2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
4.2.2.1. Giải pháp cho từng nhóm hộ
* Giải pháp cho nhóm hộ khá - TB:
+ Đầu tư mở rộng diện tích đất sản xuất: Mua, dồn đổi thửa nhỏ thành thửa to, đấu thầu,
+ Tăng diện tích gieo trồng, sử dụng các giống lúa năng suất cao, mở rộng diện tích đất trồng cây rau màu vụ đông,
+ Mở rộng quy mô chăn nuôi: Tăng số đầu con gia súc gia cầm, thủy cầm. Xây dựng hệ thống chuồng trại chăn nuôi thoáng mát
+ Mua máy móc hỗ trợ sản xuất: Máy cày bừa, tuốt lúa, máy bơm,… chủ động trong sản xuất và thu hoạch
69
+ Áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi: Tiêu chuẩn thức ăn, chủ động phòng trừ dịch bệnh cho gia súc gia cầm, khử trùng chuồng nuôi theo chu kỳ
+ Tham quan, học hỏi và áp dụng hợp lý những kỹ thuật sản xuất từ các mô hình trồng trọt chăn nuôi mới có hiệu quả cao
+ Tích cực tham gia các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp, những hộ có vốn, có mặt bằng thuận tiện kinh doanh dịch vụ nên tham khảo nhu cầu thị trường và đầu tư kinh doanh các loại hàng hóa phục vụ nhu cầu người dân địa phương.
* Giải pháp cho nhóm hộ cận nghèo:
+ Mạnh dạn đầu tư cho chăn nuôi gia súc gia cầm. Học hỏi kinh nghiệm và kỹ thuật từ các hộ chăn nuôi có hiệu quả cao
+ Chuyển đổi một số diện tích đất trũng, trồng trọt kém hiệu quả sang nuôi cá kết hợp nuôi thủy cầm
+ Sử dụng các giống lúa năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất + Vay vốn đầu tư sản xuất từ ngân hàng, các tổ chức, cá nhân tại địa phương + Tìm hiểu, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm tăng năng suất cây trồng vật nuôi
+ Đẩy mạnh các ngành nghề phi nông nghiệp trong thời gian nông nhàn, tận dụng nguồn lao động tăng thu nhập cho gia đình
+ Liên kết các hộ có cùng nhu cầu cũng nhau chung vốn mua máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp
* Giải pháp cho nhóm hộ nghèo:
+ Mạnh dạn vay vốn đầu tư sản xuất, học hỏi, trao đổi kiến thức từ những hộ sản xuất có hiệu quả
70
+ Tận dụng nguồn lao động trong gia đình phát triển các ngành nghề thủ công tăng thêm thu nhập chi phí cho sinh hoạt và đầu tư cho sản xuất nông nghiệp
+ Vay vốn của ngân hàng chính sách và các tổ chức địa phương với lãi suất ưu đãi cho hộ nghèo đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp
+ Sử dụng các giống cây mới có năng suất cao, chất lượng để nâng cao hiệu quả sản xuất
+ Tích cực tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật và áp dụng một cách có hiệu quả mang lại lợi nhuận cao trong sản xuất
Tóm lại, đối với nhóm hộ nghèo họ còn gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp chính quyền địa phương cần có các chính sách hỗ trợ để họ có thể phát triển sản xuất như: mở các lớp phổ biến, trang bị kiến thức, trao đổi kinh nghiệm sản xuất. Đẩy mạnh công tác khuyến nông trên địa bàn giúp đỡ người dân khi họ gặp khó khăn trong trồng trọt, chăn nuôi, tạo điều kiện thuận lợi cho họ vay vốn phát triển sản xuất.
Đối với những hộ có điều kiện về vốn mà mặt bằng thuận lợi cho phát triển kinh doanh các loại hình dịch vụ thì nên mạnh dạn đầu tư vốn, tìm hiểu trao đổi kinh nghiệm kinh doanh với các hộ phi nông nghiệp (hộ giàu) để tận dụng tối đa những lợi thế và tiềm lực của nông hộ phát triển kinh doanh các dịch vụ nông nghiệp và các mặt hàng phục vụ nhân dân trong khu vực. Để nâng cao thu nhập, các hộ nông dân cần tích cực tham gia các hoạt động ngành nghề phi nông nghiệp lúc nông nhàn.