Phương pháp thu thập dữ liệu

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ tại xã Hoàng Tung, huy ện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. (Trang 29)

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

2.4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

2.4.1.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp

- Thu thập thông tin: Các khái niệm, các quan điểm, các chỉ tiêu từ các công trình khoa học, các báo cáo tổng kết, các bài viết có liên quan đến kinh tế nông hộ.

- Thu thập dữ liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hôi, cơ sở hạ tầng, chính sách xã hội tại chính quyền và các tổ chức có liên quan, ban thống kê của UBND xã Hoàng Tung, ban chính sách xã hội xã Hoàng Tung, cán bộ xã phụ trách các mảng nông nghiệp, thu thập từ các báo cáo, tạp chí, tổng hợp từ Internet.

2.4.1.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp * Quan sát * Quan sát

+ Để thấy rõ các điều kiện về cuộc sống của các hộ như: Nhà cửa, trang thiết bị phục vụ cuộc sống.

+ Quan sát các mô hình sản xuất của hộ như: Mô hình vườn – ao – chuồng, mô hình trồng lúa, mô hình dịch vụ.

20

* Phỏng vấn

+ Các cán bộ địa phương về thực tế phát triển kinh tế của địa phương, về thực trạng phát triển kinh tế hộ: Thực trạng, tồn tại và các định hướng giải quyết

+ Phỏng vấn những người có kinh nghiệm sản xuất về các lĩnh vực đặc thù của địa phương.

+ Một số hộ phi nông nghiệp điển hình về tình hình sản xuất kinh doanh

* Phỏng vấn bằng bảng hỏi

+ Cán bộ xã về tình hình chung và các điều kiện cơ sở hạ tầng + Phỏng vấn điều tra các nông hộ và trên địa bàn xã Hoàng Tung

* Phỏng vấn sâu: Các hộ sản xuất điển hình nhằm mục đích làm rõ hơn các điều kiện cần có trong sản xuất, những khó khăn, cách khác phục và định hướng giải pháp cho phát triển kinh tế hộ điển hình.

2.4.2. Phương pháp điu tra chn mu

Điều tra chọn mẫu là không tiến hành điều tra hết toàn bộ các đơn vị của tổng thể, mà chỉ điều tra trên một số đơn vị nhằm để tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí. Từ những đặc điểm và tính chất của mẫu ta có thể suy ra được đặc điểm và tính chất của cả tổng thể đó. Vấn đề quan trọng nhất là đảm bảo cho tổng thể mẫu phải có khả năng đại diện được cho tổng thể chung.

Do hạn chế về thời gian, nguồn nhân lực nghiên cứu nên tôi chọn điểm nghiên cứu là 3 thôn đại diện cho toàn xã: Bến Đò, Khau Luông và Hào Lịch là ba xóm mang những nét đặc trưng đại diện được chọn để tiến hành điều tra. + Thôn Bến Đò: Là thôn có vị trí địa lý thuận lợi, kinh tế tương đối phát triển ( trụ sở ủy ban nhân dân xã và các cơ sở hạ tầng như trường học, y tế đều nằm trên địa bàn thôn) phù hợp phát triển các hoạt động dịch vụ. Kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, và dịch vụ.

+ Thôn Khau luông là thôn sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, tuy nhiên về kinh tế thôn còn kém phát triển, điều kiện về đất đai còn gặp nhiều khó

21

khăn (diện tích đất manh mún, nhỏ lẻ, người dân chưa có kinh nghiệm sản xuất, là thôn có nhiều hộ nghèo.

+Thôn Hào Lịch: Là thôn có số hộ đông nhất xã, diện tích đất đai khá rộng lớn, bao gồm cả đất trồng lúa, nương rẫy và đất lâm nghiệp. Kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi.

Với mục tiêu nghiên cứu đề tài lựa chọn 60 hộ trong 3 thôn điển hình trên để tiến hành điều tra khảo sát, đối tượng điều tra là các hộ phân theo ba nhóm hộ khá- trung bình, cận nghèo và nghèo dựa trên tiêu trí phân loại hộ do căn cứ vào chuẩn hộ nghèo và cận nghèo do nhà nước quy định. Do toàn xã chỉ có 17 hộ nghèo và đều tập trung ở 3 thôn điều tra cho nên tôi điều tra toàn bộ 17 hộ nghèo để có thể làm rõ được tình hình kinh tế của nhóm hộ nghèo so với các nhóm hộ cận nghèo và khá- trung bình. Còn nhóm khá- trung bình và cận nghèo vẫn tiến hành điều tra trên 3 thôn. Kết quả điều tra của mẫu này có thể suy ra cho tổng thể chung về hộ.

