Cơ cấu kinh tế của xã qua 3 năm 2011-2013

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ tại xã Hoàng Tung, huy ện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. (Trang 44)

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

3.1.4.1.Cơ cấu kinh tế của xã qua 3 năm 2011-2013

Với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và truyền thống lao động cần cù sáng tạo của nhân dân. Trong những năm gần đây kinh tế của xã đã có những thay đổi đáng kể. Ba ngành cơ bản của xã là ngành nông nghiệp, ngành CN – TTCN – XD, thương mại và dịch vụ. Thực hiện đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã Hoàng Tung phát triển cả ba ngành sản xuất trong đó ngành giữ vai trò quan trọng nhất là ngành nông nghiệp. Năm 2013 tổng giá trị sản xuất của xã đạt 86,332 tỷ đồng trong đó sản nông nghiệp ( nông –lâm- thủy sản) là 67,954 tỷ đồng chiếm 78,71%, CN- TTCN- DV là 4,110 tỷ đồng chiếm 4,76% còn lại dịch vụ thương mại là 14,268 tỷ đồng chiếm 16,53%.

Trong mấy năm trở lại đây do chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp tăng tỉ trọng ngành CN- XD và dịch vụ thương mại do đó giá trị sản xuất của các nhóm ngành có thay đổi theo đúng chủ trương của xã do đó giá trị sản xuất ngành nông nhiệp giảm dần. Năm 2011 giá trị sản xuất ngành nông nghiệp là 70,339 tỷ đồng chiếm 83,99% tổng giá trị sản xuất tuy nhiên tỉ lệ này giảm dần cho đến năm 2013 thay vào đó là tỉ trọng ngành CN –TTCN- XD và dịch vụ thương mại tăng dần và được thể hiện dưới bảng 3.3.

35

35

Bảng 3.3: Giá trị sản xuất kinh doanh của xã Hoàng Tung qua 3 năm ( 2011 – 2013)

Đvt: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh(%)

Giá trị CC (%) Giá trị CC (%) Giá trị CC (%) 2012/2011 2013/2012 I. Tổng giá trị sản xuất 83,759 100 85,963 100 86,332 100 102,6 100,4 1. Nông nghiệp 70,339 83,99 69,635 81,01 67,954 78,71 98,9 97,58 2. CN – TTCN – XD 2,298 2,74 3,016 3,51 4,110 4,76 131,2 136,3 3. Thương mại – dịch vụ 11.122 13,27 13.312 15,48 14,286 16,53 119,7 107,3 II. Một số chỉ tiêu GO/hộ 106,8 115,7 116,6 93,83 92,56 GO/khẩu 2,53 2,54 2,49 100,04 93,76

36

Qua đây ta có thể thấy, giá trị sản xuất kinh doanh của xã trong 3 năm 2011 đến 2013 như sau: Ngành trồng trọt vẫn giữ vai trò quan trọng trong tổng giá trị sản xuất của xã, vì vậy cần đầu tư quan tâm hơn nữa để thúc đẩy giá trị sản xuất của ngành trong những năm tiếp theo đạt giá trị cao hơn. Cơ cấu kinh tế trong những năm gần đây là tăng dần tỷ trọng ngành CN – TTCN – XD và ngành thương mại – dịch vụ.

3.1.4.2. Thực trạng sản xuất nông nghiệp của xã Hoàng Tung

Năm 2013, việc sản xuất kinh doanh của xã Hoàng Tung gặp nhiều khó khăn về điều kiện thời tiết và dịch bệnh làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất nông nghiệp, giá vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp, giá các mặt hàng tiêu dùng tăng cao, giá nông sản và thực phẩm xuống thấp làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân.

Tuy gặp nhiều khó khăn như vậy nhưng nền kinh tế xã Hoàng Tung cũng đạt được nhiều thành tựu. Theo báo cáo tổng hết của UBND xã năm 2013 cho biết:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã đạt 12,3% .

- Về cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành CN- TTCN và xây dựng. Theo đó năm 2013 tỉ trọng ngành nông nghiệp chiếm 78,41%, CN – TTCN – XD chiếm 4,76%, thương mại và dịch vụ chiếm 16,53%.

