3.3.1 Phương pháp thu mẫu
Sử dụng gàu Ekman để thu mẫu động vật đáy, mỗi vị trí thu 5 gàu (thu vào lúc triều kiệt). Mẫu sau khi thu được cho vào sàng có kích thước mắt lưới 0.5mm để sơ loại bỏ bớt rác và bùn, đất. Mẫu sau khi sàng l ọ c sơ bộ được cho vào bọc nylon và cố định bằng dung dịch Formol sao cho nồng độ đạt được là 8%; ghi nhãn cho mẫu rồi mang về phòng thí nghiệm Tài nguyên sinh vật - Khoa Môi trường và tài nguyên thiên nhiên để tiến hành phân tích.
3.3.2 Phương pháp phân tíchPhân tích định tính Phân tích định tính
Mẫu được đem rửa sạch, nhặt toàn bộ sinh vật đáy ra, sau đó ngâm trong cồn 700để bảo quản. Mẫu được quan sát dưới kính lúp hay kính hiển vi ở độ phóng đại từ 10 đến 100 lần để định danh các loài theo tài liệu phân loại. Tài liệu chính được dùng để định loại là “Định loại động vật không xương sống nước ngọt Bắc Việt Nam” của Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái và Phạm Văn Miêu (1980).
Phân tích định lượng
Mẫu sau khi phân tích định tính được lau bằng giấy mềm cho khô nước và tiến hành đếm số lượng và cân trọng lượng.
Khi đó mật độ và sinh khối động vật đáy được tính theo công thức:
S X D
Trong đó:
D: là mật độ (cá thể/ m2) hay khối lượng (g/m2)
X: là số lượng (cá thể) hay khối lượng (g) động vật đáy S: là diện tích mẫu đã thu
Với S = n.d (n: số lượng gàu đã thu; d: là diện tích miệng gàu (m2)).
3.3.3 Phương pháp xử lý số liệu
Dựa trên kết quả định tính, lập bảng liệt kê các thành phần của động vật đáy đã được xác định ở các vị trí thu mẫu. Dựa trên cơ sở đó, tiến hành so sánh đối chiếu để đánh giá sự thay đổi thành phần giữa các vị trí với nhau.
Qua kết quả định lượng, lập bảng kết quả về mật độ và sinh khối các loài động vật đáy tại các vị trí thu mẫu.
Tính chỉ số đa dạng sử dụng công thức của Shannon - Weiner (Shannon và Weiner, 1949): pi pi H n i log ' 1
Trong đó: pi= ni/N, với ni: là số cá thể loài i, N: là tổng số cá thể của động vật đáy trong mẫu.
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thành phần loài và biến động thành phần loài động vật đáyTrên rạch Sang Trắng Trên rạch Sang Trắng
Kết quả khảo sát tại 14 điểm trên rạch Sang Trắng đã phát hiện được 27 loài động vật đáy thuộc 5 lớp là Giun ít tơ (Oligochaeta), Giun nhiều tơ (Polychaeta), Hai mảnh vỏ (Bivalvia), Chân bụng (Gastropoda) và Côn trùng (Insecta) tỉ lệ các nhóm theo hệ thống phân loại được trình bày qua Hình 4.1.
11.11% 7.41% 22.22% 25.93% 33.33% Oligochaeta Polychaeta Bivalvia Gastropoda Insecta
Hình 4.1 Thành phần loài động vật đáy ở rạch Sang Trắng
Kết quả từ hình 4.1 cho thấy lớp Gastropoda có thành phần loài cao nhất chiếm 33.33% trong tổng số loài động vật đáy đã phát hiện được trong đợt khảo sát với 9 loài (Assiminea interrupta, Pachydrobia duporti, Pachydrobia messageri, Pachydrobia pallidula, Stenothyra messageri, Antimelania swinhoei, Melanoides tuberculatus, Bellamya filosa, Sinotaia dispiralis) thuộc 5 họ Assimineidae, Littoridinidae, Stenothyridae, Thiaridae và Viviparidae. Chiếm tỉ lệ thấp nhất là lớp Polychaeta với 7.41% có 2 loài (Nephthys polybranchia, Namalycastis longiciris)thuộc 2 họ Nephthydidae và Nereidae.