Bảng 2.1. Số lượng lựa chọn mẫu phân theo 3 nhóm hộ

Thôn Khá – TB Cận nghèo Nghèo

Bến Đò 5 10 5 Khau Luông 4 10 6 Hào Lịch 4 10 6 Tổng 60 hộ 13 30 17

(Nguồn: UBND xã Hoàng Tung, tổng hợp số liệu)

2.4.3. Phương pháp x lý thông tin s liu

Phương pháp thống kê: Sử dụng bảng tính Excel,Word để thu thập thông tin, tổng hợp số liệu, phân tích tài liệu theo mục đích nghiên cứu.

2.4.4. Phương pháp phân tích s liu

22

- Phương pháp thống kê mô tả

- Phân tích biến động của hiện tượng: Sử dụng dãy số biến động theo thời gian.

- Phân tích mức độ biến động: Sử dụng số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân.

2.4.5. Các ch tiêu s dng trong phân tích kinh tế h

2.3.5.1. Các chỉ tiêu phản ánh đời sống thu chi của hộ

- Tổng thu nhập của hộ - Cơ cấu các khoản thu - Thu nhập tính trên khẩu - Tổng chi của hộ

- Cơ cấu các khoản chi

2.3.5.2. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất và các công thức tính

Số liệu điều tra bằng bảng hỏi được xử lý dựa trên cơ sở thống kê toán học thông qua phần mền máy tính Excel.

Trong quá trình xử lý số liệu để đánh giá tình hình phát triển của kinh tế hộ tôi có sử dụng một số chỉ tiêu sau:

Tổng giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị các sản phẩm và dịch vụ do các hộ đạt được trong một thời gian nhất định (thường là 1 năm) [5]

Đối với hộ GO gồm:

+ Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp +Giá trị sản xuất ngành nghề

+ Giá trị sản xuất buôn bán dịch vụ GO = ∑Qi.Pi

Trong đó: Qi: Khối lượng sản phẩm thứ i Pi: Giá bán sản phẩm thứ i

23

Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm trong một thời kỳ sản xuất. Với hệ thống trồng trọt IC bao gồm chi phí về giống, phân bón, thuốc trừ sâu, dụng cụ lao động, tiền điện,...Với hệ thống chăn nuôi IC bao gồm chi phí về giống, thức ăn, dịch vụ thú y,… Có thể nói IC là toàn bộ chi phí của quá trình sản xuất. Tăng giảm IC có liên quan trực tiếp đến phát triển kinh tế của hộ [5].

IC = ∑Ci

Giá trị gia tăng (VA): Là chỉ số phản ánh kết quả cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh [5].

VA = GO - IC.

Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần thu nhập thuần túy của nông hộ sản xuất, bao gồm cả công lao động và lợi nhuận trong một thời kỳ sản xuất [5].

MI = VA - A - T

Trong đó: A: Khấu hao tài sản cố định T: Các khoản thuế phải nộp

24

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại địa bàn xã Hoàng Tung

3.1.1. Điu kin t nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình

Hoàng Tung là một xã thuần nông nằm ở phía Tây Nam của huyện Hòa An, có quốc lộ 34 chạy qua và con sông Bằng Giang bao một phần phía đông của xã, cách trung tâm thành phố Cao Bằng 10km với vị trí địa lí như sau:

+ Phía Bắc tiếp giáp với xã Hồng Việt và xã Bế Triều + Phía Nam tiếp giáp với xã Bình Dương

+ Phía Tây tiếp giáp với xã Hưng Đạo (Thành phố Cao Bằng)

+ Phía Đông tiếp giáp với xã Minh Tâm, Lang Môn (huyện Nguyên Bình) Về địa hình, Hoàng Tung là xã có địa hình dạng bán sơn địa thung lũng bằng phẳng, đồi đất, xen kẽ giữa đồi là các thung lũng nhỏ hẹp nên có độ dốc cao, thấp biến đổi đa dạng, mang đặc thù của xã miền núi. Dạng địa hình núi đất cao tập trung ở phía Tây và Tây Nam của xã. Dạng địa hình thung lũng chạy dọc theo sông Bằng Giang đất đai màu mỡ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp đặc biệt là cây lúa.

3.1.1.2. Khí hậu – thủy văn * Khí hậu * Khí hậu

Hoàng Tung nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng của khí hậu miền bắc có mùa đông lạnh, ít mưa, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều có gió Đông Nam thổi mạng từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm với tốc độ trung bình 20m/s.