- Năm 2013, trên địa bàn xã vẫn còn 17 hộ nghèo. Trong số hộ nghèo trên địa bàn 100% là sản xuất nông nghiệp, trong đó 70,59% là do không có sức lao động, còn lại là do các nguyên nhân khác…

* Trồng trọt

+ Diện tích gieo trồng cây lương thực trên địa bàn xã chủ yếu là lúa và ngô với tổng diện tích gieo trồng là 284 ha sản lượng đạt 2201,4.

37

+ Diện tích các loại cây công nghiệp ngắn ngày chủ yếu là lạc, đỗ tương rau màu với tổng diện tích 10ha sản lượng đạt 48,9 tấn.

Hiệu quả sử dụng đất canh tác của người nông dân chưa cao, hộ chủ yếu độc canh 2 vụ lúa/ năm, nhiều hộ vốn đầu tư cho trồng trọt chưa cao, rủi ro về thời tiết làm giảm năng suất lúa, người nông dân chưa mạnh dạn đầu tư máy móc cho sản xuất mà chủ yếu đi thuê nên chi phí đầu vào rất cao, địa hình đồi núi do vậy gặp nhiều khó khăn trong quá trình canh tác.

* Chăn nuôi

Ngành chăn nuôi trên địa bàn tương đối phát triển, hình thức chăn nuôi chủ yêu là chăn nuôi tận dụng, quy mô nhỏ ngay tại hộ gia đình, chưa xuất hiện hình thức chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn, có một số hộ chăn nuôi gia trại.

Năm 2013, đàn trâu bò là 497 con, đạt sản lượng 74,55 tấn hơi, tổng đàn gia cầm là 4826con đạt sản lượng 43,60 tấn hơi.

Chi phí giống và thức ăn lớn, chăn nuôi cần vốn rất lớn, dịch bệnh làm giảm năng suất đầu ra tuy nhiên xã có nhiều diện tích đất dành cho chăn nuôi gia súc, gia cầm và diện tích mặt nước dành cho chăn nuôi thủy cầm và thủy sản, người dân có kinh nghiệm chăn nuôi do đó tiềm năng phát triển chăn nuôi trên địa bàn tương đối cao.

* Sản xuất CN – TTCN – XD

Ngành nghề CN- TTCN- XD trên địa bàn chủ yếu là nấu rượu và xây dựng. Năm 2013 nấu rượu đạt 30000 lít. Ước tính giá trị ngành CN- TTCN- XD đạt 900 triệu đồng.

Nhân dân cần cù lao động trong những năn tới cần phát triển mạnh hơn các ngành nghề đến toàn bộ 14 xóm để giải quyết việc làm tăng thu nhập cho người dân trong lúc nông nhàn. Có chính sách thu hút các công ty, doanh

38

nghiệp về đóng trên địa bàn xã nhằm tạo cơ hội giải quyết việc làm và tăng giá trị sản xuất ngành công nghiệp của xã (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Thương mại dịch vụ

Ba năm trở lại đây thương mại dịch vụ ngày càng phát triển, đáp ứng nhu cầu về vật tư, hàng hóa phục vụ sản xuất, xây dựng và tiêu dùng của người dân, góp phần tăng thu nhập cho người dân và từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Năm 2013, toàn xã có 78 hộ làm kinh doanh, dịch vụ trong đó chủ yếu là bán hàng tạp hóa, bánh kẹo, vật tư nông nghiệp, còn lại một số mặt hàng kinh doanh TĂCN, thực phẩm và các dịch vụ sửa chữa. Bên cạnh đó nhu cầu của nhân dân ngày càng cao về các loại dịch vụ, đa dạng các mặt hàng kinh doanh. Cần tận dụng tối đa các nguồn lực của địa phương, của hộ: mặt bằng, vốn, trình độ hiểu biết để nắm bắt kịp thời các nhu cầu trong nhân dân, do đó người dân nên mạnh dạn đầu tư phát triển kinh doanh các loại hình dịch vụ.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ tại xã Hoàng Tung, huy ện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. (Trang 44)