Về thành phần loài, lớp Bivalvia chiếm 25.93% với sự xuất hiện của 7 loài (Corbicula baudoni, Corbicula baudoni, Corbicula castanea, Corbicula lamarckiana, Limnoperna siamensis, Novaculina siamensis và Nodularia sp) thuộc 4 họ Corbiculidae, Mytilidae, Solecurtidae và Unionidae. Lớp Oligochaeta chiếm 11.11% với 3 loài (Branchyura sowebyii, Limnodrilus hoffmeisteri, Tubifex sp) thuộc họ Tubificidae. Insecta chiếm 22.22% với thành phần loài khá phong phú với 6 loài (Corynoneura scutellate, Metriocnemus edwardsi, Metriocnemus knabi, Pentaneura monilis, Tendipes sp, Zaitzevia sp) thuộc 2 họ Chironomidae, Elmidae.
Qua kết quả khảo sát cho thấy có sự biến động lớn về thành phần loài giữa các điểm khảo sát từ 4 đến 18 loài. Sự biến động này tùy thuộc vào đặc điểm của các vị trí khảo sát. Sự khác biệt giữa các điểm chủ yếu là do sự xuất hiện hay
không xuất hiện của các loài thuộc lớp Polychaeta, Bivalvia, Gastropoda, Ínsecta. Họ Tubificidae thuộc lớp Oligochaeta xuất hiện ở tất cả các điểm khảo sát (phù hợp với kết quả khảo sát của Nguyễn Thị Kim Thoa vào mùa khô), loài này chỉ thị cho môi trường ô nhiễm hữu cơ nặng. Ấu trùng họ Chironomidae (lớp Insecta) cũng xuất hiện ở hầu hết các điểm khảo sát. Sự biến động về thành phần loài được thể hiện ở hình 4.2.
Hình 4.2 Sự biến động số loài động vật đáy giữa các điểm khảo sát trên rạch Sang Trắng
Do nghiên cứu này được thực hiện vào mùa mưa nên lưu lượng nước trên các thủy vực dồi dào và tạo nên sự lưu thông dễ dàng với nhau, chính điều này tạo nên sự đa dạng loài ở hầu hết các điểm khảo sát. Nhóm giun nhiều tơ tuy có nguồn gốc biển nhưng cũng được phát hiện ở đây do sự di nhập của thủy sinh vật biển vào nội địa (Đặng Ngọc Thanh et al., 2002).
Điểm P8 có thành phần loài đa dạng nhất ( 18 loài) với sự đóng góp quan trọng của các loài thuộc lớp Oligochaeta (3 loài),Bivalvia (6 loài),Gastropoda (9 loài). Các điểm này có nền đáy bùn cát, lòng sông sâu có nước chảy và có sự trao đổi với các thủy vực khác nên tạo điều kiệ n cho nhiều loài phát triển, nhất là các loài thuộc lớp Bivalvia và Gastropoda. Các điểm P1, P3, P9, P10, P11 cũng có thành phần loài rất cao (15 – 17 loài), P3, P9 và P10 là 3 điểm ngay ngã ba của rạch nên có được sự trao đổi nước thường xuyên và sự tiếp nhận nguồn chất thải sinh hoạt của người dân sông trên nhà sàn đ ã tạo môi trường sống thuận lợi để nhiều loài phát triển, có sự xuất hiện các loài thuộc nhóm Bivalvia và Gastropoda, chiếm ưu thế là nhóm Oligochaeta . Điểm P11 (ngay cống thải của chợ) do tiếp nhận nguồn chất thải hữu cơ từ chợ nên các loài thuộc nhóm Oligochaeta phát triển mạnh, ngoài ra có sự xuất hiện của nhóm Bivalvia (4 loài) và Gastropoda (5 loài).
Các điểm P12, P13, P14 đã tìm thấy 10-13 loài. Các điểm này không chịu tác động của nước thải từ các nhà máy mà chủ yếu là các chất hữu cơ và nước thải sinh hoạt của người dân cùng với lưu lượng nước lớn và có sự lưu thông
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 P1 P2 P3 P4 P5 P6 P7 P8 P9 P10 P11 P12 P13 P14 Các điểm khảo sát T ổ n g s ố l o à i
thường xuyên nên chất lượng nước tốt hơn so với các điểm chịu tác động từ các khu công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để nhiều loài phát triển. Đặc biệt, nền đáy bùn cát là môi trường thích hợp cho các loài thuộc lớp Bivalvia và
Gastropoda phát triển.