Xã Hoàng Tung có nền nhiệt cao, nhiệt độ trung bình trong năm là 22- 23oC, nhiệt độ cao nhất tháng 6 là 39,9oC, nhiệt độ thấp nhất tháng 12 là

25

8,2oC. Lượng mưa bình quân khá lớn 1400mm/năm và tập trung chủ yếu từ tháng 6 đến tháng 9, chiếm tới 70 -80% lượng mưa cả năm độ ẩm không khí trung bình 83 – 85%. Mưa tập trung theo mùa và phân bố không đồng đều vào các tháng trong năm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sản xuất của nhân dân.

* Thủy văn

Xã có nhánh sông Bằng Giang chảy qua, có chiều dài khoảng 5km theo hướng Bắc – Nam, ngoài ra hệ thống các khe suối nhỏ trên địa bàn xã như suối Mủa, suối Vẹ...một số ao hồ cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất tương đối thuận lợi.

3.1.1.3. Các nguồn tài nguyên * Tài nguyên đất * Tài nguyên đất

Tổng diện tích đất toàn xã là 2.490,43 ha trong đó đất nông nghiệp là 2.326,51ha (chiếm 93,42%), đất phi nông nghiệp là 156,43ha (chiếm 6,28%) và đất chưa sử dụng 7,49ha ( chiếm 0,3%).

Đất đai của xã Hoàng Tung chủ yếu là đất thịt (chiếm 80%) tập trung chủ yếu tại khu vực dọc hai bên sông Bằng Giang. Đây là loại đất thích hợp cho việc phát triển các loại cây trồng có năng suất và giá trị kinh tế như lứa, ngô, thuốc lá…

26

Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã Hoàng Tung qua 3 năm (2011 - 2013)

Chỉ tiêu m 2011 m 2012 m 2013 2012/2011 2013/2012 Diện tích (ha) CC (%) Diện tích (ha) CC (%) Diện tích (ha) CC (%) +- % +- % Tổng diện tích đất tự nhiên 2490,43 100,00 2490,43 100,00 2490,43 100,00 - - - - I. Tng din tích đất nông nghip 2329,84 93,55 2328,43 93,49 2326,51 93,42 -1,41 -0,06 -1,92 -0,07 1. Đất sản xuất nông nghiệp 477,4 20,49 474,58 20,38 470,74 20,23 -2,82 -0,53 -3,84 -0,73 Đất Trồng cây hàng năm 284 59.48 284 59,84 284 60,33 0 0,6 0 0,8 Đất trồng cây lâu năm 193,4 40,52 190,58 40,16 186,74 39,67 -2,82 -0,88 -3,84 -1,22 2. Đất Lâm nghiệp 1852,44 79,51 1853,85 79,62 1855,77 79,77 1,41 0,14 1,92 0,19

II. Đất phi nông nghip 153.1 6,15 154,51 6,21 156,43 6,28 1,41 0,97 1,92 1,12 III. Đất chưa s dng 7,49 0,3 7,49 0,3 7.49 0,3 - - - -

27

Qua bảng 3.1 ta thấy

Từ 2011 đến 2013 tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 2490,43 ha và không có sự biến động. Tuy nhiên, trong 3 năm đó diện tích các loại đất của xã thì luôn có sự thay đổi, cụ thể như sau:

Diện tích đất nông nghiệp giảm dần qua 3 năm cụ thể năm từ năm 2011 đến năm 2013 đât nông nghiệp giảm 3,33 ha thay vào đó là diện tích đất phi nông nghiệp tăng dần qua 3 năm.

Đất nông nghiệp của xã bao gồm đất sản xuất nông nghiệp và đất trồng cây lâm nghiệp, do đặc trưng là một xã miền núi phía bắc do vậy mà diện tích đất lâm nghiệp của xã chiếm gần 80% điện tích đất nông nghiệp. Theo số liệu thống kê bảng 3.1 diện tích đất lâm nghiệp tăng dần và tăng mạnh hơn trong giai đoạn 2012-2013(1.92ha).

Diện tích đất chưa sử dụng không có sự thay đổi và hầu hết diện tích đất chưa sử dụng là loại đất không thể sử đụng được để canh tác chiếm 0,3% cơ cấu đất đai của xã Hoàng Tung

Nhìn chung sự thay đổi về diện tích đất trên địa bàn xã trong giai đoạn 2011-2013 chưa thực sự rõ rệt, chưa tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế trên địa bàn.

* Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt trên địa bàn xã rất đa dạng và có trữ lượng lớn, nguồn nước chủ yếu được cung cấp từ sông Bằng Giang, hệ thống khe suối nhỏ và các ao hồ trong khu dân cư. Tổng diện tích mặt nước của toàn xã là 68,76 ha và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đời sống người dân trên địa bàn.

