rạch Cái Khế. Trên rạch Sang Trắng nhóm Oligochaeta có số lượng là 147976 cá thể/m2 chiếm 70.93% số lượng động vật đáy trên rạch Sang Trắng, trên rạch Cái Khế thì nhóm này có số lượng 81935 cá thể/m2 chiếm 91.88%. Nhóm Oligochaeta trên rạch Cái Khế có số lượng ít hơn nhưng chiếm tỉ lệ cao hơn là do số lượng động vật đáy trên rạch Cái Khế (89172 cá thể/m2) ít hơn rạch Sang Trắng (208632 cá thể/m2).
4.3 Biến động khối lượng động vật đáy trên rạch Sang Trắng và Cái KhếTrên rạch Sang Trắng Trên rạch Sang Trắng
Có sự biến động lớn về khối lượng động vật đáy giữa các vị trí trên rạch Sang Trắng (hình 4.9). Có khối lượng cao nhất tại điểm P1 ( 1163.518 g/m2) và thấp nhất tại điểm P7 ( 4.170 g/m2). Nhóm Hai mảnh vỏ Bivalvia chiếm 89.08% tại điểm P1 và sinh khối của nhóm Giun ít tơ Oligochaeta chiếm 99.57% tại điểm P7. Sự khác nhau về sinh khối giữa hai vị trí này chính là do sự khác nhau rất lớn về khối lượng của cá thể của các loài thuộc nhóm Hai mảnh vỏ và Giun ít tơ.
0 200 400 600 800 1000 1200 1400 P1 P2 P3 P4 P5 P6 P7 P8 P9 P1 0 P1 1 P1 2 P1 3 P1 4 Các điểm khảo sát Khối lượng (g/m2)
Qua biểu đồ khối lượng hình 4.9 ta thấy trái ngược so với biểu đồ số lượng ở hình 4.7, các điểm P2, P4, P5, P6, P12, P13, P14 có số lượng cao nhưng lại có khối lượng rất thấp, ngược lại, các điểm P3, P10, P11 số lượng thấp hơn các điểm khác nhưng lại có khối lượng cao hơn. Nguyên nhân là do khối lượng các loài động vật đáy không chịu ảnh hưởng của số lượng mà d o thành phần loài quyết định. Những điểm xuất hiện các loài thuộc nhóm Bivalvia và Gastropoda với mật độ cao thì những điểm đó sẽ có khối lượng cao, những điểm có các loài thuộc nhóm Oligochaeta ưu thế thì có khối lượng không cao chính là do có sự khác biệt lớn về khối lượng của cá thể giữa các loài Bivalvia, Gastropoda với các loài Oligochaeta, khối lượng cá thể của các loài Bivalvia, Gastropoda nặng hơn các loài Oligochaeta rất nhiều lần.
Các điểm P2, P4, P5, P6 và P7 có nhóm Oligochaeta chiếm ưu thế . Điểm P2 nhóm Oligochaeta chiếm tỉ lệ cao nhất 70.49%. Điểm P4 nhóm Oligochaeta chiếm 62.29%, Bivalvia chiếm 29.04%, ngoài ra còn xuất hiện nhóm Gastropoda và Insecta nhưng với số lượng rất thấp. Điểm P5 có nhóm Oligochaeta chiếm 99.55%, 0.45% là nhóm Gastropoda và Insecta. Điểm P6 có nhóm Oligochaeta chiếm 99.83%, 0.17% là nhóm Gastropoda và Insecta. Điểm P7 nhóm Oligochaeta chiếm 99.57%, 0.43% là nhóm Insecta. Do khối lượng cá thể của các loài thuộc lớp Oligochaeta rất thấp nên các điểm này có khối lượng động vật đáy thấp. Như đã nói ở trên, các điểm P4, P5, P6, P7 là các điểm ô nhiễm nhất trên rạch Sang Trắng, đoạn rạch này phải tiếp nhận nhiều nguồn thải trực tiếp từ các nhà máy của khu công nghiệp Trà Nóc và chất thải sinh hoạt của chợ và các hộ dân sống trên nhà sàn ven rạch đã làm cho tình trạng ô nhiễm hữu cơ ngày càng trầm trọng. Nền đáy tại những điểm này chủ yếu là các chất hữu cơ đang phân hủy tạo ra nhiều khí H2S, CH4,... Sự ô nhiễm này đã làm cho thành phần loài động vật đáy rất kém đa dạng, trên 99 % là các loài thuộc họ Tubificidae và ấu trùng họ Chironomidae. Theo Thái Trần Bái (2001) thì các loài thuộc hai họ này chỉ thị cho môi trường ô nhiễm hữu cơ rất nặng.
