Các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ tại xã Hoàng Tung, huy ện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. (Trang 35)

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

3.1.1.3. Các nguồn tài nguyên

* Tài nguyên đất

Tổng diện tích đất toàn xã là 2.490,43 ha trong đó đất nông nghiệp là 2.326,51ha (chiếm 93,42%), đất phi nông nghiệp là 156,43ha (chiếm 6,28%) và đất chưa sử dụng 7,49ha ( chiếm 0,3%).

Đất đai của xã Hoàng Tung chủ yếu là đất thịt (chiếm 80%) tập trung chủ yếu tại khu vực dọc hai bên sông Bằng Giang. Đây là loại đất thích hợp cho việc phát triển các loại cây trồng có năng suất và giá trị kinh tế như lứa, ngô, thuốc lá…

26

Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã Hoàng Tung qua 3 năm (2011 - 2013)

Chỉ tiêu m 2011 m 2012 m 2013 2012/2011 2013/2012 Diện tích (ha) CC (%) Diện tích (ha) CC (%) Diện tích (ha) CC (%) +- % +- % Tổng diện tích đất tự nhiên 2490,43 100,00 2490,43 100,00 2490,43 100,00 - - - - I. Tng din tích đất nông nghip 2329,84 93,55 2328,43 93,49 2326,51 93,42 -1,41 -0,06 -1,92 -0,07 1. Đất sản xuất nông nghiệp 477,4 20,49 474,58 20,38 470,74 20,23 -2,82 -0,53 -3,84 -0,73 Đất Trồng cây hàng năm 284 59.48 284 59,84 284 60,33 0 0,6 0 0,8 Đất trồng cây lâu năm 193,4 40,52 190,58 40,16 186,74 39,67 -2,82 -0,88 -3,84 -1,22 2. Đất Lâm nghiệp 1852,44 79,51 1853,85 79,62 1855,77 79,77 1,41 0,14 1,92 0,19

II. Đất phi nông nghip 153.1 6,15 154,51 6,21 156,43 6,28 1,41 0,97 1,92 1,12 III. Đất chưa s dng 7,49 0,3 7,49 0,3 7.49 0,3 - - - -

27

Qua bảng 3.1 ta thấy

Từ 2011 đến 2013 tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 2490,43 ha và không có sự biến động. Tuy nhiên, trong 3 năm đó diện tích các loại đất của xã thì luôn có sự thay đổi, cụ thể như sau:

Diện tích đất nông nghiệp giảm dần qua 3 năm cụ thể năm từ năm 2011 đến năm 2013 đât nông nghiệp giảm 3,33 ha thay vào đó là diện tích đất phi nông nghiệp tăng dần qua 3 năm.

Đất nông nghiệp của xã bao gồm đất sản xuất nông nghiệp và đất trồng cây lâm nghiệp, do đặc trưng là một xã miền núi phía bắc do vậy mà diện tích đất lâm nghiệp của xã chiếm gần 80% điện tích đất nông nghiệp. Theo số liệu thống kê bảng 3.1 diện tích đất lâm nghiệp tăng dần và tăng mạnh hơn trong giai đoạn 2012-2013(1.92ha).

Diện tích đất chưa sử dụng không có sự thay đổi và hầu hết diện tích đất chưa sử dụng là loại đất không thể sử đụng được để canh tác chiếm 0,3% cơ cấu đất đai của xã Hoàng Tung

Nhìn chung sự thay đổi về diện tích đất trên địa bàn xã trong giai đoạn 2011-2013 chưa thực sự rõ rệt, chưa tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế trên địa bàn.

* Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt trên địa bàn xã rất đa dạng và có trữ lượng lớn, nguồn nước chủ yếu được cung cấp từ sông Bằng Giang, hệ thống khe suối nhỏ và các ao hồ trong khu dân cư. Tổng diện tích mặt nước của toàn xã là 68,76 ha và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đời sống người dân trên địa bàn.

* Tài nguyên nhân văn

Hiện nay trên địa bàn xã Hoàng Tung có 14 xóm, tổng số hộ năm 2013 là 826 hộ dân với 3347 nhân khẩu,trong đó có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống như Tày, Nùng, Dao, Mông…Với đặc thù là một xã đang trong tiến

28

trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn và chương trình Nông thôn mới của Nhà nước. Đã tạo cho người dân trong xã cơ hội nâng cao kỹ năng trong lao động sản xuất, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật một cách năng động và thích ứng tốt với nền kinh tế thị trường. Bên cạnh đó nhân dân xã Hoàng Tung có truyền thống cần cù sáng tạo, ý chí tự lực tự cường, biết khắc phục khó khăn, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm, áp dụng hiệu quả những thành tựu của khoa học kỹ thuật vào sản xuất tạo điều kiện để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn tới.