Các điểm P5 (ngay cống thải của chợ), P6 (ngay cống thải khu công nghiệp) và P7 (ngay cống thải của khu dân cư) có thành phần loài kém đa dạng nhất (4-5 loài). Chủ yếu là các loài thuộc lớp Oligochaeta và ấu trùng họ Chironomidae thuộc lớp Insecta. Đây là đoạn được xem là ô nhiễm nhất trên rạch Sang Trắng. Nơi này phải tiếp nhận nhiều nguồn thải trực tiếp từ các hoạt động công nghiệp và sinh hoạt làm cho tình trạng ô nhiễm hữu cơ ngày càng tr ầm trọng. Nhiều hộ dân sống trên nhà sàn ven bờ cũng góp phần đáng kể vào vào việc ô nhiễm của con rạch. Nhiều lục bình, cỏ mồm, cỏ lao,... mọc hai bên bờ đã làm dòng chảy bị thu hẹp và khó có sự trao đổi nước với các thủy vực khác . Chính sự ô nhiễm này đã làm cho nhiều loài không thể tồn tại được , chỉ những loài có sức chống chịu cao với môi trường như Branchyura sowebyii, Limnodrilus hoffmeisteri, Tubifex sp thuộc lớp Oligochaeta và họ Chironomidae thuộc lớp Arthropoda mới có thể tồn tại. Chúng chỉ thị cho môi trường ô nhiễm hữu cơ rất nặng (Thái Trần Bái, 2001).
Điểm P2 và P4 cũng là 2 điểm ngay cống thải của khu công nghiệp như P6 nhưng do lòng sông sâu, rộng nên có sự trao đổi nước tốt làm giảm nồng độ các chất gây ô nhiễm từ các nhà máy thải ra. Do đó , tại 2 điểm này có thành phần loài đa dạng hơn với 11-13 loài. Thành phần loài động vật đáy tại mỗi điểm được thể hiện qua hình 4.3 0 1 2 3 4 5 6 7 8 P 1 P 2 P 3 P 4 P 5 P 6 P 7 P 8 P 9 P 1 0 P 1 1 P 1 2 P 1 3 P 1 4 Các điểm khảo sát S ố l o à i
Oligochaeta Polychaeta Bivalvia Gastropoda Insecta
Hình 4.3 Thành phần loài động vật đáy ở các điểm khảo sát trên rạch Sang Trắng
Về thành phần loài động vật đáy không giốn g nhau giữa các điểm khảo sát. Các điểm P2, P3, P4, P8, P9, P10, P11, P12, P13, P14 có đầy đủ đại diện của
5 lớp. Họ Tubificidae thuộc lớp Oligochaeta được tìm thấy ở tất cả các điểm khảo sát. Theo Thái Trần Bái (2001), họ Tubificidae được xem là loài có t ính chống chịu cao nhất đối với môi trường .Thức ăn của chúng chủ yếu là xác bả động thực vật phân hủy. Chúng chỉ thị cho môi trường ô nhiễm hữu cơ rất nặng. Đại diện của lớp Insecta được tìm thấy ở tất cả các điểm khảo sát, ngoại trừ điểm P1, có thể do sự xáo trộn của thủy vực không thích hợp cho sự phát triển của các loài ấu trùng, cũng có thể do ảnh hưởng của mùa vụ sinh sản . Loài Zaitzevia sp thuộc họ Elmidae, lớp Insecta chỉ tìm thấy tại điểm P3.
Các điểm P5, P6, P7 có ít đại diện nhất , chủ yếu là lớp Oligochaeta và Insecta. Polychaeta xuất hiện ở tất cả các điểm nhưng không tìm thấy tại 3 điểm này cho thấy thủy vực ở đây ít có sự xáo trộn và trao đổi với các thủy vực khác.
Trên rạch Cái Khế
Qua khảo sát đã tìm thấy 30 loài động vật đáy tại 10 điểm kh ảo sát trên rạch Cái Khế. Các loài tìm thấy thuộc 6 lớp là Giun ít tơ (Oligochaeta), Giun nhiều tơ (Polychaeta), Hai mảnh vỏ (Biva lvia), Chân bụng (Gastropoda), Côn trùng (Insecta) và Giáp xác (Crustacea) được trình bày như hình 4.3.
