Thực trạng phát triển kinh tế nông hộ tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ tại xã Hoàng Tung, huy ện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. (Trang 25)

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

1.2.2.Thực trạng phát triển kinh tế nông hộ tại Việt Nam

* Quá trình phát triển kinh tế hộở Việt Nam

- Thời kỳ Pháp thuộc: Ở thời kỳ này tuyệt đại bộ phận nông dân đi làm thuê cho địa chủ, một số bộ phận rất ít nông dân sản xuất hàng hóa nhỏ theo kiểu cổ truyền với kinh nghiệm và kỹ thuật thô sơ.

- Từ năm 1955 - 1959: Sau khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng. Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện chính sách cải cách ruộng đất với mục đích:

“Người cày có ruộng”. Chính nhờ cải cách ruộng đất cùng với công tác khuyến nông đã làm cho kinh tế hộ có điều kiện phát triển.

- Từ 1960 - 1980: Đây là giai đoạn chúng ta tiến hành cải cách ruộng đất, thực hiện tập thể hóa một cách ồ ạt, song đây cũng chính là lúc tập thể

16

bộc lộ rõ tính yếu kém của mình, thời kỳ này kinh tế hộ không được coi trọng. Đây là thời kỳ xuống dốc của nền nông nghiệp nước ta.

- Từ 1981 - 1987: Chỉ thị 100-CT/TW được Ban bí thư trung ương Đảng ban hành, quyết định thực hiện chế độ khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm người và người lao động, đời sống nông dân phần nào được cải thiện, tích lũy cho hợp tác xã. Đây có thể nói là bước khởi đầu cho sự đổi mới.

- Từ 1988 đến nay: Ngày 5/5/1988 Bộ Chính trị và Ban Chấp hành trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết 10 về “Đổi mới quản lý kinh tế trong nông nghiệp và nông thôn”. Thừa nhận kinh tế hộ là đơn vị kinh tế cơ bản trong sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Hộ nông dân được giao quyền sử dụng đất lâu dài, hỗ trợ thành đơn vị kinh tế độc lập. Hàng loạt những chính sách đổi mới đó đã tạo được động lực thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển. Đưa nước ta trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới. [8]

* Quá trình phát triển kinh tế hộở Cao Bẳng

Cao Bằng có gần 95.000 ha (chiếm 14,12% đất tự nhiên toàn tỉnh) đất dành cho sản xuất nông nghiệp, trên 534.000 ha (trên 80% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh) đất lâm nghiệp có rừng và trên 400 ha đất nuôi trồng thủy sản (2009).

Trong năm năm trở lại đây, tỷ trọng ngành nông nghiệp trong tổng GPD có xu hướng giảm dần, song vẫn có đóng góp tương đối lớn trong GDP toàn tỉnh. Tính tới năm 2010, ngành đã đóng góp 35,37% trong tổng số GDP của tỉnh Cao Bằng.

Là một tỉnh miền núi biên giới, chịu nhiều ảnh hưởng của điều kiện thời tiết khắc nghiệt song ngành nông nghiệp của Cao Bằng vẫn khá phát triển. Giá trị sản xuất của ngành liên tục tăng qua các năm. Năm 2003, giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh chỉ đạt xấp xỉ 689 tỷ đồng, đến năm 2009, con

17

số này tăng lên 734 tỷ đồng (giá so sánh 1994). Cơ cấu ngành nông nghiệp chia thành 3 ngành chính là trồng trọt (chiếm trên 65% trong tổng giá trị ngành nông nghiệp), chăn nuôi (chiếm trên 30%) và dịch vụ (dưới 5%) [10].

Để phát triển và có được những thành tựu đó thì một loại hình kinh tế được sản xuất phổ biến đó là kinh tế hộ gia đình, do có điều kiện địa hình không thuận, các nguồn đầu tư còn hạn hẹp nên các trang trại chưa được hình thành nhiều vì vậy kinh tế hộ nông dân vẫn là loại hình sản xuất chủ yếu của người dân trên địa bàn tỉnh. Nó đã góp phần vào nâng cao đời sống của người dân, đóng góp vào GDP của tỉnh và của cả nước.

Cây trồng chủ yếu của tỉnh gồm các cây lương thực (lúa, ngô, khoai, sắn); cây công nghiệp ngắn ngày (đỗ tương, lạc, mía, thuốc lá); cây ăn quả (lê, mận, cam, hạt dẻ); cây rau, đậu và gia vị; và cây công nghiệp (chè đắng).

Ngành chăn nuôi của Cao Bằng tập trung vào các loại gia súc lớn như trâu, bò, ngựa; gia súc nhỏ như lợn, dê, và các loại gia cầm. Cao Bằng có 2 giống bò địa phương là bò Cỏ và bò U H’Mông, trong đó bò U H’Mông có trọng lượng lớn, chất lượng tốt [10].

18

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ tại xã Hoàng Tung, huy ện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. (Trang 25)