Để có những biện pháp tổ chức, sử dụng hợp lý nguồn lao động sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao thì việc xem xét và đánh giá tình hình dân số lao động là vô cùng quan trọng.

29

29

Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động của xã qua 3 năm (2011-2013)

Chỉ Tiêu ĐVT 2011 2012 2013 So sánh % Số Lượng CC (%) Số Lượng CC (%) Số Lượng CC (%) 2012/2 011 2013/2 012 Tốc độ BQ 1.Tổng số nhân khẩu Người 3.184 100 3.321 100 3.347 100 104,30 105,11 104,70

-Nhân khẩu nông nghiệp Người 2.932 92,08 3.045 91,69 2.996 89,51 103,85 100,78 102,31

-Nhân khẩu phi nông nghiệp Người 252 7,91 276 8,31 351 10,49 109,52 127,17 118,34

2.Tổng số hộ Hộ 805 100 815 100 826 100 101.24 101,35 101,29

-Hộ nông nghiệp Hộ 749 93,04 754 92,52 738 89,35 101,66 97,88 99,77

-Hộ phi nông nghiệp Hộ 56 6,96 61 7,48 88 10,65 108,92 144,26 126,59

3.Tổng số lao động Người 1871 100 1941 100 2141 100 103,74 110,30 107,02

-Lao động nông nghiệp Người 1675 89,52 1722 88,72 1820 85,01 102,80 105,69 104,24

-Lao động phi nông nghiệp Người 196 10,48 219 11,28 321 14.99 111,73 146,57 129,15

4.Một số chỉ tiêu

-Số nhân khẩu BQ/hộ Người/hộ 3,95 4,07 4,05

-Bình quân khẩu NN/hộ NN Người/hộ 3,92 4,03 4,06

-Số lđ bq/hộ LĐ/hộ 2,32 2,38 2,59

30

Qua bảng cho thấy số nhân khẩu của xã tăng qua các năm, từ năm

2011 là 3184 nhân khẩu đến năm 2013 là 3347 nhân khẩu trong đó số nhân

khẩu nông nghiệp chiếm khoảng 92,08 % (năm 2013), số nhân khẩu phi nông nghiệp chiếm khoảng 7,92%.

Tổng số lao động năm 2013 của xã Hoàng Tung là 2141 lao động. Đa phần số lao động tại xã đều hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong 3 năm, từ năm 2011 - 2013 số lao động nông nghiệp vẫn tăng qua các năm.

Khoảng 30% lao động nông nghiệp trên địa bàn xã thiếu việc làm trong lúc nông nhàn và đi làm thuê tại các thành phố lớn. Chủ yếu là những lao động trẻ và có sức khỏe tốt. Việc làm chỉ mang tính chất thời vụ nên thu nhập thấp và không ổn định

3.1.2. Điu kin v cơ s h tng

3.1.2.1. Về giao thông

Trên địa bàn xã Hoàng Tung tổng số 86km đường giao thông nông thôn các loại bao gồm:

- Xã có quốc lộ 34 chạy qua rải nhựa với chiều dài 4,5km, chiều rộng 9m, mặt đường rải nhựa 6,5m.

- Trục đường liên xã dài 12,8 km trong đó 8,1km đã rải nhựa chiếm 48,21% còn 4,7km mới rải cấp phối chưa được đổ nhựa, bê tong.

- Đường ngõ xóm dài 1060,62km trong đó 4,25km đã được bê tông hóa còn lại vẫn là đường đất lầy lội đi lại khó khăn.

- Hệ thống đường trục chính nội đồng dài 10,92km trong đó 100% vẫn là đường đất.

Hệ thống cầu trên địa bàn xã bao gồm 24 cái trong đó có 1 cầu cứng và 9 cầu treo chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân, mặt khác hiện đang có một số cây cầu đã bị xuống cấp gây nguy hiểm cho người dân địa phương.

31

3.1.2.2. Hệ thống thủy lợi * Kênh mương * Kênh mương

Hiện trên địa bàn xã có 44,1km kênh mương cấp 3 do xã quản lí trong đó 19,6km đã được kiên cố hóa chiếm 44,44%, bên cạnh đó hệ thông kênh mương cấp 1,2 đã được kiên cố hóa 1262,22km.