10.00% 6.67% 26.67% 40.00% 13.33% 3.33% Oligochaeta Polychaeta Bivalvia Gastropoda Insecta Crustacea
Hình 4.4 Thành phần loài động vật đáy ở rạch Cái Khế
Trong đó, lớp chiếm tỉ lệ cao nhất là Gastropoda (40%) với thành phần loài đa dạng nhất là 12 loài (Assiminea brevicula, Assiminea interrupta, Pachydrobia duporti, Pachydrobia messageri, Pachydrobia pallidula, Stenothyra messageri, Antimelania costula, Antimelania siamensis, Antimelania swinhoei, Melanoides tuberculatus, Bellamya filosa, Sinotaia basicarinata) được tìm thấy thuộc 5 họ Assimineidae, Littoridinidae, Stenothyridae, Thiaridae, Viviparidae. Đây là nhóm đa dạng về tập tính sống, bao gồm các loài ăn thực vật, ăn hữu cơ kể cả ăn thịt nên chúng có khả năng phân bố ở nhiều dạng thủy vực (Đặng Ngọc Thanh, 2002). Chiếm tỉ lệ thấp nhất là lớp Crustacea (3.33%) với 1 loài (Iphinoe trispinosa) thuộc họ Bodotriidae.
Tìm thấ y 7 loài đại diện của lớp Bivalvia (chiếm 26.67%) thuộc 3 họ Corbiculidae, Mytilidae và Unionidae (Corbicula baudoni, Corbicula castanea,
Corbicula cereniformis, Corbicula moretiana, Corbicula tenuis, Limnoperna siamensis, Mycetopoda siliquosa). Lớp Insecta chiếm 16,67% với 4 loài (Hydrobaenussp, Metriocnemus knabi, Tendipessp, Somaiodilorasp) thuộc 2 họ Chironomidae và Corduliidae. Lớp Polychaeta chiếm 6.67% chỉ tìm thấy được hai loài (Nephthys polybranchia và Namalycastis longiciris) thuộc 2 họ Nephthysdidae và Nereidae. Lớp Oligochaeta chiếm 10% với 3 loài (Branchyura sowebyii, Limnodrilus hoffmeisteri, Tubifexsp) thuộc họ Tubificidae.
Sự biến động về thành phần loài giữa các điểm khảo sát thể hiện ở hình 4.4. 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 P1 P2 P3 P4 P5 P6 P7 P8 P9 P10 Các điểm khảo sát T ổ n g s ố l o à i
Hình 4.5 Sự biến động số loài động vậ t đáy giữa các điểm khảo sát trên rạch Cái Khế
Có sự biến động lớn về thành phần loài giữa các điểm khảo sát từ 2 -19 loài. Lòng rạch sâu và rộng về phía cửa sông, hẹp dần về các nhánh nên khả năng trao đổi nước tốt hơn ở phần đầu con rạch. Do đó c ác loài động vật đáy có xu hướng tăng dần từ nhánh nhỏ của rạch ra hướng cửa sông . Điểm P10 (ngay cửa sông) và P9 có số loài đa dạng nhất ( 16-19 loài) với sự hiện diện các loài thuộc lớp Oligochaeta và Bivalvia. Các điểm P6, P7, P8 xuất hiện 8-14 loài, các điểm này thường xuyên tiếp nhận các nguồn nước thải sinh hoạt từ khu dân cư và từ chợ nhưng do có sự trao đổi nước nên nồng độ các chất ô nhiễm đã được giảm đi đáng kể. P1, P2, P3, P4, P5 là các điểm có số loài ít đa dạng (2-8 loài). Kết quả thu được phù hợp với kết quả của Đào Minh Minh thực hiện trên rạch Cái Khế vào mùa khô. Thành phần loài tại mỗi điểm được thể hiện rõ ở hình 4.6 .
0 1 2 3 4 5 6 7 8 P1 P2 P3 P4 P5 P6 P7 P8 P9 P10 Các điểm khảo sát S ố l o à i
Oligochaeta Polychaeta Bivalvia Gastropoda Insecta Crustacea
Hình 4.6 Thành phần loài động vật đáy ở các điểm khảo sát trên rạch Cái Khế
Qua hình 4.6, ta thấy các loài thuộc họ Tubificidae lớp Oligochaeta xuất hiện ở tất cả các điểm khảo sát. Đây là các loài thường xuất hiện ở nơi ô nhiễm chất hữu cơ rất nặng và có khả năng thích nghi cao với điều kiện môi trường nên được tìm thấy ở tất cả các điểm khảo sát, điều này cho thấy có dấu hiệu của sự ô nhiễm hữu cơ tại các điểm khảo sát.