* Tài nguyên nhân văn

Hiện nay trên địa bàn xã Hoàng Tung có 14 xóm, tổng số hộ năm 2013 là 826 hộ dân với 3347 nhân khẩu,trong đó có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống như Tày, Nùng, Dao, Mông…Với đặc thù là một xã đang trong tiến

28

trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn và chương trình Nông thôn mới của Nhà nước. Đã tạo cho người dân trong xã cơ hội nâng cao kỹ năng trong lao động sản xuất, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật một cách năng động và thích ứng tốt với nền kinh tế thị trường. Bên cạnh đó nhân dân xã Hoàng Tung có truyền thống cần cù sáng tạo, ý chí tự lực tự cường, biết khắc phục khó khăn, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm, áp dụng hiệu quả những thành tựu của khoa học kỹ thuật vào sản xuất tạo điều kiện để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn tới.

Để có những biện pháp tổ chức, sử dụng hợp lý nguồn lao động sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao thì việc xem xét và đánh giá tình hình dân số lao động là vô cùng quan trọng.

29

29

Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động của xã qua 3 năm (2011-2013)

Chỉ Tiêu ĐVT 2011 2012 2013 So sánh % Số Lượng CC (%) Số Lượng CC (%) Số Lượng CC (%) 2012/2 011 2013/2 012 Tốc độ BQ 1.Tổng số nhân khẩu Người 3.184 100 3.321 100 3.347 100 104,30 105,11 104,70

-Nhân khẩu nông nghiệp Người 2.932 92,08 3.045 91,69 2.996 89,51 103,85 100,78 102,31

-Nhân khẩu phi nông nghiệp Người 252 7,91 276 8,31 351 10,49 109,52 127,17 118,34

2.Tổng số hộ Hộ 805 100 815 100 826 100 101.24 101,35 101,29

-Hộ nông nghiệp Hộ 749 93,04 754 92,52 738 89,35 101,66 97,88 99,77

-Hộ phi nông nghiệp Hộ 56 6,96 61 7,48 88 10,65 108,92 144,26 126,59

3.Tổng số lao động Người 1871 100 1941 100 2141 100 103,74 110,30 107,02

-Lao động nông nghiệp Người 1675 89,52 1722 88,72 1820 85,01 102,80 105,69 104,24

-Lao động phi nông nghiệp Người 196 10,48 219 11,28 321 14.99 111,73 146,57 129,15

4.Một số chỉ tiêu

-Số nhân khẩu BQ/hộ Người/hộ 3,95 4,07 4,05

-Bình quân khẩu NN/hộ NN Người/hộ 3,92 4,03 4,06

-Số lđ bq/hộ LĐ/hộ 2,32 2,38 2,59

30

Qua bảng cho thấy số nhân khẩu của xã tăng qua các năm, từ năm

2011 là 3184 nhân khẩu đến năm 2013 là 3347 nhân khẩu trong đó số nhân

khẩu nông nghiệp chiếm khoảng 92,08 % (năm 2013), số nhân khẩu phi nông nghiệp chiếm khoảng 7,92%.

Tổng số lao động năm 2013 của xã Hoàng Tung là 2141 lao động. Đa phần số lao động tại xã đều hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong 3 năm, từ năm 2011 - 2013 số lao động nông nghiệp vẫn tăng qua các năm.

Khoảng 30% lao động nông nghiệp trên địa bàn xã thiếu việc làm trong lúc nông nhàn và đi làm thuê tại các thành phố lớn. Chủ yếu là những lao động trẻ và có sức khỏe tốt. Việc làm chỉ mang tính chất thời vụ nên thu nhập thấp và không ổn định

3.1.2. Điu kin v cơ s h tng

3.1.2.1. Về giao thông

Trên địa bàn xã Hoàng Tung tổng số 86km đường giao thông nông thôn các loại bao gồm:

- Xã có quốc lộ 34 chạy qua rải nhựa với chiều dài 4,5km, chiều rộng 9m, mặt đường rải nhựa 6,5m.

- Trục đường liên xã dài 12,8 km trong đó 8,1km đã rải nhựa chiếm 48,21% còn 4,7km mới rải cấp phối chưa được đổ nhựa, bê tong.

- Đường ngõ xóm dài 1060,62km trong đó 4,25km đã được bê tông hóa còn lại vẫn là đường đất lầy lội đi lại khó khăn.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ tại xã Hoàng Tung, huy ện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)