Với hệ thống thủy lợi hiện có đáp ứng được khoảng 75% lượng nước tưới cho sản xuất nông nghiệp.

Hệ thống tiêu nước cho đồng ruộng chủ yếu là tự chảy theo dòng chảy địa hình dồn về sông Bằng Giang.

* Trạm bơm

Xã có 2 công trình thủy lợi đầu mối là Hồ Khuổi Áng và trạm bơm Nà Lữ đã được xây dựng kiên cố đảm ảo chủ động cấp nước tưới cho toàn bộ xã với diện tích tưới 220ha.

* Các công trình thủy lợi

Xã có một số phai, đạp nhỏ như đập dâng Cốc Sinh, Phai Mu, Phai Thin, Khuổi Diễn,…cần pải nâng cấp tu sửa và xây dựng mới nhằm đảm bảo cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp trân địa bàn.

3.1.2.3. Hệ thống điện, nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất

- Tỷ lệ hộ sử dụng điện là 99,27%

- Toàn xã có 6 trạm biến áp với tổng công suất là 600KVA

- Đường dây hạ thế 35km đã đạt chuẩn không cần nâng cấp, cải tạo. - Điện năng bình quân đầu người là 188KWh/người/năm

Nhìn chung hệ thống điện trên địa bàn xã đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện . Tuy nhiên cần đầu tư thêm các hệ thống đường dây cao thế và hạ thế nhằm đảm bảo 100% các hộ đều được dùng điện

3.1.2.4. Về giáo dục

Trên địa bàn xã có 1 trường THCS, 2 trường tiểu học và 3 trường mầm non, xã Hoàng Tung đã được công nhận đạt phổ cập trung học cơ sở. Trong

32

đó tổng số học sinh trường mầm non là 141 em tỷ lệ học sinh mầm non được huy động đến trường đạt 100%.

Giáo viên tiểu học 2 trường Hoàng Tung và Bản Tấn có 21 người 100% đạt chuẩn. Tổng số học sinh tiểu học là 179 em 100% đến trường đúng độ tuổi.

Giáo viên THCS có 14 người, số học sinh là 123 em, tốt nghiệp THCS 100% trong đó 90% tốt nghiệp được vào trường THPT và 10% học sinh tốt nghiệp đi học nghề.

3.1.2.5. Về y tế

- Công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được quan tâm chú trọng hơn trong những năm gần đây. Trạm y tế của xã đã được tăng cường đầu tư thiết bị, dụng cụ y tế, thuốc chữa bệnh cũng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.

- Trạm y tế xã Hoàng Tung có 1 bác sĩ, 1 dược sĩ, 1 điều dưỡng, 1 nữ hộ sinh và 1 y sĩ. Trong những năm gần đây, trạm y tế xã đã thực hiện tốt các chương trình quốc gia như: tiêm chủng cho trẻ em, phòng bướu cổ, đau mắt đỏ. Đến nay có 29% trẻ em trong độ tuổi được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo quy định tuy nhiên tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn cao chiếm 10,9%

3.1.2.6. Văn hóa – thông tin tuyên truyền và thể dục – thể thao

Ban văn hóa thông tin, đài truyền thanh xã đã bám sát các nhiệm vụ chính trị của địa phương, tổ chức các hoạt động tuyên truyền phục vụ công tác lãnh đạo chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, của dân tộc. Tham gia hội thi văn nghệ quần chúng năm 2013 do huyện tổ chức đạt giải Nhất toàn đoàn, tham gia đại hội thể dục thể thao cụm huyện Hòa An đạt giải Nhì toàn đoàn,… Phong trào xây dựng đời sống văn hóa, gia đình, làng xóm văn hóa được quan tâm chỉ đạo thực hiện với phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư đã đạt được nhiều thành tích đáng kể.

Phần lớn các xóm (đội) đều có nhà văn hóa phục vụ đời sống tinh thần của người dân và là nơi họp hành phổ biến các chủ chương, chính sách của

33

Đảng Nhà nước, là nơi gặp mặt trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất, và chỉ đạo cơ cấu mùa vụ, sản xuất cho bà con nông dân. Tuy một số xóm đội còn chưa có nhà văn hóa xong cũng đang trong tiến trình xây dựng và đảm bảo đi vào sử dụng trong năm tới.

3.1.2.7. Quốc phòng an ninh

Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được đảm bảo giữ vững, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc được để cao, lực lượng công an xã phát huy được vai trò làm nòng cốt. Thường xuyên làm tốt công tác nắm tình hình, quản lý địa bàn, quản lý đối tượng, đấu tranh ngăn chặt phòng ngừa tệ nạn xã hội và các loại tội phạm.