Điểm ngay cửa sông (P10) và P9 có thành phần loài đa dạng nhất với đầy đủ đại diện của 7 lớp , trong đó các loài thuộc lớp Bivalvia xuất hiện nhiều nhất với 7 loài (Corbicula baudoni, Corbicula castanea, Corbicula cereniformis, Corbicula moretiana, Corbicula tenuis, Limnoperna siamensis, Mycetopoda siliquosa, Nodularia sp). Do điều kiện nền đáy bùn cát và có sự trao đổi nước thường xuyên nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho các loài của lớp này phát triển.
Điểm P7 có thành phần loài khá đa dạng với đại diện của 5 lớp Oligochaeta, Polychaeta, Bivalvia, Gastropoda và Insecta. Điểm này tiếp nhận nguồn nước mưa chảy tràn và nước thải từ các tuyến đường trong nội ô thành phố nên lượng chất hữu cơ không đáng kể.
Các điểm P1, P2, P4 là những nơi tiếp nhận các nguồn nước thải của các khu dân cư và chợ nên tình trạng ô nhiễm hữu cơ khá nghiêm trọng. Các điểm này có thành phần loài động vật đáy nghèo nàn, P2 chỉ có các loài Branchyura sowebyii, Limnodrilus hoffmeisteri, Tubifex sp thuộc họ Tubificidae (lớp Oligochaeta). Chúng chỉ thị cho môi trường ô nhiễm hữu cơ rất nặng. Điểm P4 tuy nằm ở cuối khu chợ An Nghiệp nhưng vẫn ảnh hưởng bởi nguồn chất thải hữu cơ từ chợ và từ rất nhiều các hộ dân sống trên nhà sàn ven rạch, cùng với cấu trúc nền đáy đất sét có sự nén dẻ chặt nên không thuận lợi cho sự phát triển của các loài động vật đáy (đặ c biệt là các loài thuộc nhóm Bi valvia và Gastropoda), chỉ tìm thấy hai loài Limnodrilus hoffmeisteri và Tubifex sp tại điểm này. Điểm
P1 có xuất hiện thêm loài Stenothyra messageri (lớp Gastropoda) và loài
Metriocnemus knabi (lớp Insecta).
Các điểm P3, P5, P6, P8 có thành phần loài đa dạng hơn với sự xuất hiện của các lớp Oligochaeta, Bivalvia, Gastropoda, Insecta. Các điểm này cũng chịu tác động của các nguồn chất thải hữu cơ nhưng đã được pha loãng do có sự pha trộn của thủy vực nên có nhiều loài phát triển.
So sánh thành phần loài giữa hai con rạch
Bảng 4.1 So sánh thành phần loài giữa rạch Sang Trắng và Cái Khế
Sang Trắng Cái Khế Số loài Tỉ lệ Số loài Tỉ lệ Oligochaeta 3 11.11% 3 10.00% Polychaeta 2 7.41% 2 6.67% Bivalvia 7 25.93% 8 26.67% Gastropoda 9 33.33% 12 40.00% Insecta 6 22.22% 4 13.33% Crustacea - - 1 3.33% Tổng 27 100% 30 100%
Qua bảng 4.1 cho thấy rạch Cái Khế có thành phần loài đa dạng hơn rạch Sang Trắng. Trên rạch Sang Trắng đã tìm thấy 27 loài thuộc 5 lớp Oligochaeta , Polychaeta, Bivalvia, Gastropoda, Insecta, rạch Cái Khế thì số loài nhiều hơn rạch Sang Trắng 3 loài và xuất hiện thêm loài Iphinoe trispinosa thuộc lớp Crustacea. Nhóm Gastropoda chiếm tỉ lệ cao nhất ở cả hai rạch, rạch Sang Trắng là 33.33% và rạch Cái Khế là 40%, nhóm Bivalvia cũng chiếm tỉ lệ khá cao. Về số loài thì các loài thuộc hai nhóm Oligochaeta (có 3 loài) và Polychaeta (có 2 loài) có số lượng bằng nhau trên cả hai rạch. Trên rạch Cái Khế, nhóm Bivalvia có số loài nhiều hơn rạch Sang Trắng 1 loài do sự xuất hiện của Mycetopoda