cấu trúc nền đáy bùn nhão, nhiều chất hữu cơ do tiếp nhận từ chất thải sinh hoạt từ các hộ dân sống trên nhà sàn ven rạch, do đó không thích hợp cho nhóm Bivalvia và Gastropoda phát triển, điểm P7 này chỉ tìm thấy các loài thuộc nhóm Oligochaeta chiếm 99 .11% và các loài thuộc họ Chironomidae lớp ấu trùng Insecta chiếm 0.89%, các loài này đều chỉ thị cho môi trường ô nhiễm hữu cơ rất nặng. Điểm P10 ngay ngã ba giao với con rạch nhỏ nên có sự trao đổi nước nhưng do nền đáy đất sét và bùn nhão nên không thíc h hợp các loài phát triển, điểm P11 thì tiếp nhận lượng lớn chất thải hữu cơ từ chợ, nền đáy chủ yếu là vật chất hữu cơ đang phân hủy, do đó hai điểm này có các loài thuộc họ Tubificidae chiếm ưu thế , ở P10 là 61.47%, P11 là 53.15%, chỉ thị cho môi trường ô nhiễm hữu cơ nặng.

Các điểm P8, P13, P14 có số lượ ng khá cao (12737-16844 cá thể/m2). Ở điểm P8 thì loài Limnodrilus hoffmeisteri cũng chiếm số lượng khá cao 9182 cá thể/m2 chiếm 54.51%; loài Metriocnemus knabi thuộc họ Chironomidae lớp Insecta với số lượng 978 cá thể/m2chiếm 5.81%, loài Stenothyra messageri (809 cá thể/m2) thuộc lớp Gastropoda, hai loài Corbicula castanea (587 cá thể/m2) và

Corbicula lamarckiana (462 cá thể/m2) thuộc lớp Bivalvia cũng chiếm số lượng khá cao tại điểm này . Các loài thuộc họ Tubificidae và ấu trùng Chironomidae chỉ thị cho môi trường ô nhiễm hữu cơ rất nặng (Đặng Ngọc Thanh, 2002). Ở điểm P13 và P14 chiếm ưu thế là loài Limnodrilus hoffmeisteri, Tubifexsp thuộc lớp Oligochaeta.

Trên rạch Cái Khế

Kết quả khảo sát cho thấy có sự biến động lớn về số lượng động vật đáy giữa 10 điểm khảo sát trên rạch Cái Khế. Số lượng cá thể biến động từ 2089 đến 28471 cá thể/m2. Sự biến động về số lượng động vậ t đáy được thể hiện qua hình 4.8

0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 P1 P2 P3 P4 P5 P6 P7 P8 P9 P10 Các điểm khảo sát Mật độ (cá thể/m2)

Hình 4.8 Biến động số lượng động vật đáy ở các điểm khảo sát trên rạch Cái Khế

Qua hình 4.8 cho thấy điểm P5 có số lượng động vật đáy cao nhất 28471 cá thể/m2, chiếm ưu thế là hai loài thuộc lớp Giun ít tơ Oligochaeta là

Limnodrilus hoffmeisteri (mật độ 16204 cá thể/m2) chiếm 56.91 % và Tubifex sp (mật độ 10809 cá thể/m2) chiếm 37.96%. Đây là nơi tiếp nhận nguồn chất thải hữu cơ của chợ An Nghiệp, cùng với nguồn chất thải rắn và nước thải sinh hoạt của nhiều hộ dân sống trên nhà sàn ven hai bên bờ tạo điều kiện cho hai loài giun ít tơ này phát triển mạnh. P4 là điểm có số lượng động vật đáy ít nhất (2089 cá thể/m2) và chỉ với hai loài Limnodrilus hoffmeisteriTubifex sp. Limnodrilus hoffmeisterivới mật độ 1920 cá thể/m2 chiếm 91.91%,Tubifex sp với mật độ 169 cá thể/m2. Các loài thuộc lớp Giun ít tơ Oligochaeta chiếm ưu thế ở tất các điểm khảo sát. Các điểm phía trong như P1 (gần cống thải của lò giết mổ), P2 (tiếp nhận nguồn nước thải từ khu kí túc xá trường Đại học Cần Thơ), P3 có khả năng trao đổi nước hạn chế và thường xuyên tiếp nhận nhiều nguồn nước thải nên tình trạng ô nhiễm hữu cơ khá nghiêm trọng, thành phần loài kém đa dạng. Điểm P1 và P3 xuất hiện thêm một vài loài thuộc lớp Chân bụng Gastropoda như

Assiminea interrupta, Pachydrobia duporti, Stenothyra messageri, Bellamya filosatuy nhiên số lượng không đáng kể. Các điểm dần ra phía đầu con rạch (gần cửa sông) thì có sự tăng dần về thành phần loài cũng như số lượng các loài động vật đáy. Xuất hiện thêm nhiều loài thuộc lớp Hai mảnh vỏ Bivalvia như:

Corbicula baudoni, Corbicula castanea, Corbicula cereniformis, Corbicula moretiana, Corbicula tenuis, Limnoperna siamensis, Mycetopoda siliquosa, Nodularia sp; các loài thuộc lớp Chân bụng Gastropoda như: Assiminea brevicula, Assiminea interrupta, Pachydrobia messageri, Pachydrobia pallidula, Stenothyra messageri, Antimelania costula, Antimelania siamensis, Antimelania swinhoei, Melanoides tuberculatus, Bellamya filosa, Sinotaia basicarinata. Ngoài ra, một số loài chỉ tìm thấy ở một vài điểm như loài Nephthys

polybranchia thuộc lớp Giun nhiều tơ Polychaeta chỉ tìm thấy ở đi ểm P10 (ngay cửa sông) với số lượng 18 cá thể/m2. Polychaeta là loài thich nghi với nước mặn nên khó phân bố sâu vào các thủy vực nước ngọt. Loài Iphinoe trispinosa thuộc lớp Crustacea chỉ xuất hiện tại hai điểm P9 với số lượng 18 cá thể/m2 và P10 với 27 cá thể/m2.

So sánh sự biến động số lượng giữa hai con rạch

Rạch Sang Trắng có sự biến động lớn hơn rạch Cái Khế với sự biến động từ 3032 đến 36837 cá thể/m2, còn rạch Cái Khế ít biến động từ 2089 đến 28471 cá thể/m2. Trong các nhóm động vật đáy được tìm thấy thì nhóm Oligochaeta có

Một phần của tài liệu đặc điểm động vật đáy ở rạch sang trắng và cái khế, thành phố cần thơ (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)