Ngoài ra còn có sự phối hợp giữa lực lượng dân quân tự vệ và lực lượng an ninh thực hiện tuần tra canh gác giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn xã, phát huy phong trào quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội.

3.1.3. Đánh giá chung vđiu kin t nhiên, kinh tế xã hi

3.1.3.1. Thuận lợi

- Trên địa bàn xã có đường quốc lộ 34 đi qua, nối liền trung tâm xã với thành phố Cao Bằng. Ngoài ra hệ thống đường liên huyện, liên xã chạy qua tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu hàng hóa và phát triển kinh tế xã hội.

- Điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp đa dạng về cây trồng vật nuôi, cây trồng cho năng suất chất lượng cao.

- Có quỹ đất dồi dào phù hợp cho phát triển trồng cây ngô, thuốc lá, rau màu có hiệu quả kinh tế cao.

- Nguồn tài nguyên rừng trên địa bàn xã cũng rất phong phú và đa dạng thuận lợi cho phát triển các hoạt động khai thác và chế biến lâm sản.

3.1.3.2. Khó khăn

- Đại bàn rộng các xóm cách xa trung tâm xã, cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn, hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn xã cơ bản chưa được cứng hóa khó khăn trong đi lại.

34

- Rác thải trong sinh hoạt chưa được phân loại mà mới chỉ được thu gom và xử lý đốt tập trung tại từng xóm (đội) nên vẫn làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái của địa phương.

- Dân cư trên địa bàn xã chưa được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn của Bộ y tế mà nguồn nước sinh hoạt chủ yếu của người dân địa phương là nước mưa và nước giếng nên vẫn làm ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

- Nguồn tài nguyên thiên nhiên chưa được quản lí và khai thác hợp lí - Trình độ dân trí của người dân trên địa bàn xã nhìn chung không đồng đều tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo còn nhiều do đó gặp khó khăn trong việc ứng dụng KHKT vào phát triển sản xuất.

3.1.4. Thc trng sn xut nông nghip ca xã Hoàng Tung

3.1.4.1. Cơ cấu kinh tế của xã qua 3 năm 2011-2013

Với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và truyền thống lao động cần cù sáng tạo của nhân dân. Trong những năm gần đây kinh tế của xã đã có những thay đổi đáng kể. Ba ngành cơ bản của xã là ngành nông nghiệp, ngành CN – TTCN – XD, thương mại và dịch vụ. Thực hiện đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã Hoàng Tung phát triển cả ba ngành sản xuất trong đó ngành giữ vai trò quan trọng nhất là ngành nông nghiệp. Năm 2013 tổng giá trị sản xuất của xã đạt 86,332 tỷ đồng trong đó sản nông nghiệp ( nông –lâm- thủy sản) là 67,954 tỷ đồng chiếm 78,71%, CN- TTCN- DV là 4,110 tỷ đồng chiếm 4,76% còn lại dịch vụ thương mại là 14,268 tỷ đồng chiếm 16,53%.

Trong mấy năm trở lại đây do chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp tăng tỉ trọng ngành CN- XD và dịch vụ thương mại do đó giá trị sản xuất của các nhóm ngành có thay đổi theo đúng chủ trương của xã do đó giá trị sản xuất ngành nông nhiệp giảm dần. Năm 2011 giá trị sản xuất ngành nông nghiệp là 70,339 tỷ đồng chiếm 83,99% tổng giá trị sản xuất tuy nhiên tỉ lệ này giảm dần cho đến năm 2013 thay vào đó là tỉ trọng ngành CN –TTCN- XD và dịch vụ thương mại tăng dần và được thể hiện dưới bảng 3.3.

35

35

Bảng 3.3: Giá trị sản xuất kinh doanh của xã Hoàng Tung qua 3 năm ( 2011 – 2013)

Đvt: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh(%)

Giá trị CC (%) Giá trị CC (%) Giá trị CC (%) 2012/2011 2013/2012 I. Tổng giá trị sản xuất 83,759 100 85,963 100 86,332 100 102,6 100,4 1. Nông nghiệp 70,339 83,99 69,635 81,01 67,954 78,71 98,9 97,58 2. CN – TTCN – XD 2,298 2,74 3,016 3,51 4,110 4,76 131,2 136,3 3. Thương mại – dịch vụ 11.122 13,27 13.312 15,48 14,286 16,53 119,7 107,3 II. Một số chỉ tiêu

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ tại xã Hoàng Tung, huy ện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)