Các điểm P12, P13 và P14 có sự xuất hiện của nhóm Bivalvia và Gastropoda. Tại điểm P12 n hóm Gastropoda chiếm 69.23% ; điểm P13 nhóm Gastropoda chiếm 73.17% ; điểm P14 nhóm Gastropoda chiếm 42.45% và nhóm Bivalvia chiếm 22.95%. Các điểm này chỉ chịu tác động từ nguồn chất thải sinh hoạt của người dân xung quanh nên mức độ ô nhiễm không là đáng kể, có nền đáy bùn cát và có sự trao đổi nước nên thuận lợi cho các loài thuộc nhóm Gastropoda và Bivalvia phát triển. Tuy nhiên, do thu mẫu vào mùa sinh sản nên các cá thể có khối lượng nhỏ nên các điểm này có khối lượng động vật đáy rất thấp. Các loài thuộc nhóm Giun nhiều tơ và nhóm Ấ u trùng Insecta xuất hiện ở hầu hết các điểm khảo sát nhưng do khối lượng nhỏ nên không ảnh hưởng nhiều đến khối lượng động vật đáy của mỗi điểm thu mẫu.
Trên rạch Cái Khế
Có sự biến động lớn về khối lượng động vật đáy giữa các điểm khảo sát trên rạch Cái Khế. Khối lượng biến động từ 0.959 g/m2 (P4) đến 1229.065 g/m2 (P7). Kết quả khảo sát được thể hiện qua hình 4.10.
0 200 400 600 800 1000 1200 1400 P1 P2 P3 P4 P5 P6 P7 P8 P9 P10 Các điểm khảo sát Khối lượng (g/m2)
Hình 4.10 Biến động khối lượng động vật đáy ở các điểm khảo sát trên rạch Cái Khế
Qua hình 4.10 cho thấy điểm P7 có khối lượng cao nhất 1229.065 g/m2. Trong đó, nhóm Bivalvia có khối lượng cao nhất 910.44 g/m2 chiếm 74.08 %. Điểm P4 có khối lượng thấp nhất 0.959 g/m2trong đó chỉ có hai loài Limnodrilus hoffmeisteri, Tubifexsp thuộc nhóm Giun ít tơ.
Các điểm P1, P2, P3, P4 có khối lượng thấp nhất từ 0.959 đến 29.523 g/m2 do các loài thuộc họ Tubificidae nhóm Oligochaeta chiếm ưu thế, P1 (97.67%), P2 (99.79%), P4 (100%). Các điểm này thường xuyên tiếp nhận nguồn chất thải hữu cơ (P1 từ lò giết mổ, P2 từ khu dâ n cư và kí túc xá, p4 từ chợ), tình trạng ô hiễm hữu cơ khá nghiêm trọng nên chỉ thích hợp cho sự phát triển của các loài thuộc họ Tubificidae. Chúng chỉ thị cho ô nhiễm hữu cơ rất nặng. Các loài này có khối lượng cá thể rất nhỏ do đó khối lượng độ ng vật đáy tại các điểm này rất nhỏ. Các điểm P6, P8, P9, P10 có khối lượng khá cao (273.1849 - 792.5689 g/m2) do sự xuất hiện của các loài thuộc nhóm Bivalvia và Gastropoda. Điểm P6 và P8 có các loài thuộc nhóm Gastropoda chiếm ưu thế do đó có khối lượng khá cao, P6 (243.913 g/m2) chiếm 89.28%, điểm P8 nhóm Gastropoda (253.937 g/m2) chiếm 88.33%. Điểm P9 và P10 thì các loài thuộc nhóm Bivalvia chiếm ưu thế, P9 có nhóm Bivalvia (770.361 g/m2) chiếm 97.2%, P10 (461.257 g/m2) chiếm 98.22%.
So sánh sinh khối giữa 2 con rạch
Có sự biến động lớn về sinh khối trên cả hai rạch. Rạch Cái Khế có sự biến động số lượng động vật đáy giữa các điểm khảo sát lớn hơn từ 0.959 g/m2
đến 1229.065 g/m2, rạch Sang Trắng biến động ít hơn từ 4.170 g/m2 đến 1163.518 g/m2. Sinh khối trên cả hai rạch đều do các loài thuộc nhóm Bivalvia và Gastropoda quyết định do hai loài này có khối lượng cá thể lớn , các loài thuộc nhóm Oligochaeta, Polychaeta và Insecta có khối lượng cá thể nhỏ nên không ảnh hưởng nhiều đến sinh khối tại các điểm khảo sát.
So với kết quả khảo sát của Đào Minh Minh (2012) và Nguyễn Thị Kim Thoa (2013) vào mùa khô trên hai rạch này thì khối lượng động vật đáy ở mùa khô cao hơn mùa mưa. Nguyên nhân là do sự khác biệt về kích thước của các loài thuộc lớp Hai mảnh vỏ và lớp Chân bụng. Mùa khô có rất nhiều cá thể trưởng thành có kích thước lớn nên khối lượng lớn ; mùa mưa là mùa sinh sản của đa số thủy sinh vật (Nguyễn Đình Trung, 2004).